Hà Nội trong tôi

Nguyễn Thuỳ Trang| 04/02/2023 16:26

Một ngày mùa thu năm 2017, tôi lơ đãng nhìn ra ngoài bờ sông từ tầng 15 của tòa cao ốc. Bỗng cảm thấy muốn đi đâu đó thật xa và hình ảnh thủ đô xẹt qua tâm trí tôi. Và chuyến hành trình lần đầu của một người con từ miền Nam xa xôi bắt đầu từ lúc đó. Có lẽ trong lòng tôi đã để dành một khoảng trống riêng cho Hà Nội.

101838381_4592105597482130_1119382684812967936_o-1-(1).jpg
Hà Nội của tôi là buổi chiều thăm Văn Miếu Quốc Tử Giám (nguồn: internet)

Từ nhỏ tôi đã luôn mong ước một lần được đến thăm thủ đô ngàn năm Văn Hiến. Cho suốt đến những năm trọ học xa nhà ở Sài Gòn, trong lòng tôi vẫn luôn vấn vương những hình ảnh về Hà Nội như thế.

Hà Nội của tôi hôm ấy là một buổi sớm chạy xe dưới cơn mưa lất phất , vài chiếc lá vàng rơi xoay xoay trong gió rơi nhẹ trên vai rồi xì xụp một tô phở bò nóng hổi. Con đường rợp bóng cây bỗng như dài hơn vì tôi cứ mải ngắm nhìn những tán lá trên cao thật cao kia. Thật lạ là ở Hà Nội thì người ta dùng từ phố thay cho đường. Mỗi khi đọc lên lại cảm nhận được một điều gì đó rất độc đáo và rất thơ của Hà Nội. “Lên Phố chơi đi” – nghe thật là oách biết bao. Tên gọi này cũng phản ánh những đặc thù lịch sử, văn hoá của Hà Nội có từ xa xưa. Chả thế mà “Dù có đi bốn phương trời, lòng vẫn nhớ về Hà Nội”.

Hà Nội của tôi là buổi chiều thăm Văn Miếu Quốc Tử Giám. Bên trong khuôn viên đầy cây và vắng lặng. Mọi người ra vào tham quan trong không gian yên tĩnh và trầm lắng. Cổng vào mang vẻ trầm mặc đến kì lạ, nét kiến trúc xây dựng chủ yếu bằng gỗ lim, gạch đất nung, ngói mũi hàng mang nét nghệ thuật của triều Lê và Nguyễn. Tôi hiểu vì sao trước khi đi thi đều tìm đến nơi đây để cầu mong được may mắn và tịnh tâm, để đạt được thành tích tốt trong các cuộc thi. Hôm tôi đến cũng vừa dịp các bạn học sinh của vài trường đến chụp hình kỉ yếu cho buổi lễ tốt nghiệp. Nhìn các em xúng xính váy áo và làm lễ tưởng niệm tại đây, tôi cảm thấy lòng mình có chút bâng khuâng khi nhớ về những ngày tháng trên ghế nhà trường xưa cũ. Tựa như một thước phim quay chậm. Thật vui khi chúng ta còn gìn giữ được những nét văn hoá truyền thống ấy theo thời gian.

Hà Nội của tôi là một chiều gió chạy xe trên triền đê xuống Bát Tràng. Hai bên vệ đường đầy hoa và những bụi cỏ lau. Chiếc xe của tôi chạy bon bon trên con đường làng. Những chú bò nhởn nhơ nằm trên đê nhìn theo xe như cũng muốn đi dạo cùng tôi. Con đường đến Bát Tràng khá dễ đi. Chúng tôi chỉ cần theo đúng thông tin trên bản đồ hướng dẫn là đã đến được nơi. Trong tưởng tượng của tôi nơi đây sẽ là những ngôi nhà cổ cổ kính với những chiếc sân rộng phủ màu rêu của thời gian. Nhưng đến tận nơi tôi mới thấy định nghĩa của mình về “làng” mới thật sai lầm biết bao. Không gian trong làng gốm gọn gàng và sạch sẽ với hầu hết mọi nhà đều làm nghề - vừa cổ kính lại vừa hiện đại. Làng gốm Bát Tràng như một bảo tàng sống động. Chúng tôi dành cả buổi chiều để tham quan các di tích văn hóa, cổ vật; những ngôi nhà gạch, cũng như đền, đình đã có từ thế kỷ 19. Sau đó cả bọn lại hì hụi và lấm lem với bộ môn nhào nặn và tạo hình. Khi thành phẩm đã ra lò cả nhóm lại bật cười vì dường như hoa tay của cả nhóm đều bằng không.

Hà Nội của tôi là gắn liền với những món ăn ngon khắp 36 phố phường. Chả trách mà nhà văn Vũ Bằng có thể dành nguyên một tập sách để tán dương và hoài niệm về các món ngon của xứ Kinh Kỳ. Hình ảnh từng hàng người sẵn sàng xếp hàng dài chỉ để chờ mua một bát phở nóng hổi vào sáng sớm hay chấp nhận ngồi ở một quán ăn mà bàn được thay bằng chiếc ghế con con là những hình ảnh thật xa lạ với tôi. Ở Sài Gòn rất ít khi tôi nhìn thấy cảnh xếp hàng ở một quán ăn nào đó. Nét ẩm thực đối với người Hà Nội phải là một điều gì giống như nghệ thuật phải bỏ công bỏ sức. Buổi sáng cuối thu trời mát mẻ và dịu nhẹ, trời trong như màu tà áo dài trắng. Tôi cùng bạn tản bộ trên đường Phan Đình Phùng. Hàng cây xanh mướt như ngọc, cao và dày đến nỗi tôi phải phóng tầm mắt ra thật xa mới thấy được màu nắng. Tiết trời này khiến tôi cảm thấy khoan khoái dễ chịu, đôi lúc trầm ngâm đếm từng nhịp chân trên thềm hè, tựa như đã ôm tất cả mênh mang và phiền muộn để lại ngoài kia và chỉ cần tận hưởng khoảnh khắc này thôi. Trên đường có rất nhiều những chiếc xe của những cô bán hoa dạo. Các cô chở theo cả mùa thu Hà Nội trên chiếc xe đạp khắp các phố phường. Tôi dừng lại chọn cho mình một bó cúc hoạ mi thật tươi tắn. Màu hoa trắng tinh khôi xen kẽ với nhuỵ hoa vàng óng. Trên xe còn có cơ man nào là hoa sen cuối mùa còn sót lại… Tất cả tạo nên một bức tranh sắc màu tô điểm dọc các nẻo đường.

Hà Nội của tôi không thể nào thiếu những ngày lang thang đi dọc quanh Hồ Gươm. Tụi bạn tôi không hiểu sao tôi lại có hứng thú với việc sáng trưa chiều tối cứ đi dạo lững thững ở quanh hồ và không làm gì cả. Tôi cứ thế nhìn ngắm phố phường, ngắm cành liễu rủ bên hồ, ngắm nhìn những cặp đôi tay trong tay cùng đi dạo, ngắm mặt hồ loang loáng ánh nắng lấp lánh tựa như gương. Mỏi chân quá thì tôi dừng lại ở Đinh và nhấm nháp một ly café trứng nóng hổi và tận hưởng sự êm dịu giữa lòng thành phố này. Những cụ già tập dưỡng sinh chậm rãi khoan thai, tiếng nhạc rộn ràng làm buổi sớm mai bắt đầu với thật nhiều năng lượng. Đâu đó tiếng rao văng vẳng cùng tiếng xe đạp lạch cạch, chậm rãi… Dạo quanh Hồ Gươm sáng sớm, tôi sẽ thấy một Hà Nội thật khác. Tôi cứ thế đi dạo vòng quanh cho đến khi mặt trời ló dạng đằng xa và từng tia nắng non đầu tiên lọt qua từng kẽ lá, rót xuống mặt hồ long lanh, huyền ảo.

Và Hà Nội của tôi đọng lại sau cùng ở buổi lễ Thượng cờ và Hạ cờ ở Lăng Bác. Từ ngoài bước vào trong lăng, tôi như cảm nhận có một luồng không khí tươi mới. Bên trong ẩm lạnh và mát mẻ khác hẳn với bên ngoài, dường như trong một chiều không gian khác. Tôi cùng các bạn dự lễ Hạ cờ trước và sáng sớm hôm sau tiếp tục đến dự lễ Thượng cờ. Nhìn đoàn quân danh dự mặc quân phục màu trắng mang súng và quân kỳ đi từ bên phải của lăng Bác tiến ra trước sân quảng trường trong tiếng nhạc quân hành, chúng tôi cảm giác được sự nghiêm trang và hào hùng của nghi lễ. Mọi người yên lặng và đứng ngay ngắn trong khoảnh khắc lá cờ đỏ sao vàng tung bay trên nền trời xanh chào đón một ngày mới. Không chỉ khách du lịch mà còn rất nhiều người Hà Nội vẫn đến đây hàng ngày tham dự như một cách để lưu giữ lại những kí ức thời chiến xa xưa trên quảng trường Ba Đình lịch sử. Giữa Thủ đô nhộn nhịp và hối hả, vẫn còn đọng lại chút trầm mặc ở nơi đây – bên cạnh luỹ tre già nghiêng nghiêng mình bên lăng Bác.

Sau chuyến đi đầu tiên về thủ đô, tôi đã ghé lại Hà Nội thêm nhiều lần nữa trong những dịp công tác và những chuyến đi. Và Hà Nội vẫn sẽ mãi luôn lưu giữ trong tôi với nét cổ kính và thơ mộng như thế: khi đi dạo thong thả bên Hồ Gươm, hay khi chạy xe trên cầu Long Biên và nhìn xuống bãi đê sông Hồng, hay khi chỉ là một giây phút yên lặng đi trên đường và ngắm nhìn những chiếc lá rơi…

Em ơi, Hà Nội phố

Ta còn em mùi hoàng lan

Ta còn em mùi hoa sữa

Người nghệ sĩ lang thang hoài trên phố

Bỗng thấy mình chẳng nhớ nổi một con đường

(Em ơi, Hà Nội Phố - Vũ Quang)

Tác phẩm tham dự cuộc thi viết "Hà Nội và tôi" của tác giả Nguyễn Thuỳ Trang. Thông tin về cuộc thi xem tại đây.

Bài liên quan
  • Nhớ đào Nhật Tân
    Mỗi độ Tết đến, dù có nhiều sự lựa chọn nhưng tôi vẫn ước có một cành đào Nhật Tân (Hà Nội) “chính hiệu” cắm trong lục bình như những năm trước.
(0) Bình luận
  • Hà Nội, mùa đầu nỗi nhớ
    Tôi chậm rãi bước từng bước nhẹ nhàng trên một con phố nhỏ quanh Hồ Tây, từng chiếc lá vàng từ tốn rơi trên mặt đường tấp nập người qua lại, mặt hồ còn nhấp nhô phản chiếu những tia nắng mờ nhạt còn sót lại của buổi hoàng hôn. Dường như thời gian đang trôi chậm lại để tôi có thể cảm nhận trọn vẹn vẻ đẹp của miền đất Thủ đô, mà trước đây tôi chỉ có thể trông thấy qua lớp màn ảnh vô giác.
  • Ấn tượng thiên nhiên giữa lòng Hà Nội
    Dạo ấy, gần hai năm trước, nhân chuyến công tác Thủ đô, đoàn chúng tôi tổ chức chuyến thực tế thực sự ý nghĩa. Cho đến bây giờ, mọi người vẫn còn luyến tiếc, bởi với thời gian một ngày, chúng tôi chưa thể nào tiếp cận trọn vẹn không gian của “địa chỉ đó”. Cách trung tâm thành phố gần 40km về phía Tây, nơi hội tụ các sản phẩm văn hoá truyền thống của 54 dân tộc anh em. Nơi đó là “Làng Văn hoá các dân tộc Việt Nam” thuộc Khu du lịch Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội.
  • Vé không khứ hồi
    Viết gì đây? Khi mỗi lần nhớ đến thời thơ ấu lòng lại buồn thương da diết. Tuổi thơ yêu dấu trong lòng Hà Nội, nơi mở ra những trang màu hồng đầy ắp kỷ niệm của hai đứa chúng tôi. Nay xa rồi tất cả tầm tay với.
  • Gửi cậu của một năm sau
    Bây giờ, tớ là một cô sinh viên năm ba vô lo, vô nghĩ chuyện tương lai. Hoặc đã từng nghĩ nhưng không quá nhiều lo lắng. Một năm sau cậu sẽ làm gì? Cậu sẽ trở thành ai? Liệu cậu có tiếp tục cuộc sống nơi Hà Nội nhộn nhịp xô bồ hay trở về miền quê yên bình của riêng cậu? Tớ chắc sẽ không khuyên nhủ gì cậu đâu, nhưng tớ muốn nói với cậu, mặc cho việc kiếm việc khó khăn, mặc cho áp lực cơm, áo, gạo, tiền đè nặng lên vai cậu thì đã từng có một Hà Nội yêu thương, che chở, bảo vệ cậu đến nhường nào.
  • Hà Nội mến thương
    Quê hương là nơi chôn nhau, cắt rốn, là nơi để những đứa con xa quê nhung nhớ mỗi khi có cơn gió hiu hiu thổi qua làm dấy lên cả một bầu trời nhung nhớ. Nhưng có những vùng đất ta sẽ gặp khi bước ra khỏi luỹ tre làng, để rồi khẽ thương từ độ nào không hay. Bởi ở nơi ấy, có những kỷ niệm, có những con người làm ta cảm mến, lưu luyến chẳng nỡ rời xa.
  • Hà Nội và những người thầy
    Tôi cùng một số bạn bè đến Thủ đô, dự Lớp bồi dưỡng viết văn Nguyễn Du, do Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức. Chiều cuối thu bên Hồ Tây, bốn người không chung giọng nói, cùng nhau nhâm nhi li bia hơi Hà Nội và đĩa mực khô nướng Quảng Bình. Được dịp, chuyện nổ như rang ngô, niềm vui cứ thế thăng hoa, khiến câu chuyện cũng trở nên không đầu không cuối…
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Người dân đội nắng đứng bên đường khóc tiễn Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về lòng đất mẹ
    Trong thời tiết nắng nóng Hà Nội lên tới 40 độ C, nhưng rất nhiều người dân vẫn đội nắng đứng trên các tuyến đường hướng về Nghĩa trang Mai Dịch để tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng lần cuối.
  • Những dòng sổ tang nhoè nước mắt tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại quê nhà
    Rất đông người dân ở mọi độ tuổi, có người già, thanh thiếu niên, trẻ nhỏ... lặn lội từ các quận, huyện của thành phố Hà Nội và các tỉnh đến để tiễn đưa người lãnh đạo đáng kính.
  • Người dân nghẹn ngào, tiếc thương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
    Tại quê nhà Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, thôn Lại Đà, xã Đông Hội, huyện Đông Anh, Thành phố Hà Nội, những đôi mắt đỏ hoe, cùng hàng ngàn giọt lệ đã, đang và sẽ rơi là những hình ảnh đầy xúc cảm, thể hiện sự tiếc thương, kính trọng của người dân đối với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
  • Toàn văn lời điếu tại Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
    Ngày 26/7, Lễ truy điệu đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam được cử hành trọng thể theo nghi thức Quốc tang tại Nhà tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông (Hà Nội). Lễ truy điệu cũng được tổ chức đồng thời tại Hội trường Thống Nhất (thành phố Hồ Chí Minh) và quê nhà Tổng Bí thư tại xã Đông Hội, huyện Đông Anh (Hà Nội). Trong niềm tiếc thương vô hạn, Chủ tịch nước Tô Lâm - Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Lễ tang đã đọc Lời điếu tại Lễ Truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
  • [Video] Người dân từ mọi miền đất nước xếp hàng để được thắp nén tâm hương tưởng nhớ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
    Tang lễ đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được tổ chức theo nghi thức Quốc tang trong hai ngày 25 và 26/7/2024. Lễ viếng đồng chí Nguyễn Phú Trọng được tổ chức tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, thành phố Hà Nội, bắt đầu từ 7 giờ đến 22 giờ ngày 25/7 và từ 7 giờ đến 13 giờ ngày 26/ 7/ 2024. Lễ viếng, Lễ truy điệu đồng chí Nguyễn Phú Trọng được tổ chức cùng thời gian trên tại Hội trường Thống Nhất, Thành phố Hồ Chí Minh và tại quê nhà xã Đông Hội, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội.
Đừng bỏ lỡ
Hà Nội trong tôi
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO