Nhớ đào Nhật Tân

Nguyễn Vân Hậu| 02/02/2023 14:59

Mỗi độ Tết đến, dù có nhiều sự lựa chọn nhưng tôi vẫn ước có một cành đào Nhật Tân (Hà Nội) “chính hiệu” cắm trong lục bình như những năm trước.

canh-dao-nhat-tan-nguoi-ban-ha-noi-tang-tac-gia-tet-canh-ty-2020(1).jpg
Cành đào Nhật Tân người bạn Hà Nội tặng tác giả tết Canh Tý 2020

Tôi si mê đào qua một anh bạn người gốc làng đào Nhật Tân xưa, sau này sinh sống tại phố Trịnh Công Sơn (Tây Hồ). Hai chúng tôi và mấy anh em nữa quen nhau vào cuối thập niên 1990 khi đoàn cán bộ Trung tâm Hội nghị quốc tế (VP Chính phủ) vào Nam công tác. Cũng chỉ là sự quen biết công vụ, xã giao như bao đoàn khác, nhưng cơ duyên gặp gỡ đã gắn bó chúng tôi với nhau hơn 30 năm nay đến bây giờ. Những lần ra Hà Nội, các anh ấy mỗi người một buổi dẫn tôi đi tham quan các di tích lịch sử, văn hóa, thắng cảnh Thủ đô… Mỗi nơi đều để lại trong tôi ấn tượng sâu sắc về giá trị lịch sử, văn hóa, con người, ẩm thực của mảnh đất nghìn năm văn hiến, lắng hồn núi sông ngàn năm.

Có lần, vào dịp gần Tết, tôi leo lên xe máy cùng anh bạn ra thăm vườn đào ở bãi bồi ven sông Hồng. Chúng tôi đi qua những con đường hẹp ở ngoại ô trong tiết trời se lạnh, “uống” cái rét ngọt miền Bắc đang gọi xuân về. Tôi choáng ngợp trước vẻ đẹp của những vườn đào rực rỡ nối tiếp nhau đang bắt đầu bung nụ, có cây đã nở rộ khoe sắc, điểm tô ruộng vườn làng hoa, báo hiệu Tết đến gần. Tôi bị mê hoặc khi xem và nghe giới thiệu về những “cụ” đào, những đào bích, đào phai, đào nụ... tận mắt ngắm nhìn những bông đào to, sắc thắm, nhiều cánh và những cành đào mà tôi chưa thấy ở đâu đẹp bằng như ở nơi đây.

tac-gia-va-vuon-dao-nhat-tan-mot-ngay-dau-nam-2020.jpg
Tác giả và vườn đào Nhật Tân một ngày đầu năm 2020

Biết tôi mê đào Nhật Tân nên năm nào anh ấy cũng tìm cách gửi vào Nam tặng tôi 1 cành chơi Tết. Có năm anh gửi bằng ô tô, có năm bằng tàu hỏa, hoa nở rất đẹp; cũng có năm do giao thông trở ngại, thời tiết nóng bức, búp bị háp, hoa không bung nụ được, tôi buồn tiếc cho mình và thương anh ấy đã bỏ bao công sức mà nói rằng: “Thôi em đừng vất vả gửi đào cho anh nữa”. Nhưng anh ấy không chịu.

Lần cuối cùng tôi nhận được một cành đào anh ấy gửi hẳn đường hàng không, hoa nở đúng Tết, đẹp quá chừng.

Tôi trân quý tình cảm của anh ấy, của người trồng đào Hà Nội dâng cho đời vẻ đẹp tinh khôi mỗi dịp Xuân về. Khách đến chơi Tết, ngắm đào Nhật Tân ai cũng như thấy mình gần hơn với Hà Nội, với trái tim của Tổ quốc, càng thêm yêu đất nước mình.

Thời gian trôi đi, một hôm, tôi bất ngờ nhận hung tin anh ấy bị bệnh nặng. Vừa ngớt dịch Covid-19 năm ấy, tôi liền đáp chuyến bay ra Hà Nội thăm, mừng mừng, tủi tủi nắm tay nhau, động viên, cầu mong cho anh ấy vượt qua bệnh tật. Nhưng thật xót xa, anh ấy đã trở về với cát bụi không lâu sau đó. Tôi không thể tiễn biệt anh ấy lần cuối vì đợt dịch Covid-19 lần thứ tư bắt đầu bùng phát.

Giờ đây, mỗi lần Tết đến, nhìn hoa đào tôi lại nhớ người Hà Nội, nhớ đào Nhật Tân, thương nhớ những người bạn thâm tình, tri kỷ, nhớ làng đào bên bờ Sông Hồng mờ sương và nhớ câu thơ Hàn Mặc Tử:

“ Ở đây sương khói mờ nhân ảnh

Ai biết tình ai có đậm đà? ”.

(Tản mạn một ngày cuối Đông, 19 tháng Chạp Nhâm Dần, 10-1-2023).

Tác phẩm tham dự cuộc thi viết "Hà Nội và tôi" của tác giả Nguyễn Vân Hậu. Thông tin về cuộc thi xem tại đây.
Bài liên quan
  • Chợ xưa, đồ cũ - nơi thời gian đọng lại
    Tôi yêu Hà Nội, yêu cảnh sắc, không khí, hồn cốt và dáng vẻ thanh lịch, sâu lắng của mảnh đất này. Yêu bốn mùa, cả những thời điểm không tên và những góc nhỏ lặng thầm, thân thương, thú vị!
(0) Bình luận
  • Hà Nội trong mắt tôi
    Tôi sinh ra và lớn lên nơi mảnh đất phương Nam đầy nắng gió. Mỗi lần nhắc đến Hà Nội trái tim tôi lại xuyến xao. Tôi luôn ao ước được chiêm ngưỡng vẻ rêu phong cổ kính. Được đắm mình trong tiết thu se sắt hay cái giá rét của ngày đông phố cổ. Được ngắm nhìn những phụ nữ Hà Thành, với nét duyên dáng đặc trưng của mình.
  • Bún riêu cua, ký ức khó quên về Hà Nội
    Thi thoảng, vào những buổi trưa oi nồng ở Sài Gòn, tôi cùng một vài người bạn lại ghé ngang gánh bún riêu cua của bà cụ Tứ. Thay vì chọn gọi cơm về văn phòng để ăn, chúng tôi lại thích ngồi ở một góc vỉa hè, thưởng thức món ăn dân dã này. Đôi lần, có dịp trò chuyện, nghe cách phát âm, bà cụ tò mò thăm hỏi: “Cháu là người Hà Nội sao? Nhìn cháu thường xuyên đến ủng hộ gánh bún riêu kiểu Bắc của bà khiến bà đoán thế. Bún riêu đúng là thức quà mà ai đi xa Thủ đô cũng phải nhung nhớ, cháu nhỉ?”. Mấy lời của bà cụ khiến biết bao hoài niệm về tuổi thơ của tôi về Hà Nội phút chốc quay trở về.
  • Một thoáng chùa Vô Vi
    Chùa Vô Vi cách trung tâm thủ đô khoảng chừng hai mươi lăm cây số theo đường chim bay, nếu đi theo đại lộ Thăng Long đến đoạn đê tả Đáy ở Song Phương - An Thượng (Hoài Đức) thì rẽ trái đi về phía tỉnh lộ 72 qua Vân Côn (Hoài Đức) rồi qua sông đến địa phận huyện Quốc Oai, tiếp tục xuôi theo đê hữu Đáy để sang huyện Chương Mỹ, đi qua đình So, chùa Trăm Gian đến thôn Long Châu thuộc xã Phụng Châu là đến cụm di tích núi Trầm, nơi có chùa Vô Vi rêu phong, bình yên, lặng lẽ gác mình trên đỉnh núi.
  • Cháo đậu cà, ký ức mãi thương về Hà Nội
    Một sáng trời se lạnh ở Đà Lạt, ngồi ở góc vườn xanh mát, bưng chén cháo cá nóng hổi, lòng tôi không khỏi xao xuyến nhớ Hà Nội. Dẫu đất Hà Nội vốn nổi tiếng với nhiều món ăn đặc sắc nhưng trong kí ức tôi vẫn hoài nhớ một món ăn bình dị được ăn từ những ngày còn thơ. Đó chính là món cháo đậu ăn với cà.
  • Đi giữa trời thu Hà Nội
    Một ngày lưng chừng thu… Vũ khúc chim khuyên buổi sáng làm ngọt thêm khoảnh khắc nắng chênh chao trên cao. Mùa Thu. Vạn cổ tới kim muôn đời vẫn thế! Cứ chơi vơi heo may; cứ ngập ngừng lá đổ; Cứ cái nắng mật ngợp hồn say; cứ mưa; cứ nắng đan xen ngày tiếp ngày không hẹn trước. Cái cảm giác chơi vơi thiếu tự chủ bỗng chốc lên ngôi. Ban mai một ngày mới đưa bước chân tôi trở về với mùa thu Hà Nội.
  • Quay trở lại Hồ Tây vào mùa thu Hà Nội
    Tôi trở lại Hà Nội vào một đêm muộn vì máy bay delay đến tận 4 giờ đồng hồ. Hà Nội đón tôi khi mùa hè đã hết. Thủ đô đang bước vào những ngày đầu thu tháng Tám, thời tiết dịu dàng đến kỳ lạ.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Cầu Long Biên cần được coi là Di sản đô thị của Thủ đô Hà Nội
    Theo TS.KTS Nguyễn Hoàng Minh, Phó Trưởng khoa Sau Đại học - Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội, cầu Long Biên và Công viên Văn hóa Bãi Giữa sông Hồng cần được nhìn nhận là Di sản đô thị của Thủ đô Hà Nội.
  • 19 tác phẩm về lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật được tặng thưởng
    Lễ trao Tặng thưởng các tác phẩm lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật xuất bản năm 2022 sẽ diễn ra vào tối 6/12 tại Hà Nội.
  • Sân khấu Việt - Hàn chi trăm triệu tìm kịch bản đặc sắc cho trẻ em Việt Nam
    “Cuộc thi sáng tác kịch bản sân khấu cho trẻ em tại Việt Nam” do Nhà hát Tuổi trẻ (Việt Nam) phối hợp với Nhà hát Sangsangmaru (Hàn Quốc) tổ chức. Tác phẩm đạt Giải nhất cuộc thi sẽ được nhận phần thưởng trị giá 100 triệu đồng.
  • Fortech khai trương cơ sở sản xuất mới tại Việt Nam
    Ngày 5/12, Công ty TNHH Fortechvn (Fortech) chính thức khai trương tại Khu công nghiệp Quế Võ 2, xã Ngọc Xá, thị xã Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh. Cột mốc quan trọng này nêu bật cam kết của Fortech trong việc mở rộng toàn cầu hóa, điều này không chỉ mang lại cơ hội việc làm mà còn giúp thúc đẩy phát triển công nghiệp và kinh tế địa phương.
  • Sa Pa đã có khách sạn dành cho du khách là người Hồi giáo
    Khách sạn Charm Sapa, thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai vừa thiết lập và công bố điểm lưu trú và phục vụ thực phẩm Halal dành cho khách du lịch Hồi giáo. Đây là điểm lưu trú đầu tiên của tỉnh Lào Cai thực hiện triển khai chương trình chuyển dịch một số dịch vụ theo hướng thân thiện với người Hồi giáo (Halal) theo đúng qui trình tiêu chuẩn của các Cơ quan Công nhận Halal Quốc tế – MUI, JAKIM, GCC.
Đừng bỏ lỡ
Nhớ đào Nhật Tân
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO