Bác Hồ mặc áo nào khi đọc Tuyên ngôn Độc lập

Chu Chí Thành| 02/09/2019 10:38

Hiện nay, trên các báo in của Việt Nam, trên mạng Internet và trong nhiều bảo tàng có tới 4 ảnh rất khác nhau về thời gian, địa điểm chụp ảnh, trang phục, cũng như dung mạo, tư thế Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhưng đều được ghi là Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập ngày 2/9/1945 tại Quảng trường Ba Đình, Hà Nội.

Hiện nay, trên các báo in của Việt Nam, trên mạng Internet và trong nhiều bảo tàng có tới 4 ảnh rất khác nhau về thời gian, địa điểm chụp ảnh, trang phục, cũng như dung mạo, tư thế Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhưng đều được ghi là Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập ngày 2/9/1945 tại Quảng trường Ba Đình, Hà Nội.

Bác Hồ mặc áo nào khi đọc Tuyên ngôn Độc lập
Ảnh1: Ảnh này được sử dụng từ sau ngày giải phóng Thủ đô Hà Nội 1954,
với ghi chú “Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập ngày 2/9/1945 tại Quảng trường Ba Đình, Hà Nội”
nhưng thực ra nó không được chụp đúng ngày lịch sử đó. 

Ảnh 1: Chụp nửa người Bác từ ngực trở lên, phía trước ngực Bác có chiếc microphone tròn. Ảnh này được dùng từ sau ngày giải phóng Thủ đô Hà Nội 1954 đến gần đây. Trong ảnh này, khuôn diện Bác khỏe chứ không gầy guộc do bị ốm nặng tại lán Nà Lừa, tỉnh Tuyên Quang. Nó rất khác hình ảnh Bác hoạt động trước và sau ngày 2/9/1945.

Ảnh này được chụp gần như chính diện, thu được 3/4 khuôn mặt Bác, với ống kính tiêu chuẩn (khi đó các nhà nhiếp ảnh Việt Nam chưa có ống kính chụp xa). Như vậy thì khoảng cách từ người cầm máy tới Bác bình thường khoảng 3m, người chụp ảnh và Bác phải đứng trên cùng mặt bằng. Nhưng điều này không thể thực hiện được vì phía trước lễ đài là khoảng trống, cao như vậy không có chỗ đứng cho nhà nhiếp ảnh. 

Bác Hồ mặc áo nào khi đọc Tuyên ngôn Độc lập
Ảnh 2: Cũng được chú thích “Ngày 2/9/1945,
tại Quảng trường Ba Đình, Hà Nội,
Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh nước Việt Nam dân chủ cộng hòa”.
 Ảnh: tư liệu.
Ảnh 2: Cho thấy 3/4 người Bác, gương mặt Bác gầy gò, trước Bác là chiếc microphone hình chóp. Khuôn diện Bác trong ảnh phù hợp với sức khỏe của Bác giai đoạn này. Ảnh này có xuất xứ từ ảnh “Hồ Chủ tịch và 5 vị Đại biểu Quốc hội Hà Nội vừa trúng cử ra mắt nhân dân Hà Nội tại khu học xá Trung ương”. Sự kiện này diễn ra vào ngày 12/1/1946. Phim gốc của TTXVN mang ký hiệu BH 3421.

Bác Hồ mặc áo nào khi đọc Tuyên ngôn Độc lập
Ảnh 3: Như ảnh 2, nhưng là bản in ngược lại của bản 2.
Ảnh 3: Cũng giống ảnh 2, nhưng lật ngược lại hướng nhìn của Bác, ba ảnh này đều thấy Bác mặc áo đại cán. 

Bác Hồ mặc áo nào khi đọc Tuyên ngôn Độc lập
Ảnh 4: Ảnh này được chụp đúng vào lễ Tuyên ngôn Độc lập,
nhưng chưa xác định được nó được chụp vào thời điểm nào của buổi lễ,
còn các ảnh khác thì Bác và các thành viên Chính phủ đều không đội mũ.
Hình ảnh này cũng có trong phim Ngày Độc lập 2/9/1945.
Vành đai lễ đài cao ngang người, chứ không thấp dưới chân như ảnh 2.

Ảnh 4:  Ảnh này xuất hiện trong cuốn sách Why Vietnam/ Tại sao Việt Nam của Archimedes L.A. Patti, một tình báo Mỹ với danh nghĩa Đại diện Đồng minh chống phát xít đã từng gặp và làm việc với Bác ở Chiến khu Việt Bắc và trong dịp lễ Tuyên ngôn Độc lập 2/9/1945. Trong ảnh, Chủ tịch Hồ Chí Minh đội mũ cát, có che ô, Bác không mặc áo đại cán, mà là áo vet-tông cổ bẻ cao. Bên trong là áo sơ mi trắng, không cài cà vạt. 

Bác Hồ mặc áo nào khi đọc Tuyên ngôn Độc lập
Ảnh 5: Bác mặc áo vet-tông ve cổ cao, không cài cà-vạt.
Bức ảnh này có chữ ký của Bác và Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

Ảnh 5:  Ảnh chụp Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp sau Lễ Tuyên ngôn cùng ngồi trong xe ô tô con trở về Phủ Chủ tịch. Cách ngày nay gần 30 năm, khi lão NSNA Võ An Ninh còn sống, tôi được nghe nói về bức ảnh này do cụ chụp. Ảnh cho thấy Bác Hồ mặc áo vet-tông, cổ bẻ, không có cà vạt, nó không phải kiểu áo vet-tông phổ biến có ve sẻ dài đóng hai khuy ở bụng. Từ đấy, một câu hỏi đặt ra với tôi là, Bác Hồ mặc áo nào trong Lễ Tuyên ngôn Độc lập? Áo vét-tông hay áo đại cán? 

Cuối những năm 90 của thế kỷ trước, khi tôi làm Tổng biên tập tạp chí Nhiếp ảnh, cụ Vũ Năng An có lần đến chơi tòa soạn, cụ cho tôi xem một số ảnh về  Lễ Tuyên ngôn Độc lập do cụ chụp để đăng tạp chí, tất cả là ảnh trung cảnh và toàn cảnh, không có ảnh cận cảnh Hồ Chủ tịch đọc Tuyên ngôn. Cụ Vũ Năng An và cụ Võ An Ninh ngày đó đều không có ống kính chụp xa, nên không thể chụp được một mình Hồ Chủ tịch trên lễ đài. Chúng tôi cho chụp lại những bức ảnh của cụ An, đem phim vào buồng tối phóng to để xem, và làm ảnh. Rất tiếc, nhìn mãi không rõ Bác Hồ mặc áo gì, và đứng ở vị trí nào trên lễ đài. Bởi vì hình các thành viên Chính phủ lâm thời trong ảnh quá nhỏ, phóng to mất hết chi tiết, đường nét lờ mờ rất khó nhận diện. Hỏi lại cụ Vũ Năng An - tác giả bức ảnh, nhưng tác giả cũng không nhớ và không giám quả quyết Bác là người số mấy trên lễ đài. 
Bác Hồ mặc áo nào khi đọc Tuyên ngôn Độc lập
Ảnh 6: Toàn cảnh lễ đài ngày
Tuyên ngôn Độc lập 2/9/1945
tại Quảng trường Ba Đình, Hà Nội.
Đây là ảnh gốc, có ký hiệu BH.3604, tư liệu TTXVN.
Từ ảnh này  tách ra ảnh 6B.
Đây là một ảnh chuẩn của sự kiện lịch sử này.

Bác Hồ mặc áo nào khi đọc Tuyên ngôn Độc lập
Ảnh 6B: Ảnh này phóng to được tách ra từ ảnh 6,
chúng ta thấy rõ Bác là người thứ tư (từ phải sang) mặc áo vet-tông.


Ảnh 6: Những năm gần đây, do có phương tiện hiện đại, người ta đã quét ảnh cũ với độ phân giải cao, điểm ảnh mịn, nên khi phóng ảnh, chi tiết không bị vỡ, hình ảnh chuẩn xác hơn. Nhờ vậy hình ảnh Bác Hồ tại lễ Tuyên ngôn Độc lập được in ra khá rõ ràng, sáng sủa. Lập tức người xem nhận ra ngay Bác Hồ là người mặc áo vét-tông, ở vị trí thứ tư, từ phải sang, ảnh được lưu tại Phòng tư liệu ảnh TTXVN, có ký hiệu BH.4402 (ảnh này không ghi tên tác giả, mà chỉ ghi cơ quan sở hữu là TTXVN).

Bác Hồ mặc áo nào khi đọc Tuyên ngôn Độc lập
Ảnh 7: Bác Hồ từ trên lễ đài bước xuống.
Bức ảnh này cho thấy đầy đủ trang phục
Chủ tịch Hồ Chí Minh trong ngày Lễ Độc lập.
Bộ quần áo vet-tông vải ka-ki, chiếc mũ cát, chiếc ba toong, rất giản dị.

Ảnh 7: Trong kho tư liệu TTXVN còn có bức ảnh “Sau khi đọc Tuyên ngôn Độc lập, Hồ Chủ tịch từ trên lễ đài bước xuống” ký hiệu BH.3344. Bức ảnh cho thấy rất rõ chiếc áo vet-tông Bác mặc có túi ngực nổi, nắp túi gập xuống hơi phồng. Lúc này áo Bác không cài khuy, lộ rõ chiếc sơ mi trắng, không cà vạt.

Như vậy là có 3 ảnh Bác Hồ mặc áo đại cán (thực chất chỉ có 2, vì ảnh thứ 3 là ảnh thứ 2 lật ngược). Nhưng những ảnh này đều không có chi tiết hoặc bối cảnh nào liên quan đến Bác trong ngày Lễ Tuyên ngôn Độc lập. 

Còn lại 4 ảnh Bác mặc áo vet - tông đều có bối cảnh, chi tiết đồng nhất với nhau để xác định rằng: Chủ tịch Hồ Chí Minh mặc áo vét-tông khi đọc Tuyên ngôn Độc lập. Đối chiếu với phim Ngày Độc lập 2/9/1945 của đạo diễn Phạm Kỳ Nam, thì trang phục Bác mặc trên lễ đài trong phim và trong ảnh là một. Đây là sự thật của thời điểm lịch sử. Từ sự thật này chúng ta có cơ sở tìm đếm các sự thật khác đã bị nhầm lẫn, hoặc bị quên lãng do thời gian.

Chỉ một năm nữa là bước vào năm thứ 75 kỷ niệm ngày khai sinh ra nước Việt Nam độc lập, nên chăng cần đính chính sự nhầm lẫn này? Tư liệu đầy đủ rồi, không nên chần chừ. TTXVN và Bảo tàng Hồ Chí Minh cần phối hợp thống nhất loại bỏ những ảnh nhầm lẫn, công bố ảnh chuẩn Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập ngày 2/9/1945 tại Quảng trường Ba Đình, Hà Nội để mọi người biết, và để hệ thống truyền thông, văn hóa văn nghệ nước nhà có tài liệu chính  xác sử dụng. Làm được việc này chính là chúng ta bày tỏ lòng kính yêu Bác, là tôn trọng sự thật lịch sử vĩ đại của dân tộc, đồng thời  thể hiện sự biết ơn các nhà nhiếp ảnh, quay phim  chân chính trong và ngoài nước đã để lại cho dân tộc ta, đất nước ta một di sản ảnh và phim trung thực, bất hủ. 
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • Tết làng Việt 2025 tại làng cổ Đường Lâm
    Đã thành thông lệ, cứ vào dịp Tết đến Xuân về, thị xã Sơn Tây (Hà Nội) lại tổ chức chương trình "Tết làng Việt" nhằm quảng bá giá trị văn hóa truyền thống của Việt Nam, đặc biệt là các phong tục Tết của người Việt.
  • Văn nghệ sĩ luôn đồng hành cùng sự phát triển Tạp chí Người Hà Nội
    Nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, ngày 13/1, Tạp chí Người Hà Nội tổ chức chương trình “Gặp mặt cuối năm” nhằm tri ân các thế hệ cán bộ hưu trí, văn nghệ sĩ, cộng tác viên cùng những đơn vị đã luôn quan tâm, ủng hộ và đồng hành cùng Tạp chí Người Hà Nội trong thời gian qua.
  • Ra mắt sách về trang phục phụ nữ các dân tộc Việt Nam
    Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Sự thật phối hợp với Ủy ban Dân tộc vừa tổ chức ra mắt cuốn sách song ngữ "Du khảo - Rực rỡ sắc màu trang phục phụ nữ các dân tộc Việt Nam" của tác giả Nguyễn Bông Mai.
  • Huyện Chương Mỹ đón Xuân mới với phương châm “mọi người, mọi nhà đều có Tết”
    Chủ tịch UBND huyện Chương Mỹ (TP. Hà Nội) Nguyễn Anh Đức vừa ký ban hành Chỉ thị số 01/CT-UBND về việc tổ chức phục vụ Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025 trên địa bàn huyện. Người đứng đầu chính quyền huyện Chương Mỹ nhấn mạnh công tác tổ chức cho nhân dân đón Xuân mới vui tươi, lành mạnh, an toàn, tiết kiệm, với phương châm “mọi người, mọi nhà đều có Tết”.
  • Quận Tây Hồ: Điểm sáng trong thực hiện phong trào thi đua “Sáng – Xanh – Sạch – Đẹp”
    Với sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị và Nhân dân trên địa bàn, phong trào thi đua xây dựng Thủ đô “Sáng – Xanh - Sạch - Đẹp” tại quận Tây Hồ đem lại những kết quả khả quan, tích cực, giúp người dân được thụ hưởng chất lượng sống tốt nhất.
  • Hà Nội lọt top 10 điểm đến thú vị dịp Tết 2025
    Chuyên trang du lịch Booking.com vừa giới thiệu tới du khách tốp những điểm đến đáng để trải nghiệm tại Việt Nam vào dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025. Hà Nội là một trong những điểm đến hứa hẹn mang đến nhiều trải nghiệm thú vị cho du khách.
  • [Podcast] Chùa Quán Sứ - Cổ tự linh thiêng của tín ngưỡng Phật giáo Việt Nam
    Chùa Quán Sứ tọa lạc giữa lòng Thủ đô từ lâu đã trở thành biểu tượng văn hóa tâm linh đối với người dân Hà Nội. Ẩn mình giữa phố phường đông đúc, ngôi chùa này gây ấn tượng bởi lối kiến trúc cổ kính, mang đậm nét linh thiêng của tín ngưỡng Phật giáo. Khi bước vào khuôn viên chùa, du khách sẽ cảm nhận ngay sự tĩnh lặng khác biệt, thoát khỏi sự hối hả của nhịp sống hiện đại. Với những nét chạm trổ tinh tế, những mái ngói rêu phong càng làm tăng thêm vẻ cổ kính cho chùa Quán Sứ.
  • Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Sóc Sơn: Thăm, tặng quà các đơn vị, đối tượng chính sách nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ
    Nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, từ ngày 07 đến ngày 10/01, Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Sóc Sơn (Hà Nội) đã đi thăm, tặng quà, chúc Tết các đối tượng chính sách, các đơn vị trên địa bàn xã Đông Xuân, Phú Minh, Phú Cường.
  • Thị xã Sơn Tây tiếp tục nêu cao tinh thần chủ động, sáng tạo bước vào kỷ nguyên mới
    Chiều 10/1, Thị ủy – HĐND – UBND - Ủy ban MTTQ thị xã Sơn Tây tổ chức Hội nghị tổng kết thực hiện nhiệm vụ chính trị năm 2024, triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025. Dự Hội nghị có đồng chí Nguyễn Lan Hương, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy – Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội.
  • [Video] Đúc đồng Ngũ Xã - Tinh hoa làng nghề đất Thăng Long
    Là một trong “tứ nghiệp” của đất Thăng Long xưa, nghề đúc đồng Ngũ Xã được coi là tinh hoa của làng nghề truyền thống Thủ đô với lịch sử gần nửa thế kỷ. Rất nhiều tác phẩm của người thợ đúc đồng làng Ngũ Xã đã trở thành một phần của kho tàng di sản văn hóa dân tộc và sẽ còn trường tồn mãi mãi với thời gian.
Bác Hồ mặc áo nào khi đọc Tuyên ngôn Độc lập
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO