Danh thắng & Di tích Hà Nội

Trường Mạc Đĩnh Chi, nơi thành lập chi đoàn Thanh niên Cộng sản đầu tiên ở Hà Nội (quận Ba Đình)

Sơn Dương (t/h) 01/10/2023 14:52

Trường trung học cơ sở Mạc Đĩnh Chi xưa là Trường tiểu học Yên Phụ, thuộc số nhà 66 phố Phó Đức Chính, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội.

thcs-mac-dinh-tri.jpg
Trường THCS Mạc Đĩnh Chi ngày nay.

Trường được xây dựng vào khoảng những năm 1900 đến 1902 với tên gọi ban đầu là trường Thông ngôn (trường đào tạo người phiên dịch), sau này trường Thông ngôn giải tán, nhường chỗ cho học trò tiểu học nên có tên là trường Yên Phụ, do một người Pháp làm giám đốc. Từ năm 1929 đến năm 1931, trường có nhiều thanh niên sớm giác ngộ cách mạng.

Phong trào thanh niên Hà Nội được sự lãnh đạo của Trung ương Đảng và Thành uỷ đã phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là sự ra đời của Tổng học sinh hội (học sinh đoàn) đã thu hút đông đảo thanh niên học sinh tham gia ở các trường Hàng Vôi, Sinh Từ, Trần Nhật Duật, Mạc Đĩnh Chi... Phát huy truyền thống yêu nước của thanh niên, học sinh trường Yên Phụ đã sớm thành lập được chi đoàn thanh niên cộng sản - một trong những cơ sở đầu tiên của Đoàn thanh niên cộng sản Thành phố Hà Nội.

Trong cuốn Lịch sử Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh viết: “Ngày 4 tháng 1 năm 1931, bảy thanh niên ưu tú Hà Nội đã khai hội bí mật tại nhà một giáo viên trường Yên Phụ để làm lễ tổ chức thành lập Đoàn thanh niên cộng sản. Đồng chí Lã Phạm Thái lúc này là cán bộ Thành uỷ phụ trách thanh niên chủ trì cuộc họp và chính thức công nhận tổ chức thanh niên cộng sản này. Đây là một trong những cơ sở đầu tiên của đoàn thanh niên cộng sản thành phố Hà Nội”.

Việc thành lập Chi đoàn thanh niên cộng sản ở Hà Nội đã đánh dấu một giai đoạn mới trong phong trào đấu tranh cách mạng của thanh niên Hà Nội. Để thống nhất các tổ chức thanh niên trong cả nước, ngày 26 tháng 3 năm 1931, Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ nhất quyết định thành lập Đoàn Thanh niên cộng sản Đông Dương.

Trường Mạc Đĩnh Chi được xây trên khu đất rộng, thoáng, xung quanh có tường bao, phía trước có hai cổng dẫn vào sân trường với những hàng cây lưu niên rợp mát. Ngôi nhà chính do Pháp xây dựng trước kia nay là nơi học tập của học sinh. Nhà gồm 4 gian 2 chái, mái lợp ngói móc với bộ khung còn tương đối tốt.

Hàng năm cứ đến ngày 4 tháng 1, nhà trường làm lễ kỷ niệm ngày thành lập Đoàn và có các cán bộ lão thành cách mạng đến dự. Đây thực sự là dịp giao lưu, sinh hoạt văn hoá bổ ích nhằm giáo dục cho các tầng lớp thanh niên, học sinh tinh thần yêu nước và sự tri ân đối với những thế hệ cách mạng tiền bối.

Di tích các mạng Trường Mạc Đĩnh Chi xứng đáng là một địa chỉ đỏ, góp phần không nhỏ vào việc giáo dục truyền thống cách mạng cho các thế hệ học sinh hôm nay và mai sau. Trường đã được gắn biển di tích cách mạng - kháng chiến năm 2004./.

Theo Hà Nội Danh thắng và Di tích tập 02

Bài liên quan
(0) Bình luận
  • Ô Quan Chưởng - Cửa ô cuối cùng của Hà Nội
    Cửa Ô Quan Chưởng nằm ở phía Đông thành Thăng Long xưa, hiện nay thuộc phường Đồng Xuân, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Đây là một trong những cửa ô quan trọng của thành Thăng Long còn sót lại cho đến ngày nay. Chứng kiến biết bao biến đổi thăng trầm của Thủ đô, giữa phố phường Hà Nội nhộn nhịp hôm nay, Ô Quan Chưởng vẫn sừng sững uy nghiêm, khoác lên mình vẻ đẹp cổ kính, bình yên...
  • Bảo tàng Mỹ thuật ở giữa làng quê (huyện Ba Vì)
    Xứ Đoài là một vùng đất tối cổ - vùng địa văn hoá, địa thi hoạ - nơi mà con người có thể trải nghiệm đời mình trong hệ sinh thái tự nhiên của vùng đất, đi qua những truyền thuyết, cổ tích, để từ đó tạo nên tâm tính, giọng nói đặc trưng của con người xứ Đoài. Nắng và gió, núi và sông xứ Đoài đã gợi cảm hứng sáng tác cho một Tản Đà, một Quang Dũng và nhiều thi nhân, hoạ sĩ: từ Tô Ngọc Vân, Nguyễn Gia Trí đến Sĩ Tốt, Nguyễn Tiến Chung, Nguyễn Tư Nghiêm, Nguyễn Sáng... và những thế hệ văn nghệ sĩ sau này, ở họ đều có những sáng tác xuất sắc về xứ Đoài.
  • Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày (huyện Phú Xuyên)
    Đi khắp các vùng miền của Tổ quốc, những cựu tù binh Phú Quốc đã sưu tầm kỷ vật, di vật, tranh ảnh có liên quan đến các nhà tù trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược mà đồng đội và các ông đã trải qua. Hơn 20 năm kiếm tìm và góp nhặt, Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày, do chính những người cựu tù năm xưa thành lập là những minh chứng chân thực về một thời oanh liệt và hào hùng của dân tộc.
  • Bảo tàng Quê hương phong trào chiếc gậy Trường Sơn (huyệnỨng Hoà)
    Hoà Xá là một làng quê nằm sát bờ tả sông Đáy, thuộc vùng ven chiêm trũng Khu Cháy. Nơi đây sớm có phong trào cách mạng ngay từ những năm 1930, là hậu phương trung thành của cuộc kháng chiến chống Pháp. Trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Hòa Xá được xem là quê hương của phong trào động viên thanh niên lên đường “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” và câu chuyện huyền thoại “chiếc gậy Trường Sơn”.
  • Khu Cháy, Bảo tàng Khu Cháy - một địa chỉ đỏ về truyền thống đấu tranh cách mạng ở Ứng Hoà, Phú Xuyên
    “Khu Cháy” là thuật ngữ để nói về một khu du kích trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp gồm 22 xã ở phía nam huyện Ứng Hoà và tây huyện Phú Xuyên, Hà Nội.
  • Bảo tàng Tổng cục II (quận Hoàng Mai)
    Toạ lạc tại số 322 đường Lê Trọng Tấn, quận Hoàng Mai, Hà Nội trên khuôn viên rộng 3.500m2, gồm 2 tầng nhà và phần trưng bày ngoài trời, Bảo tàng Tổng cục II hiện lưu giữ 5.830 hiện vật, trong đó có nhiều hiện vật quý hiếm gắn liền với cuộc đời hoạt động của nhiều chiến sĩ tình báo xuất sắc của Quân đội nhân dân Việt Nam. Với chức năng phục vụ công tác nghiên cứu, tham quan học tập, giáo dục truyền thống, Bảo tàng Tổng cục II chính thức được Bộ Văn hoá - Thông tin công nhận nằm trong hệ thống các bảo tàng cấp 2 toàn quân.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Tuần lễ chiếu phim đặc sắc về Quân đội nhân dân Việt Nam
    Tuần phim Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 – 22/12/2024) sẽ diễn ra tại thành phố Cao Bằng (từ ngày 9/12 đến ngày 13/12) và trên phạm vi cả nước (từ 19/12 đến ngày 25/12).
  • Thêm một cuốn sách về tôn giáo và đời sống tôn giáo ở Việt Nam
    Để giúp bạn đọc hiểu rõ và đầy đủ hơn về các tôn giáo, đời sống tôn giáo ở Việt Nam, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản cuốn sách “Tôn giáo và đời sống tôn giáo ở Việt Nam - Hỏi và đáp” của tác giả Nguyễn Thái Bình và Đỗ Thị Thanh Hương.
  • Họa mi vương vấn
    Chọn cho mình một góc quán cà phê ngoài trời, tôi nhìn dọc theo Phố sách Hà Nội. Vài ba người có lẽ là khách du lịch đang thích thú chụp ảnh và lựa sách, thi thoảng so vai, sửa lại khăn choàng khi có cơn gió ngang qua.
  • [Podcast] Dẻo thơm hương vị bánh gai làng Giá
    Nhắc tới bánh gai có lẽ nhiều người sẽ nghĩ tới bánh gai Ninh Giang (Hải Dương), bánh gai bà Thi (Nam Định) hay bánh gai tứ Trụ (Thanh Hóa), nhưng nếu một lần được thưởng thức bánh gai làng Giá - Xứ Đoài của Thủ đô Hà Nội tại huyện Hoài Đức bạn sẽ nhớ mãi. Theo quan niệm của người dân làng Giá (xã Yên Sở, H. Hoài Đức), bánh gai là thể hiện cho con người giao hòa với trời đất, âm dương, vì thế, công đoạn làm bánh phải thật công phu.
  • Hà Nội đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ phát triển kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp
    Nhằm phát huy các tiềm năng, lợi thế sẵn có của Hà Nội để phát triển kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp (nông nghiệp tuần hoàn); Thành phố sẽ triển khai nhiều giải pháp đẩy mạnh phát triển khoa học và ứng dụng, chuyển giao công nghệ thúc đẩy kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp trên địa bàn Hà Nội hướng tới phát triển nông nghiệp xanh và bền vững.
Đừng bỏ lỡ
Trường Mạc Đĩnh Chi, nơi thành lập chi đoàn Thanh niên Cộng sản đầu tiên ở Hà Nội (quận Ba Đình)
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO