Danh thắng & Di tích Hà Nội

Bảo tàng Hồ Chí Minh (quận Ba Đình)

Sơn Dương (t/h) 07/10/2023 08:53

Bảo tàng Hồ Chí Minh nằm bên phải Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh ở phố Chùa Một Cột, phường Đội Cấn, quận Ba Đình, Hà Nội.

bao-tang-ho-chi-minh.jpeg
Bảo tàng Hò Chí Minh.

Bảo tàng được khởi công xây dựng ngày 31/8/1985, khánh thành ngày 19/5/1990, đúng dịp kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Bảo tảng mang hình một đoá sen đang nở, cao 20,5m. Đây là bảo tàng đầu tiên ở nước ta được áp dụng các kỹ thuật tiên tiến trong việc trưng bày, bảo quản, tra cứu, dịch thuật, sao chép, nghe nhìn... nên giá trị trực quan và mỹ thuật hoàn toàn thoả mãn nhu cầu của khách tham quan và các nhà nghiên cứu.

Hai tầng chính là tầng triển lãm và tầng bảo tàng. Ở tầng triển lãm, theo từng thời gian, có các tranh ảnh, hiện vật phục vụ theo chủ đề (triển lãm nhất thời). Tầng bảo tàng rộng 13 ngàn mét vuông, sử dụng hiện vật bao gồm nhiều thể loại: Tài liệu, hình ảnh, di vật có liên quan đến thân thế, sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh từ thời niên thiếu, trưởng thành, đi tìm đường cứu nước cứu dân, trở về lãnh đạo Cách mạng tháng Tám, lập ra nước Việt Nam dân chủ cộng hoà cho đến phút cuối cùng Người về cõi vĩnh hằng. Vòng ngoài của tầng bảo tàng là đề mục mở rộng, gắn cách mạng Việt Nam với thế giới.

Vào Lăng viếng Bác, rồi vào bảo tàng Hồ Chí Minh, gặp lại những hình ảnh, hiện vật liên quan đến cuộc đời của Bác, lòng chúng ta không khỏi bồi hồi xúc động, hiểu thêm về cuộc đời và sự nghiệp vĩ đại của Bác Hồ muôn vàn kính yêu. Trong hàng triệu khách tham quan đã có hàng vạn thiếu nhi khắp các miền trong cả nước được đến thăm Bảo tàng Hồ Chí Minh. Đến đây để có những hiểu biết thêm về Bác, tăng thêm lòng kính yêu Bác và thêm quyết tâm thực hiện tốt những lời Bác dạy./.

Theo Hà Nội Danh thắng và Di tích tập 02

Bài liên quan
  • Di tích Địa đạo kháng chiến Nam Hồng (huyện Đông Anh)
    Đi trên đường cao tốc Thăng Long - Nội Bài, qua khỏi cầu Thăng Long khoảng hơn 2km về phía bắc, chúng ta đến vùng đất của xã Nam Hồng, với những cánh đồng lúa, màu tươi tốt và các nhà máy, công trường cùng các công trình kiến trúc dân dụng đang mọc lên san sát, đang đô thị hóa và biến đổi hàng ngày. Qua vùng quê này, hẳn ít ai có thể tin rằng trong kháng chiến chống Pháp, nơi đây, đã là một vùng quê máu lửa, chiến trường khốc liệt. Nằm ở phía tây huyện Đông Anh, giáp giới với địa phận của tỉnh Vĩnh Phúc, vùng giáp ranh quyết liệt giữa ta và địch, cách Hà Nội - trung tâm sào huyệt đầu não của địch khoảng 10km.
(0) Bình luận
  • Ô Quan Chưởng - Cửa ô cuối cùng của Hà Nội
    Cửa Ô Quan Chưởng nằm ở phía Đông thành Thăng Long xưa, hiện nay thuộc phường Đồng Xuân, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Đây là một trong những cửa ô quan trọng của thành Thăng Long còn sót lại cho đến ngày nay. Chứng kiến biết bao biến đổi thăng trầm của Thủ đô, giữa phố phường Hà Nội nhộn nhịp hôm nay, Ô Quan Chưởng vẫn sừng sững uy nghiêm, khoác lên mình vẻ đẹp cổ kính, bình yên...
  • Bảo tàng Mỹ thuật ở giữa làng quê (huyện Ba Vì)
    Xứ Đoài là một vùng đất tối cổ - vùng địa văn hoá, địa thi hoạ - nơi mà con người có thể trải nghiệm đời mình trong hệ sinh thái tự nhiên của vùng đất, đi qua những truyền thuyết, cổ tích, để từ đó tạo nên tâm tính, giọng nói đặc trưng của con người xứ Đoài. Nắng và gió, núi và sông xứ Đoài đã gợi cảm hứng sáng tác cho một Tản Đà, một Quang Dũng và nhiều thi nhân, hoạ sĩ: từ Tô Ngọc Vân, Nguyễn Gia Trí đến Sĩ Tốt, Nguyễn Tiến Chung, Nguyễn Tư Nghiêm, Nguyễn Sáng... và những thế hệ văn nghệ sĩ sau này, ở họ đều có những sáng tác xuất sắc về xứ Đoài.
  • Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày (huyện Phú Xuyên)
    Đi khắp các vùng miền của Tổ quốc, những cựu tù binh Phú Quốc đã sưu tầm kỷ vật, di vật, tranh ảnh có liên quan đến các nhà tù trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược mà đồng đội và các ông đã trải qua. Hơn 20 năm kiếm tìm và góp nhặt, Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày, do chính những người cựu tù năm xưa thành lập là những minh chứng chân thực về một thời oanh liệt và hào hùng của dân tộc.
  • Bảo tàng Quê hương phong trào chiếc gậy Trường Sơn (huyệnỨng Hoà)
    Hoà Xá là một làng quê nằm sát bờ tả sông Đáy, thuộc vùng ven chiêm trũng Khu Cháy. Nơi đây sớm có phong trào cách mạng ngay từ những năm 1930, là hậu phương trung thành của cuộc kháng chiến chống Pháp. Trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Hòa Xá được xem là quê hương của phong trào động viên thanh niên lên đường “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” và câu chuyện huyền thoại “chiếc gậy Trường Sơn”.
  • Khu Cháy, Bảo tàng Khu Cháy - một địa chỉ đỏ về truyền thống đấu tranh cách mạng ở Ứng Hoà, Phú Xuyên
    “Khu Cháy” là thuật ngữ để nói về một khu du kích trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp gồm 22 xã ở phía nam huyện Ứng Hoà và tây huyện Phú Xuyên, Hà Nội.
  • Bảo tàng Tổng cục II (quận Hoàng Mai)
    Toạ lạc tại số 322 đường Lê Trọng Tấn, quận Hoàng Mai, Hà Nội trên khuôn viên rộng 3.500m2, gồm 2 tầng nhà và phần trưng bày ngoài trời, Bảo tàng Tổng cục II hiện lưu giữ 5.830 hiện vật, trong đó có nhiều hiện vật quý hiếm gắn liền với cuộc đời hoạt động của nhiều chiến sĩ tình báo xuất sắc của Quân đội nhân dân Việt Nam. Với chức năng phục vụ công tác nghiên cứu, tham quan học tập, giáo dục truyền thống, Bảo tàng Tổng cục II chính thức được Bộ Văn hoá - Thông tin công nhận nằm trong hệ thống các bảo tàng cấp 2 toàn quân.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
Bảo tàng Hồ Chí Minh (quận Ba Đình)
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO