Danh thắng & Di tích Hà Nội

Khu tưởng niệm đồng chí Hoàng Văn Thụ (quận Hoàng Mai)

Sơn Dương (t/h) 26/09/2023 08:45

Khu tưởng niệm đồng chí Hoàng Văn Thụ (trước đây thuộc quận Hai Bà Trưng), hiện nay thuộc phường Tương Mai, quận Hoàng Mai - Hà Nội.

khu-tuong-niem-dong-chi-hoang-van-thu.jpg
Khu tưởng niệm đồng chí Hoàng Văn Thụ

Trong lịch sử đấu tranh cách mạng vẻ vang của Đảng và dân tộc ta, hơn nửa thế kỷ qua có biết bao người con ưu tú đã anh dũng chiến đấu và hy sinh vẻ vang cho sự nghiệp giải phóng đất nước. Tiêu biểu như các đồng chí: Trần Phú, Ngô Gia Tự, Nguyễn Văn Cừ, Hoàng Văn Thụ...

Đồng chí Hoàng Văn Thụ, người dân tộc Tày, sinh ngày 4/11/1909 tại thôn Phạc Lạn, tổng Nhân Lý, châu Văn Uyên, tỉnh Lạng Sơn (nay là xã Hoàng Văn Thụ, huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn). Thuở nhỏ theo học tại trường tiểu học Pháp - Việt ở Lạng Sơn.

Sau phong trào đấu tranh đòi thả Phan Bội Châu (1925) và để tang Phan Chu Trinh (1926), đồng chí Hoàng Văn Thụ đã tham gia thành lập nhóm thanh niên yêu nước ở Lạng Sơn. Năm 1928 tham gia Hội Việt Nam Thanh niên cách mạng đồng chí. Năm 1929 được kết nạp vào Đông Dương Cộng sản Đảng.

Là một trong những đảng viên đầu tiên của Đảng Cộng sản Đông Dương, đồng chí tham gia lãnh đạo phong trào cách mạng ở các tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng, Thái Nguyên. Năm 1938, đồng chí tham gia Xứ uỷ Bắc Kỳ. Năm 1939 là Bí thư Xứ uỷ, kiêm chủ bút báo Giải phóng. Với cương vị là Bí thư Xứ uỷ Bắc Kỳ, đồng chí đã chỉ đạo củng cố Thành uỷ Hà Nội trong thời kỳ bị địch khủng bố gắt gao (1939 - 1940). Từ Hội nghị Trung ương lần thứ VII (tháng 11 năm 1940), đồng chí là Ủy viên thường vụ Trung ương Đảng. Tại hội nghị Trung ương lần thứ VIII (tháng 5 năm 1941) đồng chí được giao làm công tác mặt trận và binh vận, được cử vào Tổng bộ Việt Minh, tham gia sáng lập báo Cờ giải phóng.

Tháng 8/1943, trong khi đang làm nhiệm vụ chỉ đạo phong trào cách mạng ở Hà Nội, đồng chí bị giặc Pháp bắt và giam tại nhà lao Hoả Lò. Mặc cho đòn roi và những nhục hình tra tấn dã man, đồng chí Hoàng Văn Thụ vẫn giữ vững khí tiết của người chiến sĩ cộng sản kiên cường, luôn vững tin ở ngày toàn thắng của sự nghiệp giải phóng dân tộc. Trong toà án đại hình của thực dân Pháp, đồng chí đã nói thẳng vào mặt kẻ thù bằng những lời đanh thép: “Trong cuộc đấu tranh sinh tử giữa chúng tôi, những người mất nước, và các ông, những kẻ cướp nước, sự hy sinh của những người như tôi là lẽ dĩ nhiên, chỉ biết rằng, cuối cùng chúng tôi sẽ thắng”.

Ý chí gang thép ấy làm quân thù khiếp sợ. Sáng ngày 24/5/1944, kẻ thù đã hèn hạ sát hại đồng chí tại trường bắn Tương Mai.

Sau khi đồng chí Hoàng Văn Thụ hy sinh, nhân dân làng Tương Mai đã bí mật tổ chức an táng, bảo vệ giữ gìn hài cốt của đồng chí ngay tại cánh đồng Tương Mai. Sau hoà bình lập lại năm 1954, nhà nước ta đã xây lại mộ đồng chí. Năm 1958, di hài đồng chí được chuyển về nghĩa trang Mai Dịch - Hà Nội. Với mục đích giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ hôm nay và mai sau luôn ghi nhớ công lao của một đồng chí lãnh đạo xuất sắc của Đảng, Quận uỷ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân quận Hai Bà Trưng đã xây dựng nhà bia đồng chí Hoàng Văn Thụ và long trọng tổ chức lễ khánh thành đúng vào dịp kỷ niệm 50 năm ngày mất của đồng chí (24/5/1944 - 24/5/1994). Nhà bia đồng chí Hoàng Văn Thụ, vừa là di tích cách mạng, vừa là công trình văn hoá, nhà bia được xây dựng theo kiểu phương đình, 2 tầng 8 mái, lợp ngói ta. Kết cấu nhà bia được trang trí màu sắc hài hoà, hợp lý, như trong các kiến trúc cổ truyền của dân tộc. Khu tưởng niệm đồng chí Hoàng Văn Thụ có một tấm bia lớn (170cm x 90cm). Hai mặt tấm bia chạm nổi hình tượng búa liềm trong lá cờ Đảng. Mặt trước bia khắc tóm tắt tiểu sử, cuộc đời hoạt động của đồng chí Hoàng Văn Thụ. Mặt sau khắc nội dung bài thơ “Nhắn bạn” nổi tiếng của đồng chí Thụ.

Nhân kỷ niệm lần thứ 55 ngày mất của đồng chí Hoàng Văn Thụ, Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội và quận Hoàng Mai đã tổ chức lễ khánh thành tượng đài Hoàng Văn Thụ trong Khu tưởng niệm. Tượng đài bằng đá xanh Thanh Hóa, cao to, được tạo tác công phu thể hiện chí khí của người cộng sản hiên ngang trước kẻ thù...

Toàn bộ Khu di tích đã được gắn biển công trình kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội. Hội đồng nhân dân Thành phố Hà Nội, kỳ họp thứ 18, khóa XIII đã ra Nghị quyết đặt tên Vườn hoa Hoàng Văn Thụ (tháng 7 năm 2009), bao gồm khuôn viên cây xanh và di tích tưởng niệm Hoàng Văn Thụ.

Hiện nay tại bệnh viện Quân chủng không quân còn giữ lại được những dấu vết của trường bắn mà kẻ thù đã sát hại đồng chí Hoàng Văn Thụ. Đó là: 2 bệ bắn, 2 cọc định vị chiếc máy chém của giặc, chiếc hầm “con én” là nơi nhốt tử tù trước khi hành quyết. Ban giám đốc bệnh viện đã cho xây dựng Khu tưởng niệm đồng chí và khánh thành vào ngày 22/12/1988, gồm có: tượng bán thân đồng chí Hoàng Văn Thụ, bồn hoa, cây cảnh. Tại các bệ bắn, các nhà điêu khắc đã dựng lên hình tượng con đại bàng dứt xích bay lên, biểu tượng của một ý chí quật cường dứt khỏi gông xiềng, vút bay vào bầu trời tự do.

Với giá trị lịch sử của di tích, Ủy ban nhân dân Thành phố đã ra Quyết định số 4265/QĐ-UB ngày 13/10/1999, công nhận di tích cách mạng Khu tưởng niệm đồng chí Hoàng Văn Thụ./.

Theo Hà Nội Danh thắng và Di tích tập 02

Bài liên quan
  • Chùa Yên Nội (huyện Quốc Oai)
    Chùa mang tên địa danh của làng Yên Nội, nay thuộc thôn Yên Nội, xã Đồng Quang, huyện Quốc Oai, Hà Nội. Trước Cách mạng tháng Tám (1945) thuộc tổng Hoàng Xá, huyện Yên Sơn, phủ Quốc Oai, tỉnh Sơn Tây.
(0) Bình luận
  • Ô Quan Chưởng - Cửa ô cuối cùng của Hà Nội
    Cửa Ô Quan Chưởng nằm ở phía Đông thành Thăng Long xưa, hiện nay thuộc phường Đồng Xuân, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Đây là một trong những cửa ô quan trọng của thành Thăng Long còn sót lại cho đến ngày nay. Chứng kiến biết bao biến đổi thăng trầm của Thủ đô, giữa phố phường Hà Nội nhộn nhịp hôm nay, Ô Quan Chưởng vẫn sừng sững uy nghiêm, khoác lên mình vẻ đẹp cổ kính, bình yên...
  • Bảo tàng Mỹ thuật ở giữa làng quê (huyện Ba Vì)
    Xứ Đoài là một vùng đất tối cổ - vùng địa văn hoá, địa thi hoạ - nơi mà con người có thể trải nghiệm đời mình trong hệ sinh thái tự nhiên của vùng đất, đi qua những truyền thuyết, cổ tích, để từ đó tạo nên tâm tính, giọng nói đặc trưng của con người xứ Đoài. Nắng và gió, núi và sông xứ Đoài đã gợi cảm hứng sáng tác cho một Tản Đà, một Quang Dũng và nhiều thi nhân, hoạ sĩ: từ Tô Ngọc Vân, Nguyễn Gia Trí đến Sĩ Tốt, Nguyễn Tiến Chung, Nguyễn Tư Nghiêm, Nguyễn Sáng... và những thế hệ văn nghệ sĩ sau này, ở họ đều có những sáng tác xuất sắc về xứ Đoài.
  • Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày (huyện Phú Xuyên)
    Đi khắp các vùng miền của Tổ quốc, những cựu tù binh Phú Quốc đã sưu tầm kỷ vật, di vật, tranh ảnh có liên quan đến các nhà tù trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược mà đồng đội và các ông đã trải qua. Hơn 20 năm kiếm tìm và góp nhặt, Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày, do chính những người cựu tù năm xưa thành lập là những minh chứng chân thực về một thời oanh liệt và hào hùng của dân tộc.
  • Bảo tàng Quê hương phong trào chiếc gậy Trường Sơn (huyệnỨng Hoà)
    Hoà Xá là một làng quê nằm sát bờ tả sông Đáy, thuộc vùng ven chiêm trũng Khu Cháy. Nơi đây sớm có phong trào cách mạng ngay từ những năm 1930, là hậu phương trung thành của cuộc kháng chiến chống Pháp. Trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Hòa Xá được xem là quê hương của phong trào động viên thanh niên lên đường “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” và câu chuyện huyền thoại “chiếc gậy Trường Sơn”.
  • Khu Cháy, Bảo tàng Khu Cháy - một địa chỉ đỏ về truyền thống đấu tranh cách mạng ở Ứng Hoà, Phú Xuyên
    “Khu Cháy” là thuật ngữ để nói về một khu du kích trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp gồm 22 xã ở phía nam huyện Ứng Hoà và tây huyện Phú Xuyên, Hà Nội.
  • Bảo tàng Tổng cục II (quận Hoàng Mai)
    Toạ lạc tại số 322 đường Lê Trọng Tấn, quận Hoàng Mai, Hà Nội trên khuôn viên rộng 3.500m2, gồm 2 tầng nhà và phần trưng bày ngoài trời, Bảo tàng Tổng cục II hiện lưu giữ 5.830 hiện vật, trong đó có nhiều hiện vật quý hiếm gắn liền với cuộc đời hoạt động của nhiều chiến sĩ tình báo xuất sắc của Quân đội nhân dân Việt Nam. Với chức năng phục vụ công tác nghiên cứu, tham quan học tập, giáo dục truyền thống, Bảo tàng Tổng cục II chính thức được Bộ Văn hoá - Thông tin công nhận nằm trong hệ thống các bảo tàng cấp 2 toàn quân.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Podcast] Thành Cổ Loa – Tòa thành cổ độc đáo lớn nhất Việt Nam
    Di tích quốc gia đặc biệt Cổ Loa không chỉ được biết đến với sự hình thành Nhà nước Âu Lạc (khoảng từ năm 208 - 179 trước Công nguyên) mà còn là nơi hội tụ ba hệ giá trị: Lịch sử - sinh thái - nhân văn đặc sắc, tạo nên những giá trị độc đáo hiếm có: Từ truyền thuyết về một thời kỳ dựng nước sơ khai đến những bằng chứng vật chất về một tòa thành độc đáo, cổ nhất Việt Nam và vùng Đông Nam Á hay cả câu chuyện tình bi ai của đôi trai gái và nỗi niềm day dứt không nguôi của bao bậc hiền minh khi suy tư về phép đối nhân xử thế giữa con người với con người, giữa quốc gia với với quốc gia.
  • [Podcast] Truyện ngắn: Sen quán
    Loay hoay mãi chị mới cởi nổi bộ khuy áo. Cái áo cánh nâu bà ngoại để lại. May sao áo của bà không chỉ vừa mà như muốn vẽ lại những đường cong đẹp nhất của chị. Chị là người Hà Nội. Mẹ không biết cụ tổ đến Hà Nội từ bao giờ mà chỉ biết và kể chuyện từ đời ông bà ngoại. Rằng ông ngoại từng là nhà buôn vải lụa còn bà là ca nương ca trù nổi tiếng ở đất kinh kỳ.
  • [Video] Chùa Thầy - Di sản văn hóa xứ Đoài tỏa sáng cùng Thủ đô ngàn năm văn hiến
    Thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến có hàng ngàn di tích lịch sử - văn hóa, nhưng hiếm có di tích nào hàm chứa cả giá trị di sản vật thể và phi vật thể như Chùa Thầy (xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai) được xây dựng từ thế kỷ thứ 11, gắn liền với tên tuổi của Thiền sư Từ Đạo Hạnh. Cuối năm 2014, chùa Thầy được Chính phủ công nhận Di tích Quốc gia đặc biệt, tới năm 2023, Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội công nhận Chùa Thầy là “Điểm du lịch Di tích Quốc gia đặc biệt" và đầu năm 2024, Đảng bộ - Chính quyền và nhân dân h
  • Công bố khẩn cấp tình trạng sạt lở đê hữu Bùi trên địa bàn huyện Chương Mỹ
    Ngày 22/11, UBND Thành phố Hà Nội ban hành Quyết định số 6068/QĐ-UBND về việc công bố tình huống khẩn cấp các sạt lở trên các tuyến đê hữu Bùi, Bùi 2, Gò Khoăm, sạt lở bờ sông Bùi trên địa bàn huyện Chương Mỹ.
  • Kỳ thi học sinh giỏi lớp 9 tại Hà Nội với 7 môn thi sẽ diễn ra vào tháng 1/2025
    Theo kế hoạch, kỳ thi chọn học sinh giỏi thành phố Hà Nội sẽ được tổ chức vào ngày 18/01/2025; với 7 môn thi mỗi môn có thời gian làm bài 150 phút.
Đừng bỏ lỡ
Khu tưởng niệm đồng chí Hoàng Văn Thụ (quận Hoàng Mai)
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO