Danh thắng & Di tích Hà Nội

Di tích lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh công bố thành lập Binh chủng Đặc công (quận Thanh Xuân)

Sơn Dương (t/h) 05/10/2023 09:32

Di tích lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh công bố thành lập Binh chủng Đặc công thuộc Phân viện Hà Nội - Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, phường Thanh Xuân Bắc, quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội.

Đến với địa điểm di tích có thể đi từ Ngã Tư Sở dọc theo đường Nguyễn Trãi đến km số 8 rẽ phải vào đường Khuất Duy Tiến đi khoảng 800m là tới di tích, nay là Phân viện Hà Nội - Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.

Di tích lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phân viện Hà Nội - Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh đã trải qua một thời gian lịch sử lâu dài, từ cuối năm 1958 cho đến nay. Nơi đây từng là trường cán bộ dân tộc Trung ương thuộc Ủy ban dân tộc Trung ương, với chức năng là chuyên đào tạo, bồi dưỡng cán bộ dân tộc thiểu số ở miền núi phía Bắc.

Từ tháng 3 năm 1976, Phân viện Hà Nội - Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh được thành lập với nhiệm vụ: đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo và quản lý chủ chốt trung cao cấp của Đảng. Về cơ bản các khu học, nơi sinh hoạt chính trị vẫn được giữ nguyên, nhất là khu hội trường và sân vận động. Tại đây, ngày 19/3/1967, Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Thủ tướng Phạm Văn Đồng, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đến thăm Binh chủng Đặc công, xem buổi diễn tập của Binh chủng và chính thức công nhận Đặc công là một Binh chủng của Quân đội nhân dân Việt Nam.

bac-ho-voi-bddc.jpg
Chủ tịch Hồ Chí Minh, Thủ tướng Phạm Văn Đồng và Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã đến thăm, xem buổi trình diễn kỹ thuật, chiến thuật và dự lễ công bố chính thức thành lập Binh chủng Đặc công ngày 19/3/1967 - Ảnh tư liệu

Đồng chí Nguyễn Thế Lương (tức Cao Pha) lúc bấy giờ là Cục phó Cục Tình báo kiêm Phó tư lệnh Binh chủng Đặc công được Đại tướng Võ Nguyên Giáp và Tổng tham mưu trưởng Văn Tiến Dũng giao nhiệm vụ chuẩn bị tổ chức cuộc diễn tập và hướng dẫn Bác Hồ kính yêu của chúng ta xem buổi diễn tập đầu tiên ấy trước khi tuyên bố thành lập Binh chủng. Trong 2 ngày 15 và 18/3, Đại tướng Võ Nguyên Giáp và Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã trực tiếp xuống thao trường chỉ đạo công tác chuẩn bị cho buổi diễn tập vào ngày 19/3.

Khoảng 19h30′ ngày 19/3/1967, xe của Bác Hồ đã đến địa điểm diễn tập bằng đường bí mật. Trước khi xem diễn tập, Bác Hồ yêu cầu đồng chí Cao Pha đưa Bác đi kiểm tra các hầm trú ẩn tránh máy bay. Xong đâu đó, các đồng chí làm công tác tổ chức kê bàn ghế và bố trí để Bác cùng các đồng chí lãnh đạo ngồi xem ở hiên phía đông.

Thao trường là toàn bộ khu sân bóng chuyền của trường, trời tối, gió lạnh, dây thép gai cùng với ánh đèn pha quét liên tục tạo nên sự im lặng khẩn trương cho buổi diễn tập. Đồng chí Cao Pha giới thiệu nội dung buổi diễn tập do đơn vị mẫu thuộc trung đoàn 426 huấn luyện đặc công thực hiện.

Bác Hồ chăm chú theo dõi toàn bộ buổi diễn tập gồm các kỹ thuật: bí mật áp sát mục tiêu, vượt tường rào, rãnh nước, luồn sâu... Sau đó, Bác Hồ và đại biểu theo hướng dẫn đi cửa ngách phía đông vào hội trường. Tại đây, sau tiếng vỗ tay vang lừng của bộ đội, Bác tươi cười ân cần thăm hỏi các chiến sĩ và các đơn vị sắp đi chiến đấu ở chiến trường xa. Bác hỏi các nữ chiến sĩ, anh nuôi và căn dặn: “Các cháu cố gắng đảm bảo cơm ngon canh ngọt để các chiến sĩ ta có sức khỏe đánh thắng kẻ thù”.

Bác nói chuyện xong rồi lấy ra bài huấn thị do chính tay Bác thảo, rất cô đọng, đầy đủ về tư tưởng, nguyên tắc chiến đấu, trong đó có câu: “Đặc công tức là công tác đặc biệt, là vinh dự đặc biệt, cần phải có cố gắng đặc biệt...”.

Bác lại nhấn mạnh từng điểm để các chiến sĩ đặc công dễ nhớ:

- Mưu trí phải đặc biệt linh hoạt.

- Kỹ thuật phải đặc biệt thuần thục.

- Lập trường chính trị phải đặc biệt vững vàng.

- Kỷ luật phải đặc biệt nghiêm minh.

- Quyết tâm thắng địch, quyết tâm tiêu diệt địch phải đặc biệt cao. Tiếp đó, Thủ tướng Phạm Văn Đồng và Đại tướng Võ Nguyên Giáp phát biểu chỉ đạo cụ thể cho Binh chủng Đặc công, trong đó nhắc nhiều lần đến 2 chữ “Đặc biệt”.

Thay mặt Quân ủy trung ương và Bộ Quốc phòng, Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong bài nói chuyện của mình đã khẳng định: “Bộ đội đặc công ngày nay đã có vị trí xứng đáng, được Đảng công nhận là Binh chủng quan trọng trong lực lượng vũ trang ta bên cạnh Bộ binh, Pháo binh và các binh chủng khác.” Cuối cùng, Đại tướng chỉ thị phương hướng, mục tiêu phấn đấu của Binh chủng Đặc công là: “Làm cho kỹ thuật đánh đặc công của chúng ta ngày càng trở nên một sức mạnh to lớn của cả lực lượng vũ trang của quần chúng nhân dân mà trong đó đặc công là một nòng cốt, là binh chủng đi trước”.

Trong không khí phấn khởi, xúc động, thay mặt cán bộ, chiến sĩ binh chủng đặc công, đồng chí Cao Pha xin hứa với Bác và các đồng chí lãnh đạo Nhà nước ra sức xây dựng Binh chủng lớn mạnh không ngừng, luôn sẵn sàng hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ của Đảng, nhà nước và quân đội giao cho.

Đây là sự kiện quan trọng đánh dấu bước phát triển mới của lực lượng vũ trang ta, là bước nhảy vọt về mặt tổ chức, là nguồn cổ vũ lớn lao, tạo điều kiện cơ bản cho bộ đội đặc công quyết tâm hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ.

Với những hoạt động và chiến công xuất sắc, ngày 3/6/1976, Binh chủng Đặc công đã được Quốc hội tuyên dương đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân và được tặng 16 chữ vàng:

“Đặc biệt tinh nhuệ - Anh dũng tuyệt vời - Mưu trí táo bạo - Đánh hiểm, thắng lớn”

Hiện nay, Phân viện Hà Nội - Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh đã cải tạo lại xây thêm một phòng nhỏ nữa về phía bên trái, nhưng cơ bản vẫn đảm bảo cảnh quan, giữ nguyên kiến trúc ban đầu như khi được đón Bác và các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quân đội về thăm và làm việc.

Trong khuôn viên chính, trước cửa hội trường, vào năm 2000, nhân dịp tổ chức lễ đón công nhận di tích của Thành phố Hà Nội, Phân viện Hà Nội - Binh chủng Đặc công, quận Thanh Xuân đã tổ chức lễ gắn biển di tích: “Nơi đây Bác Hồ, Thủ tướng Phạm Văn Đồng, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đến thăm, huấn thị cho cán bộ, chiến sĩ đặc công và xem trình diễn kỹ thuật trong ngày thành lập binh chủng 19/3/1967”.

Năm 2004, nhân dịp kỷ niệm 50 năm giải phóng Thủ đô, ba đơn vị gồm Binh chủng Đặc công, Phân viện Hà Nội và Ủy ban nhân dân quận Thanh Xuân đã góp vốn đầu tư xây đựng tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh tại di tích: Công trình này gồm một tượng đài Bác Hồ đúc bằng đồng với chiều cao 3,5m và bức phù điêu phía sau có diện tích 14,7m.

Để phát huy ngày càng tốt hơn giá trị của di tích, Binh chủng Đặc công, Phân viện Hà Nội và Ủy ban nhân dân quận Thanh Xuân đã hết sức quan tâm tới công tác tu bổ và phát huy giá trị của di tích bằng nhiều biện pháp: tu bổ công trình kiến trúc di tích, cải tạo môi trường cảnh quan, xây dựng tượng đài Bác, xây dựng phòng truyền thống nhằm tuyên truyền và giáo dục sâu sắc hơn về truyền thống lịch sử cách mạng, về ý nghĩa thiêng liêng của một di tích đánh dấu một sự kiện lịch sử trọng đại của bộ đội Đặc công./.

Theo Hà Nội Danh thắng và Di tích tập 02

Bài liên quan
(0) Bình luận
  • Ô Quan Chưởng - Cửa ô cuối cùng của Hà Nội
    Cửa Ô Quan Chưởng nằm ở phía Đông thành Thăng Long xưa, hiện nay thuộc phường Đồng Xuân, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Đây là một trong những cửa ô quan trọng của thành Thăng Long còn sót lại cho đến ngày nay. Chứng kiến biết bao biến đổi thăng trầm của Thủ đô, giữa phố phường Hà Nội nhộn nhịp hôm nay, Ô Quan Chưởng vẫn sừng sững uy nghiêm, khoác lên mình vẻ đẹp cổ kính, bình yên...
  • Bảo tàng Mỹ thuật ở giữa làng quê (huyện Ba Vì)
    Xứ Đoài là một vùng đất tối cổ - vùng địa văn hoá, địa thi hoạ - nơi mà con người có thể trải nghiệm đời mình trong hệ sinh thái tự nhiên của vùng đất, đi qua những truyền thuyết, cổ tích, để từ đó tạo nên tâm tính, giọng nói đặc trưng của con người xứ Đoài. Nắng và gió, núi và sông xứ Đoài đã gợi cảm hứng sáng tác cho một Tản Đà, một Quang Dũng và nhiều thi nhân, hoạ sĩ: từ Tô Ngọc Vân, Nguyễn Gia Trí đến Sĩ Tốt, Nguyễn Tiến Chung, Nguyễn Tư Nghiêm, Nguyễn Sáng... và những thế hệ văn nghệ sĩ sau này, ở họ đều có những sáng tác xuất sắc về xứ Đoài.
  • Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày (huyện Phú Xuyên)
    Đi khắp các vùng miền của Tổ quốc, những cựu tù binh Phú Quốc đã sưu tầm kỷ vật, di vật, tranh ảnh có liên quan đến các nhà tù trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược mà đồng đội và các ông đã trải qua. Hơn 20 năm kiếm tìm và góp nhặt, Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày, do chính những người cựu tù năm xưa thành lập là những minh chứng chân thực về một thời oanh liệt và hào hùng của dân tộc.
  • Bảo tàng Quê hương phong trào chiếc gậy Trường Sơn (huyệnỨng Hoà)
    Hoà Xá là một làng quê nằm sát bờ tả sông Đáy, thuộc vùng ven chiêm trũng Khu Cháy. Nơi đây sớm có phong trào cách mạng ngay từ những năm 1930, là hậu phương trung thành của cuộc kháng chiến chống Pháp. Trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Hòa Xá được xem là quê hương của phong trào động viên thanh niên lên đường “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” và câu chuyện huyền thoại “chiếc gậy Trường Sơn”.
  • Khu Cháy, Bảo tàng Khu Cháy - một địa chỉ đỏ về truyền thống đấu tranh cách mạng ở Ứng Hoà, Phú Xuyên
    “Khu Cháy” là thuật ngữ để nói về một khu du kích trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp gồm 22 xã ở phía nam huyện Ứng Hoà và tây huyện Phú Xuyên, Hà Nội.
  • Bảo tàng Tổng cục II (quận Hoàng Mai)
    Toạ lạc tại số 322 đường Lê Trọng Tấn, quận Hoàng Mai, Hà Nội trên khuôn viên rộng 3.500m2, gồm 2 tầng nhà và phần trưng bày ngoài trời, Bảo tàng Tổng cục II hiện lưu giữ 5.830 hiện vật, trong đó có nhiều hiện vật quý hiếm gắn liền với cuộc đời hoạt động của nhiều chiến sĩ tình báo xuất sắc của Quân đội nhân dân Việt Nam. Với chức năng phục vụ công tác nghiên cứu, tham quan học tập, giáo dục truyền thống, Bảo tàng Tổng cục II chính thức được Bộ Văn hoá - Thông tin công nhận nằm trong hệ thống các bảo tàng cấp 2 toàn quân.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - sứ mệnh lịch sử
    Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định, thời điểm bắt đầu kỷ nguyên mới là Đại hội XIV của Đảng. Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam là kỷ nguyên đột phá, phát triển tăng tốc trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, đưa quốc gia, dân tộc lên một tầm cao mới, tiến cùng thời đại.
  • "Đám cưới chuột" lên sân khấu xiếc
    Chiều 13/12, Nhà hát Nghệ thuật xiếc và tạp kỹ Hà Nội đã tổ chức họp báo, giới thiệu vở diễn "Đám cưới chuột", vở diễn lấy cảm hứng từ bức tranh dân gian Đông Hồ chuẩn bị ra mắt khán giả...
  • Phi công Nguyễn Đức Soát ra mắt sách kể chuyện hồi ức “đời bay”
    Hướng tới kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 – 22/12/2024), Nhà xuất bản Trẻ ra mắt bạn đọc cuốn sách “Bầu trời - Trường đại học của tôi” của Trung tướng Nguyễn Đức Soát.
  • [Podcast] Truyện ngắn: Xa - gần & tình yêu
    Reng. Reng. Reng. Là tiếng chuông điện thoại chứ không phải báo thức. Thơ giật mình, một lo lắng vơ vẩn cồn lên. Từ ngày ba mất, cô vốn sợ những tiếng chuông điện thoại vào những giờ bất thường, sáng sớm hoặc là tối khuya. Nhìn thấy số của Yên, Thơ hơi bất ngờ. Chưa bao giờ cô ấy gọi cho cô vào giờ này...
  • Lịch nghỉ học kỳ I và nghỉ Tết Dương lịch 2025 của học sinh
    Bộ GD&ĐT đã công bố lịch nghỉ Tết dương lịch năm 2025 và lịch nghỉ học kỳ một của học sinh cả nước.
Đừng bỏ lỡ
Di tích lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh công bố thành lập Binh chủng Đặc công (quận Thanh Xuân)
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO