Văn hóa – Di sản

Hà Nội đề xuất khôi phục tên phố Hàng Lọng cho đoạn từ ngã tư giao phố Trần Bình Trọng đến ngã ba giao phố Yết Kiêu

Đình Thế 07:20 08/07/2025

UBND Thành phố Hà Nội vừa có tờ trình HĐND thành phố ban hành Nghị quyết về việc đặt tên, đổi tên và điều chỉnh độ dài đường phố và công trình công cộng trên địa bàn Thành phố Hà Nội năm 2025.

1hl.jpg
Quang cảnh phố Hàng Lọng thời Pháp thuộc. Ảnh: baotanglichsu.vn

Theo đó, Hà Nội dự kiến đặt tên 38 đường, phố đặt tên mới, 6 phố điều chỉnh độ dài, 14 công trình công cộng đặt tên mới và 1 công trình công cộng được đổi tên thuộc 18 quận, huyện cũ.

Đáng chú ý, trong Tờ trình, Thành phố Hà Nội muốn khôi phục phố Hàng Lọng cho đoạn từ ngã tư giao phố Trần Bình Trọng đến ngã ba giao phố Yết Kiêu Dài, dài 174 m, rộng 13 m, lòng đường 7 m, vỉa hè mỗi bên 3 m.

Đoạn đường này đã được trải nhựa, có vỉa hè, cây xanh, điện chiếu sáng đô thị. Nhiều trụ sở cơ quan nằm trên đoạn phố này như: trụ sở Báo Lao động Thủ đô, Viện Khoa học An toàn và Vệ sinh lao động, Nhà khách Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, mặt sau Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt Xô.

Hàng Lọng là tên một phố cổ trên địa bàn quận Hoàn Kiếm cũ. Xưa kia khu vực này thuộc đất thôn Cung Tiên, tổng Tiền Nghiêm, huyện Thọ Xương. Tên phố Hàng Lọng được cho là xuất hiện vào khoảng cuối triều Lê đầu triều Nguyễn và đã qua nhiều lần đổi tên.

Khúc đầu tiên của con đường Thiên lý đi về Nam có tên là đường Quan lộ, sau thành phố Hàng Lọng (còn gọi là Hàng Tàn, thể hiện qua câu ca dao cũ "Qua Hàng Thợ Nhuộm thẳng dong Hàng Tàn"). Sau hòa bình, đường được đổi thành đường Nam Bộ, và là đoạn đầu của đường Lê Duẩn ngày nay.

Xuất xứ tên Hàng Lọng là do dân vùng này làm và bán kiệu, ô, lọng cho các quan và đình chùa. Ở phố Hàng Lọng trước đây từng có đền thờ ông tổ nghề lọng - thêu là Lê Công Hành. Quá trình tồn tại còn có ngõ Hàng Lọng, do thực hiện dự án an ninh quốc phòng nên đã được giải phóng mặt bằng.

"Đặt lại tên phố Hàng Lọng là mong muốn của chính quyền và nhân dân địa phương nhằm lưu giữ lại tên một phố "hàng" của Hà Nội xưa, tiếp tục giáo dục truyền thống văn hóa, lịch sử cho các thế hệ trẻ", tờ trình nêu.

Tờ trình đặt đổi tên đường phố sẽ được trình HĐND Thành phố xem xét thông qua tại kỳ họp thứ 25, diễn ra ngày 8-11/7.

Bài liên quan
(0) Bình luận
  • Nghề gốm Mỹ Thiện là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
    Nghề gốm Mỹ Thiện được xếp vào loại hình “Nghề thủ công truyền thống” và chính thức trở thành một phần trong kho tàng di sản văn hóa phi vật thể quốc gia...
  • Tết cơm mới của người Xá Phó là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
    Khi tổ chức Tết cơm mới, mỗi gia đình phải đi rước “hồn lúa mới” từ cánh đồng, nương rẫy về nhà. Hình tượng cây lúa và “hồn lúa” trong tâm thức của người dân mang đậm tính nhân văn, bản sắc văn hóa tộc người.
  • Huế có thêm hai di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia
    Lễ hội mừng lúa mới của đồng bào Cơ Tu và Tri thức dân gian về Bún bò Huế được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.
  • Giang Văn Minh và những giai thoại rạng danh xứ Đoài
    Nằm dưới chân núi Tổ, vùng đất cổ Đường Lâm, xứ Đoài không chỉ nổi tiếng là nơi sinh ra vua Phùng Hưng (cuối thế kỷ thứ VIII) và vua Ngô Quyền (thế kỷ thứ X) mà còn được biết đến là quê hương của Thám hoa Giang Văn Minh - một nhân vật lỗi lạc trong lịch sử ngoại giao của nước nhà, hồi cuối thế kỷ XVI - đầu thế kỷ XVII.
  • Tiếp thêm sức sống cho nghề truyền thống Thủ đô
    Là địa phương đứng đầu cả nước về số lượng các làng nghề truyền thống, các nghệ nhân và người làm nghề truyền thống Hà Nội đang không ngừng sáng tạo trong công tác gìn giữ, bảo tồn các làng nghề. Sự sáng tạo không chỉ mang lại một diện mạo mới, một sức sống mới cho các làng nghề mà còn gợi mở những không gian trải nghiệm văn hóa mới cho người dân Thủ đô và du khách.
  • Khởi công xây dựng đền thờ Đức vua Ngô Quyền
    Sáng 26/6, Tổng Bí thư Tô Lâm dự Lễ khởi công dự án xây dựng đền thờ Đức vua Ngô Quyền tại Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Cổ Loa (xã Cổ Loa, huyện Đông Anh).
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
Hà Nội đề xuất khôi phục tên phố Hàng Lọng cho đoạn từ ngã tư giao phố Trần Bình Trọng đến ngã ba giao phố Yết Kiêu
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO