Cuộc thi viết Hà Nội & Tôi

Hà Nội ơi!

Hải Ninh 08/03/2023 17:38

Tiếng chuông đồng hồ báo thức reo lên, tôi vội vàng nhớ ra sáng nay có cuộc hẹn ra sân bay đón người bạn từ Hà Nội vào có chuyến công tác ít ngày ở Sài Gòn. Kể từ khi ra trường chúng tôi như những cánh chim bay về muôn phương tìm cho mình nơi phát triển sự nghiệp tương lai phía trước và chúng tôi bắt đầu những câu chuyện hàn thuyên bên quán cóc cà phê vỉa hè giữa lòng Sài Gòn và hòa vào tiết trời se lạnh của những ngày cuối năm đã đánh thức trong tôi về một quá khứ Hà Nội nơi tôi đến.

ha-noi.jpg
Hà Nội hiện ra trước mắt tôi về một tương lai còn hứa hẹn bao điều phía trước.

Ai cũng có những câu chuyện cho riêng mình và khi gặp đúng hoàn cảnh, đúng thời điểm những câu chuyện đó sẽ là động lực cho bạn ở hiện tại về một sự việc nào đó đã ngủ đông trong trái tim của bạn bấy lâu nay. Tôi là một người trầm tính ít nói nhưng lại chứa đựng cả một bầu trời về quá khứ không mấy tươi sáng so với những lứa tuổi cùng thời ở thế hệ 8X. Dẫu biết không ai có thể lựa chọn cho mình được nơi sinh ra ở đâu, như thế nào, nhưng khi trưởng thành chúng ta có quyền lựa chọn cho mình sẽ sống như thế nào. Là một người con của núi rừng Tây Bắc, tôi càng thấu hiểu hơn sự khó khăn vất vả trong cuộc sống của những người dân nơi đây đang hàng ngày trải qua. Chính vì vậy, họ cũng mong muốn được sống và làm việc ở tại các thành phố lớn để thoát khỏi hoàn cảnh ngày ngày dựa lưng vào núi, lấy rau rừng làm lương thực, dẫn nước nguồn cho sự sống và phụ thuộc vào sự vui buồn của thiên nhiên ban tặng cho nơi đây.

Một lần có đoàn công tác từ thiện của các cô chú ở Hà Nội lên bản tôi trao những món quà cho những người dân khó khăn trên bản, tôi thầm ước sau này được như các cô chú ấy để đóng góp cho quê hương làng bản nơi tôi sinh ra và đó là động lực để tôi tìm kiếm những con chữ theo dòng suối từ bản ngược để chảy về dưới xuôi nuôi dưỡng một tâm hồn trí thức cho tôi đó là Hà Nội nơi tôi đến.

Năm 2000, cả làng bản vui mừng khôn tiết khi tôi là người đầu tiên của bản đậu đại học, niềm vui đan trong nỗi buồn khi cha tôi lâm bệnh bỏ lại ba mẹ con chúng tôi ra đi mãi mãi. Sau những ngày tháng còn quá nhiều khó khăn phía trước, trải dài nỗi buồn trên từng con dốc của núi rừng, cả bầu trời u ám kéo theo những trận mưa không ngớt cũng là ngày mẹ bỏ chị em chúng tôi để theo cha về thế giới bên kia, căn nhà cô đơn trống vắng nay lại thêm hiu quạnh và lạnh lẽo, từng trận mưa thấm vào gia đình tôi lúc ấy.

Ngày tháng lặng lẽ trôi. Hà Nội hiện ra trước mắt tôi về một tương lai còn hứa hẹn bao điều phía trước, chị em tôi phải đứng lên dù có đau thương đến cỡ nào đi nữa... Khăn gói trở lại thành phố cùng tôi, chị lặng lẽ ít nói và lo cho tôi nhiều hơn, càng thấu hiểu thì càng thấm, càng thấm thì càng đau. Bước sang năm cuối của đại học tôi dự tính cho mình bao hoài bão để thực hiện trên con đường tri thức ở thành phố này, lo cho chị và giúp cho những người có hoàn cảnh khó khăn như gia đình tôi. Nhưng buổi chiều hôm ấy tôi thi xong, cổng trường vẫn tấp nập người ra về, tôi vừa đi được khoảng hai trăm mét, thì thấy trước mặt là đám đông ồn ào và nhốn nháo, tôi liền đạp xe chạy tới, thì ra đó là một vụ tai nạn hiện ra trước mắt tôi là một người con gái với chiếc áo nâu quen thuộc và chiếc xe đạp cọc cạch cũ kỹ giống như chiếc xe của chị tôi vẫn đạp hàng ngày trên con đường mưu sinh, mà chiếc xe ấy tôi nói tuần sau sẽ sửa cho chị. Tôi bỗng choáng váng mặt mày, cầu mong không phải là sự thật mà trong đầu tôi đã nghĩ lúc đó. Chuyện gì xảy ra thế này? Chị đang nằm đó sao, tôi liền chạy ngay tới đó là chị, là chị sao, tôi đỡ chị lên ôm chặt chị vào trong lòng, sao nước mắt cứ rơi như cơn mưa, bầu trời như tối sầm lại trong mắt tôi, tôi gào lên không thành lời, nhưng trong họng tôi vẫn gọi chị ơi, chị ơi... sao thế này hả chị,… chị ơi? Đến khi tôi không còn đủ sức kêu lên được nữa, còn chị thì nằm trong vòng tay của tôi, chị chẳng thể nhúc nhích hay nói với tôi được một câu cuối cùng nào, dù đó là một câu thôi cũng đủ để tôi còn biết chị vẫn ở bên tôi và không lìa xa tôi, từng dòng người trên đường cứ tấp nập hối hả đi, từng tiếng còi kêu vang inh ỏi, từng vòng quay của những bánh xe lăn tròn trên đường như đang quay số phận của chị em tôi vậy, Hà Nội ơi!.

Cuộc đời tôi luôn gắn với những lần gạt nước mắt tràn gập trong những trận mưa không báo trước, có lẽ quá khứ nên để nó ngủ yên, càng nhớ về thì càng đau, càng bị tổn thương, dù là những vết thương nhỏ cũng đủ làm sát thêm cho vết thương lòng. Từng bước chân lặng lẽ qua những con phố rong ruổi những tháng ngày cô đơn giữa mùa đông Hà Nội, khi màn đêm buông xuống nơi căn phòng trọ nhỏ bé, tôi co mình trong bốn bức tường lại càng thêm trống trải, lúc này đây tôi chỉ cần một ai đó nói với tôi một câu có ổn không cũng đủ để làm cho tôi bước tiếp nhưng với tôi sao lại khó đến vậy. Còn đâu những ngày tháng trên bản được nghe tiếng chim hót, thả mình vào những dòng suối mát cũng đủ để bình yên bên gia đình, giờ chỉ là trong ký ức mà ký ức đó quá đỗi đau thương với tôi. Lại một lần nữa tôi phải đứng lên và một mình bước tiếp và không thể gục ngã bởi nơi đã dạy cho tôi phải biết đứng lên trong mọi hoàn cảnh và tôi phải làm được.

Sau đó tôi xin vào làm cho một công ty của nước ngoài. Đúng thời điểm công ty điều động nhân viên vào Sài Gòn làm việc, trong đó có tôi. Không biết tôi nên vui hay buồn, vì Hà Nội có quá nhiều ký ức buồn trong tôi, Hà Nội đã chứng kiến những đau thương và trưởng thành của cuộc đời tôi. Những ngày tôi tuyệt vọng nhất cũng ở Hà Nội, người cuối cùng bên tôi và rời xa tôi cũng trên đất Hà Nội… Nhưng tôi sẽ đi, để giúp tôi quên đi những tháng ngày đã qua ở nơi đây, cũng là cơ hội để tôi sống trong một môi trường mới mà ở đó sẽ vơi đi những vết thương lòng. Ngày hôm nay, sau sáu năm tôi rời xa Hà Nội, chính người bạn từ Hà Nội vào công tác đã đánh thức trong tôi biết bao kỉ niệm vui buồn về Hà Nội nơi tôi đến.

2.jpg
Ngày tôi quay trở về Hà Nội (ảnh do nhân vật cung cấp)

Lần này quay trở lại Hà Nội, không phải tìm lại những ngày tháng đẫm nước mắt, hay hờn trách gì về nơi tôi đến, Hà Nội đổi thay qua từng nhịp sống như cuốn theo một làn gió mới trong tiết trời thu Hà Nội, dạo quanh bờ Hồ cùng thả hồn theo ca khúc của nhạc sĩ Hoàng Hiệp Nhớ về Hà Nội, với ca từ nhẹ nhàng nhưng xúc động lòng người: “Dù có đi bốn phương trời, lòng vẫn nhớ về Hà Nội”, nghe sao mà da diết đến thế. Không phải là người con của Hà Nội, nhưng cũng đủ để đi nhớ về thương, cũng đủ để chứng kiến những gì xảy ra trong cuộc đời của tôi cũng như của mỗi người khi gắn bó một thời ở nơi đây. Người ta có thể viết lên những cảm xúc rất đỗi đời thường, bình dị, mộc mạc rất riêng và sâu lắng qua những riếng reo của các cô bán hàng rong, tiếng cót két phát ra từ xích lô bên đường hay thoang thoảng của mùi hương hoa sữa,… cũng đủ để tạo lên một bức tranh về Hà Nội. Những với tôi, Hà Nội đẹp ở trong tâm hồn và một chút đượm buồn trong trái tim. Hà Nội ơi!.

Đã lâu rồi không về thăm Hà Nội

Góc phố nhỏ lặng lẽ tôi bước tới

Nhìn hàng cây dãy trọ xưa tôi ở

Khung cửa nhỏ, tiếng thở dài trăn trở

Khóc đi tôi đừng cố gắng nén kìm

Thương một thời phủ trắng dòng đời trôi

Tiếng chuông ngân theo gió chiều vọng lại

Hà Nội ơi! Một nỗi nhớ xa xôi.

Tác phẩm tham dự cuộc thi viết "Hà Nội và tôi" của tác giả Hải Ninh. Thông tin về cuộc thi xem tại đây.

Bài liên quan
  • Đi xa nhớ quán vỉa hè
    Ngồi quán trà đá của bà cụ trong con ngõ nhỏ trên phố Lý Nam Đế (Hà Nội), thấy bà cụ thở dài, bảo quán của bà dạo này vắng khách quá. Trước kia, khi cơ quan nọ chưa chuyển trụ sở đi nơi khác, trong ấy tỏa ra quán của bà mỗi ngày khoảng 30 khách.
(0) Bình luận
  • Những đêm thơ trong thành phố
    Ấy là vào một đêm mùa xuân, khi vừa ra Tết, trời vẫn còn se se lạnh nhưng không có nỗi buồn man mác mà trong người cứ rạo rực nhựa yêu. Giữa đất Tràng An một thuở đã từng là nơi kì ngộ của rất nhiều tao nhân, mặc khách, lòng người có phải vì thế cũng mong ngóng những đêm thưởng trà, trìu mến mà đọc cho nhau nghe đôi câu thơ đầy mộng tưởng, phảng phất chút cảnh, chút nhạc, chút hoạ, chút lòng người rì rào quyện vào nhau êm dịu.
  • Lấp lánh gốm sứ Bát Tràng
    “Trước khi về, nhớ sang Bát Tràng mua cho mẹ bộ bát đĩa nhé!”. Nghe lời dặn của mẹ, ký ức một thuở hiện về và nỗi nhớ căn nhà kỷ niệm cứ xốn xang trong tôi. Nơi đó có mẹ đang móm mém mỉm cười chờ tôi. Thấy con về, nhất định mẹ sẽ hỏi “Có sang Bát Tràng không?”. Tôi sẽ đùa “Nhà thiếu gì bát đĩa mà mẹ cứ phải Bát Tràng!”. Mẹ sẽ mắng yêu “Đấy là tôi dặn mua sắm cho anh em anh đấy chứ. Thi thoảng các con về đây ăn uống đầy nhà đầy cửa không vui sao!”... Càng nghĩ, ký ức càng cuộn lên khôn nguôi, trong đó có những hình ảnh rất quen thuộc trong nhà tôi – một gia đình miền núi nhưng đậm đặc hơi hướng một miền đất đồng bằng nổi tiếng - Bát Tràng.
  • Nghề thuốc ở xứ Đoài
    Nhắc đến xứ Đoài, trong tâm thức người Việt Nam ta đó là vùng đất cổ, nơi lưu giữ những tầng lịch sử, văn hóa được trầm tích qua hàng ngàn năm. Xứ Đoài, tên gọi quen thuộc, nhưng không dễ để hiểu tại sao lại gọi như vậy.
  • Hà Nội trong trái tim tôi
    Từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường tôi đã vô cùng yêu thích và thuộc nằm lòng bài hát: “Hà Nội - Một trái tim hồng” của nhạc sĩ Nguyễn Đức Toàn. Khi những ca từ trong trẻo cất lên: “Tôi hát bài ca ngợi ca Hà Nội/ Ơi Thủ đô xao xuyến trong trái tim tôi/ Hàng cây xanh bao mùa lá đỏ/ Gió sông Hồng rì rào sóng vỗ…”.
  • Hoài niệm về tàu điện xưa
    Hình ảnh những chuyến tàu điện chở khách hồi xưa: bây giờ chỉ còn trong hoài niệm. Nghe nói, tàu điện do người Pháp đưa sang, có hơn 100 năm (có nhà ga, sửa chữa cho tàu khá lớn, ở đường Hoàng Hoa Thám bây giờ)...
  • Vô định bước chân khi qua chốn cũ
    Một lần tôi âm thầm trở lại Hà Nội. Tôi có hẹn phỏng vấn với một công ty ở đó. Sau bao tháng ngày lăn lội công trường bùn lầy gió bụi, tôi muốn tìm kiếm một công việc mang nhiều yếu tố chuyên môn hơn. Thế nhưng, buổi phỏng vấn hờ hững, kết thúc mà chẳng hứa hẹn điều gì, có lẽ tôi không phải là lựa chọn phù hợp cho vị trí đang tuyển dụng. Chông chênh giữa một thành phố quen mà nay như xa lạ, tôi một mình lang thang qua những con phố cũ, chờ chuyến xe trở về lúc chiều muộn.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Chùm thơ 2 bài: Hà Nội và bạn, Ước của tác giả Ngô Đức Hành
    Tạp chí Người Hà Nội xin trân trọng giới thiệu chùm thơ hai bài của tác giả Ngô Đức Hành.
  • "Bữa tiệc của Elsa"- Vở nhạc kịch đậm tính nhân văn dành cho thiếu nhi
    Đón chào mùa hè 2024, Nhà hát Tuổi trẻ dàn dựng và cho ra mắt vở nhạc kịch dành cho thiếu nhi "Bữa tiệc của Elsa". Vở nhạc kịch do tác giả Trần Lệ Chiến viết kịch bản, NSƯT Lê Ánh Tuyết và Đào Duy Anh đạo diễn.
  • Kịp thời thể chế hóa các quan điểm, mục tiêu phát triển Hà Nội của Trung ương
    Theo chương trình Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV (20/5 đến 8/6 và 17/6 đến 27/6), Dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) đã được chỉnh lý, bổ sung sẽ được Quốc hội thảo luận lần 2 và thông qua Dự án Luật. Có thể nói, đây là một sự kiện quan trọng, nhất là Dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) sẽ kịp thời thể chế hóa các quan điểm, mục tiêu phát triển Hà Nội của Trung ương, và để Hà Nội xứng với “trái tim của cả nước”.
  • Làm gì để đảm bảo an toàn PCCC trong hàn cắt kim loại?
    Do kiến thức về an toàn phòng cháy chữa cháy (PCCC), đặc biệt là các thợ hàn cắt kim loại còn hạn chế nên trong quá trình hàn cắt kim loại, nhiều vụ cháy, nổ đã xảy ra. Liên quan đến vấn đề này, UBND Thành phố Hà Nội vừa đưa ra khuyến cáo đảm bảo an toàn PCCC trong hàn cắt kim loại.
  • Sân khấu học đường: Hoạt động có ý nghĩa thiết thực đối với ngành Giáo dục của Thủ đô
    Hàng trăm học sinh tại quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) đã không rời mắt khỏi 2 vở diễn Sự tích cây nêu ngày Tết và Mồ Côi xử kiện do Nhà hát Kịch Hà Nội tổ chức và biểu diễn; qua đó cho thấy hiệu quả của Đề án “Giới thiệu và biểu diễn các vở diễn được chuyển thể từ các tác phẩm văn học nổi tiếng của Việt Nam và thế giới có trong Chương trình giáo dục phổ thông tại các trường học của thành phố Hà Nội giai đoạn 2022-2030” (gọi tắt là Đề án sân khấu học đường).
Đừng bỏ lỡ
  • Việt Nam đứng đầu danh sách lựa chọn du lịch của người Ấn Độ
    Trang livemint.com đã có bài viết khẳng định thị trường du lịch Ấn Độ đang diễn ra sôi động, đặc biệt tỷ lệ người Ấn Độ đi du lịch nước ngoài đã tăng đột biến thời gian gần đây, trong đó Việt Nam nổi lên như một điểm đến quốc tế được ưa chuộng.
  • Quận Thanh Xuân tổ chức cuộc thi tìm kiếm ý tưởng, giải pháp cải cách hành chính năm 2024
    Nhằm cải thiện và nâng cao Chỉ số cải cách hành chính (CCHC), chỉ số hài lòng (SIPAS), chỉ số hiệu quả quản trị hành chính công (PAPI), UBND quận Thanh Xuân (TP. Hà Nội) tổ chức cuộc thi tìm kiếm ý tưởng, giải pháp CCHC quận Thanh Xuân năm 2024.
  • “Phá băng” quy định "chung chung" để bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa
    Dự án Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) do Bộ VH-TT&DL chủ trì xây dựng, dự kiến được các đại biểu Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV diễn ra sắp tới. Việc sửa đổi Luật Di sản văn hóa được kỳ vọng sẽ “phá băng” các quy định chung chung của Luật hiện hành để bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa của dân tộc.
  • Thăm di tích núi Bân- nơi từng an táng thân mẫu Bác Hồ ở Cố đô Huế
    Thân mẫu Chủ tịch Hồ Chí Minh từng được an táng ở triền núi Bân (phường An Tây, TP Huế) từ năm 1901-1922 và hiện nay là Di tích lịch sử cấp tỉnh Thừa Thiên Huế.
  • [Podcast] Truyện ngắn Hố băng
    Huỳnh Trong Khang được biết đến là cây bút tài năng thuộc thế hệ 9x và là một trong những tác giả trẻ đầy triển vọng. Ngay từ khi xuất hiện trên văn đàm 2016 cây bút trẻ quê gốc An Giang Huỳnh Trọng Khang đã gây ấn tượng với chất văn chương già hơn so với tuổi, cái già trong văn chương của Khang được thể hiện rõ nét trong từng tầng nghĩa. Hầu hết các tác phẩm của Khang mang đến cho bạn đọc mênh mang chữ, sâu thẳm nghĩa.
  • Lấp khoảng trống phát sinh, phát huy giá trị di sản văn hóa Việt Nam
    Sửa đổi, bổ sung Luật Di sản văn hóa cùng các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật được các chuyên gia đánh giá rất cần thiết để bắt kịp sự vận động và biến chuyển của xã hội. Quá trình xây dựng Dự án Luật Di sản văn hóa (sửa đổi), Bộ VH-TT&DL cũng đã chỉ ra một số vấn đề phát sinh trong thực tiễn cần được bổ sung mới trong Luật, nhằm phát huy giá trị di sản văn hóa Việt Nam.
  • Trưng bày, giới thiệu hơn 300 ảnh du lịch “Bình Định – Thừa Thiên Huế - Nghệ An”
    Để tăng cường hoạt động hợp tác và liên kết phát triển du lịch, Sở Du lịch tỉnh Bình Định, Thừa Thiên Huế và Nghệ An tổ chức trưng bày, giới thiệu hơn 300 hình ảnh về các giá trị văn hóa lịch sử, danh lam thắng cảnh…
  • “Tình sen” của nghệ sĩ nhiếp ảnh Hoàng Bích Vân
    Gần 70 tác phẩm với chủ đề “Tình sen” vừa được NSNA Hoàng Bích Vân giới thiệu tới công chúng tại Trung tâm Giám định và triển lãm tác phẩm mỹ thuật, nhiếp ảnh (29 Hàng Bài, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội). Triển lãm cá nhân đầu tiên này là một dấu ấn quan trọng và cũng là một minh chứng cho tình yêu với sen, với nghệ thuật (mỹ thuật và nhiếp ảnh) của nữ nghệ sĩ.
  • Vở xiếc "Giấc mơ tuổi thần tiên" ra mắt phục vụ khán giả nhí dịp 1/6
    Vở diễn “Giấc mơ tuổi thần tiên” do Nghệ sỹ Nhân dân Tống Toàn Thắng chỉ đạo nghệ thuật, Nghệ sỹ Ưu tú Trương Thị Mai đạo diễn, cùng sự tham gia của các diễn viên, nghệ sỹ xiếc của Liên đoàn Xiếc Việt Nam.
  • Thừa Thiên Huế vinh dự, tự hào có hệ thống di sản về Chủ tịch Hồ Chí Minh
    Nhân kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2024), tỉnh Thừa Thiên Huế dâng hoa và triển lãm “Điện Biên Phủ - Quyết chiến, Quyết thắng” tại Bảo tàng Hồ Chí Minh Thừa Thiên Huế.
Hà Nội ơi!
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO