Xứ ủy Bắc Kỳ

Làng Trung Mầu, địa điểm An toàn khu thời kỳ tiền khởi nghĩa (huyện Gia Lâm)
Trung Mầu thuộc huyện Gia Lâm, ngoại Thành Hà Nội, trước tháng 8/1945 là đất của hai làng Trung Mầu và Thịnh Liên, tổng Dũng Vi, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh. Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ra đời, do có chủ trương sáp nhập liên xã, hai làng trên đã hợp làm một và được đặt tên là xã Trung Hưng.
  • Nhà số 40 phố Hàng Bún - cơ sở hoạt động của Xứ uỷ Bắc Kỳ (quận Ba Đình)
    Nhà số 40 phố Hàng Bún là cơ sở hoạt động của Xứ ủy Bắc Kỳ từ năm 1937 - 1939. Tại đây, đồng chí Lương Khánh Thiện, Thường vụ Xứ ủy Bắc Kỳ kiêm Bí thư Thành ủy Hà Nội đã ở và trực tiếp lãnh đạo phong trào cách mạng Hà Nội. Hiện nay, di tích thuộc phường Nguyễn Trung Trực, quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội.
  • Di tích Tân Yên (huyện Sóc Sơn)
    Bia lưu niệm chi bộ Tân Yên ghi dấu việc thành lập chi bộ Đảng đầu tiên của huyện Đa Phúc (nay là huyện Sóc Sơn), hiện nay thuộc khu hành chính số 6, thôn Tân Yên, xã Hồng Kỳ, huyện Sóc Sơn, Thành phố Hà Nội.
  • Khu tưởng niệm đồng chí Hoàng Văn Thụ (quận Hoàng Mai)
    Khu tưởng niệm đồng chí Hoàng Văn Thụ (trước đây thuộc quận Hai Bà Trưng), hiện nay thuộc phường Tương Mai, quận Hoàng Mai - Hà Nội.
  • Đổi mới trên quê hương An toàn khu Xứ ủy Bắc kỳ
    Không còn cảnh “sống ngâm da - chết ngâm xương”, thay vào đó là những cánh đồng lúa xanh tươi; những đầm nước mênh mông điểm xuyết máy quạt guồng tạo oxy nuôi cá, tôm, trồng sen; những đàn vịt tung tăng bơi lội…, xã Trầm Lộng (huyện Ứng Hòa) - miền quê cách mạng - An toàn khu của Xứ ủy Bắc Kỳ đang “thay da, đổi thịt” từng ngày, xứng danh quê hương Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân…
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO