Danh thắng & Di tích Hà Nội

Số nhà 90 - di tích cách mạng (quận Hà Đông)

Sơn Dương (t/h) 28/09/2023 15:32

Nhà số 90 phố Lê Lợi, là nơi tổ chức Hội nghị bàn kế hoạch khởi nghĩa giành chính quyền Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở tỉnh Hà Đông (cũ). Ngôi nhà nằm ở góc phố Lê Lợi - Lê Hồng Phong thuộc phường Nguyễn Trãi, Hà Đông, Hà Nội có hai tầng, mỗi tầng 5 gian kéo dài từ phố Lê Lợi sang phố Lê Hồng Phong.

nha-so-90-pho-le-loi-hd.jpg
Nhà số 90 phố Lê Lợi, Hà Đông ngày nay

Trước Cách mạng tháng 8 năm 1945, phố này mang tên là Nguyễn Hữu Độ, phố Lê Hồng Phong hiện nay chỉ là một lối rẽ vào làng Cầu Đơ. Chủ ngôi nhà trước Cách mạng tháng Tám năm 1945 là ông Lê Phúc Thành - một nhà doanh nghiệp giàu có ở làng Vạn Phúc, đã cho một số người thuê ngôi nhà để làm ăn buôn bán.

Đến trước ngày khởi nghĩa giành chính quyền, lực lượng cách mạng ở Hà Đông hình thành nhiều lực lượng do nhiều mối phát triển, chỉ đạo từ các làng xung quanh phát triển vào nội thị, còn có lực lượng Thanh niên Cứu quốc, Phụ nữ Cứu quốc trong thanh niên, học sinh do các trường từ Hà Nội sơ tán vào phát triển và hoạt động theo sự chỉ đạo của Thành ủy Hà Nội, lực lượng của Đảng dân chủ, một thành viên trong Mặt trận Việt Minh, có cơ sở chủ yếu trong giới viên chức.

Xứ ủy Bắc Kỳ trong phiên họp ngày 17/8/1945 tại Vạn Phúc đã phân công đồng chí Đặng Kim Giang, lúc ấy là Xứ ủy viên dự khuyết (sau này Đặng Kim Giang phạm sai lầm và đã bị kỷ luật), chịu trách nhiệm lãnh đạo giành chính quyền tỉnh Hà Đông - nơi đầu não của bộ máy bù nhìn tay sai phát xít, có trại lính Nhật, có trại Bảo an binh do tên quản Dưỡng chỉ huy âm mưu chống lại cách mạng.

Một yêu cầu cấp bách lúc này cần thống nhất các lực lượng cách mạng ở thị xã, trên cơ sở đó thống nhất kế hoạch khởi nghĩa giành chính quyền. Cuộc họp được dự kiến vào chiều ngày 19/8/1945 tại chùa làng Mỗ Lao. Song đại diện các lực lượng chưa đầy đủ do liên lạc khó khăn, các lực lượng trước đây hoạt động có tính độc lập, đơn tuyến nên chưa hiểu biết tổ chức của nhau. Cuộc họp được quyết định lui lại vào đêm tối và được chuyển địa điểm về ngôi nhà ông Lê Phúc Thành, tại phố Nguyễn Hữu Độ (số nhà 90 phố Lê Lợi hiện nay).

Tối ngày 19/8/1945, tại đây cuộc họp được tiến hành do đồng chí Đặng Kim Giang và đồng chí Phan Văn Kính (tức Ái) - Bí thư các lực lượng; đồng chí Lê Trọng Tấn - cán bộ quân sự ủy; Nguyễn Văn Lễ - cán bộ của Đảng phụ trách lực lượng Đảng Dân chủ; Nguyễn Vinh, Nguyễn Văn Cẫm - đại diện lực lượng Thanh niên Cứu quốc trong thanh niên học sinh... Hội nghị đã nghe báo cáo và phân tích về sự phản bội, chuẩn bị đối phó lại cách mạng của tên chỉ huy Bảo an binh, sau đó quyết định phát động quần chúng vũ trang biểu tình giành chính quyền vào chiều 20/8/1945 theo phương án: Vũ trang biểu tình chiếm dinh Tỉnh trưởng, bắt Tỉnh trưởng phải ra lệnh cho Bảo an binh đầu hàng, nộp vũ khí. Ngoài lực lượng quần chúng từ các huyện: Thanh Trì, Thanh Oai, Ứng Hòa lên tham gia hỗ trợ, phân công các cán bộ tham dự, hội nghị phụ trách từng công việc, từng lực lượng...

Hội nghị mở đầu cho kế hoạch khởi nghĩa giành chính quyền tỉnh Hà Đông.

Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1946 - 1954), ngôi nhà 90, phố Lê Lợi bị giặc chiếm giữ và trở thành một phần của Căng 41. Phần chính của Căng 41 là khu vực trụ sở của Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Hà Tây. Ngôi nhà 90 phố Lê Lợi là nơi bộ máy chỉ huy Căng 41 làm việc, địch còn xây dựng một số phòng giam, phòng tra tấn, phòng hỏi cung... Các cán bộ, chiến sĩ bị giam tại đây đã tổ chức phá Căng, một số đồng chí thoát khỏi trở về tiếp tục hoạt động. Trong chiến dịch Đông Xuân 1953 - 1954, bộ đội địa phương đã luồn sâu vào thị xã, tập kích Căng 41, giải thoát được một số cán bộ, chiến sĩ...

Với những sự kiện và giá trị lịch sử trên, nhà số 90 phố Lê Lợi - di tích cách mạng cần được gìn giữ, bảo tồn và phát huy nhằm giáo dục truyền thống yêu nước và cách mạng cho các thế hệ hôm nay và mai sau./.

Theo Hà Nội Danh thắng và Di tích tập 02

Bài liên quan
  • Chùa Yên Bình (huyện Gia Lâm)
    Chùa Yên Bình có tên chữ là Sùng Linh tự. Chùa thuộc thôn Yên Bình (An Bình), xã Dương Xá, huyện Gia Lâm, Hà Nội.
(0) Bình luận
  • Bảo tàng Mỹ thuật ở giữa làng quê (huyện Ba Vì)
    Xứ Đoài là một vùng đất tối cổ - vùng địa văn hoá, địa thi hoạ - nơi mà con người có thể trải nghiệm đời mình trong hệ sinh thái tự nhiên của vùng đất, đi qua những truyền thuyết, cổ tích, để từ đó tạo nên tâm tính, giọng nói đặc trưng của con người xứ Đoài. Nắng và gió, núi và sông xứ Đoài đã gợi cảm hứng sáng tác cho một Tản Đà, một Quang Dũng và nhiều thi nhân, hoạ sĩ: từ Tô Ngọc Vân, Nguyễn Gia Trí đến Sĩ Tốt, Nguyễn Tiến Chung, Nguyễn Tư Nghiêm, Nguyễn Sáng... và những thế hệ văn nghệ sĩ sau này, ở họ đều có những sáng tác xuất sắc về xứ Đoài.
  • Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày (huyện Phú Xuyên)
    Đi khắp các vùng miền của Tổ quốc, những cựu tù binh Phú Quốc đã sưu tầm kỷ vật, di vật, tranh ảnh có liên quan đến các nhà tù trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược mà đồng đội và các ông đã trải qua. Hơn 20 năm kiếm tìm và góp nhặt, Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày, do chính những người cựu tù năm xưa thành lập là những minh chứng chân thực về một thời oanh liệt và hào hùng của dân tộc.
  • Bảo tàng Quê hương phong trào chiếc gậy Trường Sơn (huyệnỨng Hoà)
    Hoà Xá là một làng quê nằm sát bờ tả sông Đáy, thuộc vùng ven chiêm trũng Khu Cháy. Nơi đây sớm có phong trào cách mạng ngay từ những năm 1930, là hậu phương trung thành của cuộc kháng chiến chống Pháp. Trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Hòa Xá được xem là quê hương của phong trào động viên thanh niên lên đường “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” và câu chuyện huyền thoại “chiếc gậy Trường Sơn”.
  • Khu Cháy, Bảo tàng Khu Cháy - một địa chỉ đỏ về truyền thống đấu tranh cách mạng ở Ứng Hoà, Phú Xuyên
    “Khu Cháy” là thuật ngữ để nói về một khu du kích trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp gồm 22 xã ở phía nam huyện Ứng Hoà và tây huyện Phú Xuyên, Hà Nội.
  • Bảo tàng Tổng cục II (quận Hoàng Mai)
    Toạ lạc tại số 322 đường Lê Trọng Tấn, quận Hoàng Mai, Hà Nội trên khuôn viên rộng 3.500m2, gồm 2 tầng nhà và phần trưng bày ngoài trời, Bảo tàng Tổng cục II hiện lưu giữ 5.830 hiện vật, trong đó có nhiều hiện vật quý hiếm gắn liền với cuộc đời hoạt động của nhiều chiến sĩ tình báo xuất sắc của Quân đội nhân dân Việt Nam. Với chức năng phục vụ công tác nghiên cứu, tham quan học tập, giáo dục truyền thống, Bảo tàng Tổng cục II chính thức được Bộ Văn hoá - Thông tin công nhận nằm trong hệ thống các bảo tàng cấp 2 toàn quân.
  • Bảo tàng Binh chủng Thông tin (quận Ba Đình)
    Bảo tàng Binh chủng Thông tin thuộc loại hình bảo tàng lịch sử chuyên ngành quân sự, là thể chế văn hoá, có chức năng bảo quản và trưng bày các sưu tập về lịch sử Binh chủng Thông tin liên lạc nhằm phục vụ nhu cầu nghiên cứu, giáo dục, tham quan và hưởng thụ văn hoá của cán bộ, chiến sĩ trong Binh chủng và nhân dân, bạn bè quốc tế.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Hiểu rõ hơn lịch sử Quốc Tử Giám dưới thời nhà Lý
    Tại Nhà Đông vu, khu Đại Thành thuộc Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội), những hiện vật được trưng bày thường xuyên với chủ đề “Quốc Tử Giám - Trường Quốc học đầu tiên” giúp du khách tìm hiểu rõ hơn về lịch sử Quốc Tử Giám dưới thời Lý.
  • Phát động Cuộc thi sáng tác tranh cổ động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô
    Sáng nay 9/5, Sở VH&TT Hà Nội phối hợp với Cục Văn hóa cơ sở (Bộ VHTT&DL) phối hợp Phát động Cuộc thi Sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô.
  • Giao hưởng Điện Biên - thành tựu mới của nhà thơ Hữu Thỉnh
    Chiến thắng Điện Biên là chiến thắng vĩ đại “lừng lẫy Điện Biên chấn động địa cầu” (Tố Hữu), làm rạng danh nước Việt trên thế giới “Nước Việt Nam từ máu lửa/ Rũ bùn đứng dậy sáng lòa” (Nguyễn Đình Thi). Ngày 7/5/1954, lá cờ Quyết chiến Quyết thắng tung bay trên nóc hầm tướng De Castriest, ngày 12/5 Bác Hồ đã có bài thơ dài đăng trên báo Nhân Dân: “Quân ta toàn thắng ở Điện Biên Phủ”. Rồi sau đó, Tố Hữu có bài thơ nổi tiếng “Hoan hô chiến sĩ Điện Biên”. Bên cạnh những tác phẩm thơ, Điện Biên còn được nhắc đến trong nhiều truyện ngắn, tiểu thuyết, các cuốn sách hồi ký, biên khảo…
  • Hội thảo Văn hóa năm 2024 khơi nguồn lực, tạo động lực phát triển thiết chế văn hóa
    Thông tin từ Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch, ngày 12/5 tại tỉnh Quảng Ninh, Ủy ban Văn hóa - Giáo dục của Quốc hội, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và tỉnh Quảng Ninh sẽ phối hợp tổ chức Hội thảo Văn hóa năm 2024 với chủ đề “Chính sách và nguồn lực cho phát triển thiết chế văn hóa, thể thao”.
  • Khai mạc Triển lãm Quốc tế chuyên ngành Y Dược Việt Nam lần thứ 31
    Sáng 9/5, Triển lãm Quốc tế chuyên ngành Y Dược Việt Nam lần thứ 31 – VIETNAM MEDI-PHARM 2024 đã chính thức khai mạc tại Cung Văn hoá Hữu nghị (số 91 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội).
Đừng bỏ lỡ
Số nhà 90 - di tích cách mạng (quận Hà Đông)
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO