Video

[Video] Ký ức hào hùng ngày độc lập dân tộc

Hương Diệp - Đức Anh 07:45 03/09/2024

Cách đây 79 năm ngày 19/8/1945, Cách mạng tháng Tám thành công đã đi vào lịch sử vẻ vang của dân tộc Việt Nam như một mốc son chói lọi, mở ra một kỷ nguyên mới - kỷ nguyên độc lập dân tộc, gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Từ đây, nhân dân ta thoát khỏi xiềng xích nô lệ của thực dân phong kiến, trở thành người làm chủ đất nước, làm chủ vận mệnh của mình. Từ thắng lợi của cuộc Cách mạng tháng Tám, ngày 2/9/1945 tại Quảng trường Ba Đình, chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Đưa nước ta từ một nước thuộc địa nửa phong kiến trở thành một nước độc lập, tự do, dân chủ.

Bài liên quan
(0) Bình luận
  • [Video] Làng nghề mây tre Phú Vinh: Định vị sản phẩm thủ công mỹ nghệ Thủ đô
    Mây tre đan là những sản phẩm thủ công mỹ nghệ độc đáo, chứa đựng nét văn hoá truyền thống của Việt Nam. Với đôi bàn tay khéo léo, người dân làng nghề Phú Vinh (xã Phú Nghĩa, huyện Chương Mỹ, Thành phố Hà Nội) đã làm ra nhiều sản phẩm mây tre đan tinh xảo và đã xuất khẩu đến nhiều quốc gia trên thế giới. Làng nghề mây tre đan Phú Vinh đã và đang vươn lên tầm cao mới, góp phần định vị sản phẩm thủ công mỹ nghệ của Thủ đô và cả nước.
  • [Video] Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024: Kết nối ẩm thực Thủ đô với năm châu
    Tối 29/11, tại Công viên Thống nhất, quận Hai Bà Trưng đã diễn ra Lễ khai mạc Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024 với chủ đề "Hà Nội kết nối năm châu". Sự kiện do Sở Văn hóa và Thể thao TP. Hà Nội phối hợp cùng các đơn vị liên quan tổ chức nhằm tôn vinh, bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa, ẩm thực truyền thống của Thủ đô Hà Nội, xây dựng và khai thác có hiệu quả thương hiệu văn hóa, ẩm thực thông qua phát triển nền văn hóa, ẩm thực tinh túy, đặc sắc, chất lượng.
  • [Video] Lấp lánh làng nghề khảm trai Chuôn Ngọ
    Xuất hiện từ thời Lý, nghề khảm trai ở làng Chuôn Ngọ (xã Chuyên Mỹ, huyện Phú Xuyên, TP. Hà Nội) đã bước qua những thăng trầm lịch sử, có những lúc tưởng chừng như bị mai một, nhưng các thế hệ thợ nghề tâm huyết vẫn bám trụ với nghề đến tận ngày nay. Như một viên ngọc lấp lánh trong kho tàng làng nghề truyền thống Thủ đô và của cả Việt Nam, khảm trai Chuôn Ngọ đã, đang tỏa sáng trong hàng trăm làng nghề truyền thống của Thủ đô ngàn năm văn hiến.
  • [Video] Chùa Thầy - Di sản văn hóa xứ Đoài tỏa sáng cùng Thủ đô ngàn năm văn hiến
    Thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến có hàng ngàn di tích lịch sử - văn hóa, nhưng hiếm có di tích nào hàm chứa cả giá trị di sản vật thể và phi vật thể như Chùa Thầy (xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai) được xây dựng từ thế kỷ thứ 11, gắn liền với tên tuổi của Thiền sư Từ Đạo Hạnh. Cuối năm 2014, chùa Thầy được Chính phủ công nhận Di tích Quốc gia đặc biệt, tới năm 2023, Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội công nhận Chùa Thầy là “Điểm du lịch Di tích Quốc gia đặc biệt" và đầu năm 2024, Đảng bộ - Chính quyền và nhân dân h
  • [Video] Sóng lụa làng nghề Vạn Phúc
    Là một trong những làng nghề thủ công ra đời sớm nhất vùng Đồng bằng sông Hồng cũng như cả nước, làng lụa Vạn Phúc (quận Hà Đông) là làng nghề dệt lụa tơ tằm nổi tiếng từ xa xưa. Nhiều mẫu hoa văn của lụa Vạn Phúc từng được chọn may quốc phục dưới các triều đại phong kiến. Ngày nay, ngoài việc gìn giữ, phát huy giá trị của nghề truyền thống qua các sản phẩm, làng lụa Vạn Phúc còn là điểm đến hấp dẫn của nhiều du khách trong nước và quốc tế.
  • [Video] Làng nghề Hạ Thái: Lưu giữ hồn dân tộc bằng sơn mài
    Làng nghề sơn mài Hạ Thái (xã Duyên Thái, huyện Thường Tín, TP. Hà Nội) là một trong 7 điểm du lịch làng nghề đầu tiên của Thủ đô. Trải qua hàng trăm năm, từ nghệ thuật sơn mài truyền thống, thô sơ, người thợ sơn mài Hạ Thái đã tìm tòi, sáng tạo ra những kỹ thuật sử dụng những chất liệu mới để tạo nên những sản phẩm mỹ nghệ độc đáo đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Đồng thời, gìn giữ, phát huy những tinh hoa giá trị độc đáo của nghề truyền thống mà cha ông để lại.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
[Video] Ký ức hào hùng ngày độc lập dân tộc
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO