Thịt chuột ở Canh Nậu

Trần Tâm| 15/02/2023 16:22

Tại nhiều vùng quê nước ta, thịt chuột thành đặc sản. Khi thu hoạch lúa xong, ruộng đồng khô ráo là bắt đầu mùa săn chuột. Lũ lượt nhóm người tay cuốc, tay thuổng, bao tải râm ran rủ nhau đi kiếm tìm hang hốc trên những cánh đồng mới gặt. Từ đây, nhiều làng săn chuột lừng danh đã ra đời.

mam-thit-chuot.jpg
Trong phiên chợ sớm, từng mẹt chuột đồng sau khi làm lông, mổ bụng, thui vàng được bưng ra.

Từ tháng chín đến tháng chạp âm lịch, nông dân các làng xã ven Hà Nội như: Canh Nậu, Ba Vì, Thanh Oai, Thường Tín… có thể kiếm tiền triệu mỗi ngày từ nghề săn chuột đồng.

Nổi tiếng là làng Canh Nậu (Thạch Thất, Hà Nội). Xưa kia, đất Canh Nậu chỉ có nghề mộc và nghề trồng lúa. Thời gian nông nhàn, dân làng phải ra đồng bắt cá, bắt chuột kiếm sống. Nghề săn chuột của dân làng cũng bắt đầu từ đấy. Vào mùa mưa, cả cánh đồng ngập trắng. Chuột đồng lũ lượt kéo nhau lên các gò đất cao. Dân làng chỉ việc quây rơm, đốt trụi cả gò rồi đào hang bắt chuột. Sau này, người Canh Nậu săn chúng quanh năm nhưng đông nhất vẫn là những tháng cuối năm.

Chuột đồng thường đi theo luồng. Những người săn chuột ở Canh Nậu có nhiều phương pháp như: Đi soi, đi bẫy, đi úp, đổ nước, dồn đuổi… Cứ vào buổi chiều, đám trai làng lại chuẩn bị đồ nghề: cuốc, thuổng, vợt, vài bó rơm khô để hun hoặc không có rơm thì thay bằng xô múc nước. Khắp đồng trên, đồng dưới, là những tốp người hì hụi đào hang, hun chuột, đặt bẫy…

Ở Canh Nậu, săn chuột là nghề mưu sinh nuôi cả gia đình. Khắp cánh đồng, từ đứa trẻ lên mười đến các cụ cổ lai hi đều gắn với những cánh đồng lúa. Người dân săn chim, bắt chuột đồng bán lấy tiền sắm sửa đồ dùng và trang trải mọi chi phí sinh hoạt trong gia đình. Cái nghề săn chuột tưởng chỉ là thú vui đã đem lại nguồn thu nhập ổn định cho nhiều người dân Canh Nậu nuôi sống cả gia đình, giúp con cái ăn học nên người.

Trên xe máy tang tàng mang theo hàng trăm chiếc bẫy, người săn chuột đi khắp cánh đồng, có khi xa nhà hàng chục cây số. Mỗi người đều có một kinh nghiệm riêng, phải có những mẹo vặt để săn bắt chuột. Khi xác định cánh đồng có luồng chuột chạy, người dân tiến hành đặt bẫy. Người săn sử dụng bẫy kẹp loại nhỏ đường kính chừng năm sáu phân, vành có răng cưa được đặt khéo léo để kẹp đúng chân chuột. Đặt bẫy xong là trời xẩm tối. Ăn uống, nghỉ ngơi tại chỗ. Chừng mười giờ đêm là trở lại thu những chiếc bẫy đặt từ chiều. Bất kể ngày nắng hay mưa, ngày đông giá rét, công việc kết thúc vào nửa đêm.

Người Canh Nậu thường chọn bắt ba loại chuột: Chuột đồng, chuột đất (đũi) và chuột lai nhím. Đó là loại chuột cho thịt ngon chế ra hàng chục món khác nhau: Sào, hấp, quay, om, nướng, luộc… ăn kèm với lá chanh và rau má.

Dân săn chuột ngày càng đông, người khôn của khó. Chuột không còn nhiều, những thợ săn chuyên nghiệp trong làng thường phải di chuyển xa hơn, đến các xã huyện khác tìm những đồng lúa, đồng cỏ mới.

Cuối ngày, từng tốp trở lại làng với những lồng chuột đầy ắp. Hôm sau, trong phiên chợ sớm, từng mẹt chuột đồng sau khi làm lông, mổ bụng, thui vàng được bưng ra. Ngoài những mặt hàng như: Rau, củ, quả, thịt cá… mẹt thịt chuột trở thành mặt hàng không thể thiếu tại chợ làng Canh Nậu và được coi như thực phẩm hàng ngày.

Không chỉ có mặt tại chợ, chuột đồng Canh Nậu còn được các nhà hàng đặc sản săn lùng. Bao nhiêu cũng thu mua, bao nhiêu cũng hết chủ yếu là các mối quen biết tại chợ, nhà hàng, người thân.

Trong khi nhu cầu sử dụng tăng cao mà lượng chuột đồng ngày càng hiếm, số chuột săn được cũng chỉ đủ để tiêu thụ ở những mối quen, nhiều người muốn ăn phải đặt hàng trước từ dăm ba ngày. Những năm trở lại đây, làng săn chuột Canh Nậu được nhiều người biết. Những người sống bằng nghề này cũng có thu nhập ổn định, gấp nhiều lần so với nghề làm nông.

Người dân Canh Nậu vẫn tự hào đi đến đâu cũng được dân quý, không ai ghét người săn chuột. Bởi nghề săn chuột của làng không chỉ là một thú vui nông nhàn, một nét đặc sắc của làng quê mà còn góp phần bảo vệ mùa màng, đồng thời mang lại thêm thu nhập chính đáng cho nhiều gia đình.

Chuột đồng càng trở nên khan hiếm do diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp. Không ít người vì lợi nhuận đã trà trộn chuột cống loại nhỏ vào những thau chuột đồng làm sẵn rồi đem bán. Không phải ai cũng đủ kinh nghiệm để phân biệt được đâu là chuột đồng, đâu là chuột nhà. Nhưng những người săn chuột ở làng Canh Nậu có nhân cách thường chọn cánh đồng xa khu dân cư tránh bẫy chuột nhà. Đặc điểm của chuột đồng màu lông vàng óng, chân nhỏ, bụng trắng; còn chuột nhà thì có lông đen, thân to, chân to khi sơ chế mùi hôi. Mọi người mua và ăn chuột đồng phải biết rõ nguồn gốc bởi chính vì còn những kẻ thiếu đạo đức lẫn lộn trong việc làm ăn như vậy.

Tác phẩm tham dự cuộc thi viết "Hà Nội và tôi" của tác giả Trần Tâm. Thông tin về cuộc thi xem tại đây.

Bài liên quan
  • Thanh âm Hà Nội
    Đã từng có thời, thanh âm xung quanh tôi chưa nhiễu loạn thế này. Thời đó, là thời mà loa phường vẫn được phát thanh thường xuyên. Cột điện trước nhà tôi cắm một cái loa phường. Cột điện trước nhà bà nội tôi cũng có bắc loa phường.
(0) Bình luận
  • Hà Nội, mùa đầu nỗi nhớ
    Tôi chậm rãi bước từng bước nhẹ nhàng trên một con phố nhỏ quanh Hồ Tây, từng chiếc lá vàng từ tốn rơi trên mặt đường tấp nập người qua lại, mặt hồ còn nhấp nhô phản chiếu những tia nắng mờ nhạt còn sót lại của buổi hoàng hôn. Dường như thời gian đang trôi chậm lại để tôi có thể cảm nhận trọn vẹn vẻ đẹp của miền đất Thủ đô, mà trước đây tôi chỉ có thể trông thấy qua lớp màn ảnh vô giác.
  • Ấn tượng thiên nhiên giữa lòng Hà Nội
    Dạo ấy, gần hai năm trước, nhân chuyến công tác Thủ đô, đoàn chúng tôi tổ chức chuyến thực tế thực sự ý nghĩa. Cho đến bây giờ, mọi người vẫn còn luyến tiếc, bởi với thời gian một ngày, chúng tôi chưa thể nào tiếp cận trọn vẹn không gian của “địa chỉ đó”. Cách trung tâm thành phố gần 40km về phía Tây, nơi hội tụ các sản phẩm văn hoá truyền thống của 54 dân tộc anh em. Nơi đó là “Làng Văn hoá các dân tộc Việt Nam” thuộc Khu du lịch Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội.
  • Vé không khứ hồi
    Viết gì đây? Khi mỗi lần nhớ đến thời thơ ấu lòng lại buồn thương da diết. Tuổi thơ yêu dấu trong lòng Hà Nội, nơi mở ra những trang màu hồng đầy ắp kỷ niệm của hai đứa chúng tôi. Nay xa rồi tất cả tầm tay với.
  • Gửi cậu của một năm sau
    Bây giờ, tớ là một cô sinh viên năm ba vô lo, vô nghĩ chuyện tương lai. Hoặc đã từng nghĩ nhưng không quá nhiều lo lắng. Một năm sau cậu sẽ làm gì? Cậu sẽ trở thành ai? Liệu cậu có tiếp tục cuộc sống nơi Hà Nội nhộn nhịp xô bồ hay trở về miền quê yên bình của riêng cậu? Tớ chắc sẽ không khuyên nhủ gì cậu đâu, nhưng tớ muốn nói với cậu, mặc cho việc kiếm việc khó khăn, mặc cho áp lực cơm, áo, gạo, tiền đè nặng lên vai cậu thì đã từng có một Hà Nội yêu thương, che chở, bảo vệ cậu đến nhường nào.
  • Hà Nội mến thương
    Quê hương là nơi chôn nhau, cắt rốn, là nơi để những đứa con xa quê nhung nhớ mỗi khi có cơn gió hiu hiu thổi qua làm dấy lên cả một bầu trời nhung nhớ. Nhưng có những vùng đất ta sẽ gặp khi bước ra khỏi luỹ tre làng, để rồi khẽ thương từ độ nào không hay. Bởi ở nơi ấy, có những kỷ niệm, có những con người làm ta cảm mến, lưu luyến chẳng nỡ rời xa.
  • Hà Nội và những người thầy
    Tôi cùng một số bạn bè đến Thủ đô, dự Lớp bồi dưỡng viết văn Nguyễn Du, do Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức. Chiều cuối thu bên Hồ Tây, bốn người không chung giọng nói, cùng nhau nhâm nhi li bia hơi Hà Nội và đĩa mực khô nướng Quảng Bình. Được dịp, chuyện nổ như rang ngô, niềm vui cứ thế thăng hoa, khiến câu chuyện cũng trở nên không đầu không cuối…
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Người dân đội nắng đứng bên đường khóc tiễn Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về lòng đất mẹ
    Trong thời tiết nắng nóng Hà Nội lên tới 40 độ C, nhưng rất nhiều người dân vẫn đội nắng đứng trên các tuyến đường hướng về Nghĩa trang Mai Dịch để tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng lần cuối.
  • Những dòng sổ tang nhoè nước mắt tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại quê nhà
    Rất đông người dân ở mọi độ tuổi, có người già, thanh thiếu niên, trẻ nhỏ... lặn lội từ các quận, huyện của thành phố Hà Nội và các tỉnh đến để tiễn đưa người lãnh đạo đáng kính.
  • Người dân nghẹn ngào, tiếc thương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
    Tại quê nhà Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, thôn Lại Đà, xã Đông Hội, huyện Đông Anh, Thành phố Hà Nội, những đôi mắt đỏ hoe, cùng hàng ngàn giọt lệ đã, đang và sẽ rơi là những hình ảnh đầy xúc cảm, thể hiện sự tiếc thương, kính trọng của người dân đối với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
  • Toàn văn lời điếu tại Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
    Ngày 26/7, Lễ truy điệu đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam được cử hành trọng thể theo nghi thức Quốc tang tại Nhà tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông (Hà Nội). Lễ truy điệu cũng được tổ chức đồng thời tại Hội trường Thống Nhất (thành phố Hồ Chí Minh) và quê nhà Tổng Bí thư tại xã Đông Hội, huyện Đông Anh (Hà Nội). Trong niềm tiếc thương vô hạn, Chủ tịch nước Tô Lâm - Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Lễ tang đã đọc Lời điếu tại Lễ Truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
  • [Video] Người dân từ mọi miền đất nước xếp hàng để được thắp nén tâm hương tưởng nhớ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
    Tang lễ đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được tổ chức theo nghi thức Quốc tang trong hai ngày 25 và 26/7/2024. Lễ viếng đồng chí Nguyễn Phú Trọng được tổ chức tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, thành phố Hà Nội, bắt đầu từ 7 giờ đến 22 giờ ngày 25/7 và từ 7 giờ đến 13 giờ ngày 26/ 7/ 2024. Lễ viếng, Lễ truy điệu đồng chí Nguyễn Phú Trọng được tổ chức cùng thời gian trên tại Hội trường Thống Nhất, Thành phố Hồ Chí Minh và tại quê nhà xã Đông Hội, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội.
Đừng bỏ lỡ
Thịt chuột ở Canh Nậu
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO