Danh thắng & Di tích Hà Nội

Quần thể di tích cách mạng và kháng chiến Khu Cháy (huyện Ứng Hoà)

Sơn Dương (t/h) 27/09/2023 09:42

Khu Cháy là một vùng đồng chiêm trũng rộng lớn, nằm ở phía đông nam huyện Ứng Hòa, Hà Nội. Bao quanh bốn mặt là các tuyến đường 75 ở phía bắc, đường 60 ở phía nam, sông Nhuệ ở phía đông và tuyến đê Đáy ở phía tây.

tuong-dai-khu-chay-kien-cuong.jpg
Tượng đài Khu Cháy kiên cường

Trong thời kỳ tiền khởi nghĩa, giữa năm 1942, Xứ ủy Bắc Kỳ chọn khu Nam Ứng Hòa và Bắc Kim Bảng (Hà Nam) làm An toàn khu (ATK) để bảo vệ, trong đó Tảo Khê - Trầm Lộng là những cơ sở trung tâm. Ở đây còn lưu dấu nhiều di tích cách mạng, mặc dù một số di tích đã bị chiến tranh, thời gian hủy hoại và biến dạng.

Đình - chùa Tảo Khê nằm ngay đầu làng thôn Tảo Khê, xã Tảo Dương Văn, có khuôn viên rộng 5 sào. Trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, sư Nhị trụ trì chùa là một quần chúng cứu quốc, nên ngôi chùa trở thành cơ sở cách mạng. Đặc biệt, khi vùng Nam Ứng Hòa trở thành An toàn khu của Xứ ủy, chùa Tảo Khê là một trong những địa điểm bảo vệ đồng chí Hoàng Quốc Việt - Uỷ viên thường vụ Trung ương Đảng, Bí thư Xứ ủy Bắc Kỳ, đồng chí ở và làm việc tại ngôi nhà hậu phía sau chùa. Trước đây, ngôi nhà này làm bằng lá, hiện nay đã được nâng cấp, sửa chữa, xây tường, lợp ngói. Tại đây, đồng chí Hoàng Quốc Việt đã mở lớp huấn luyện chính trị cho một số cán bộ Xứ ủy và Ban Tỉnh ủy Hà Đông. Thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp (1946 - 1954), chùa Tảo Khê còn có hầm bí mật bảo vệ cán bộ, du kích trong thời gian địch chiếm đóng. Còn đình Tảo Khê là nơi cán bộ cứu quốc thời tiền khởi nghĩa thường cất giấu tài liệu, vũ khí. Đặc biệt, nơi đây là địa điểm tập kết và xuất kích của lực lượng quần chúng khu vực Nam Ứng Hòa - Nam Mỹ Đức trong ngày 17/8/1945 khởi nghĩa giành chính quyền phủ Ứng Hòa, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của đồng chí Đỗ Mười - Tỉnh ủy viên, Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Hà Đông.

Ngoài ra, tại Tảo Khê còn có các di tích cách mạng tiêu biểu: Đó là ngôi nhà nhỏ 4 gian của đồng chí Nguyễn Văn Lộc, ở xóm Giữa - là địa điểm thành lập chi bộ Đảng đầu tiên ở phía nam tỉnh. Sau ngày 9/3/1945, Xứ ủy Bắc Kỳ giao cho chi bộ Tảo Khê nhiệm vụ mua súng phục vụ cho việc chuẩn bị khởi nghĩa. Ngôi nhà thờ ba gian tại lăng miếu ở Đông Quý (đối diện với Ủy ban nhân dân xã hiện nay) dùng làm kho cất giấu số súng mua được và là nơi sửa chữa những khẩu súng bị hư hỏng. Rất tiếc ngôi nhà ba gian này đã bị phá hủy trong chiến tranh.

Trầm Lộng là nơi cơ quan của Xứ ủy đóng, vì vậy ở khu vực này có một số địa điểm trở thành di tích cách mạng:

Đình Thượng ở thôn Lương Đa, cách xa làng gần 1km, trên một khu đất rộng tới 6 sào, cây cối um tùm, tĩnh lặng, vắng vẻ, nên trở thành địa điểm họp hành, hội nghị liên lạc của cán bộ thời kỳ hoạt động bí mật.

Hòa Đồng Tự thường được gọi là chùa Rồng ở thôn Lương Đa là địa điểm nuôi và bảo vệ cán bộ và cũng có thời gian cơ quan Xứ ủy đóng tại đây. Đình và chùa thôn Trầm Lộng cũng là cơ sở bảo vệ cán bộ, địa điểm liên lạc, bảo vệ cơ quan ấn loát của Xứ ủy. Đặc biệt, chùa Chòng là địa điểm họp hội nghị đại diện các cơ sở cách mạng khu vực Nam Ứng Hòa Nam Mỹ Đức vào đêm 15/8/1945, do đồng chí Đỗ Mười chủ trì, truyền đạt lệnh khởi nghĩa giành chính quyền ở Ứng Hòa.

Chùa Ngăm (chùa Kim Giang) vừa là di tích văn hóa đặc sắc, vừa là di tích cách mạng, vì đây là địa điểm liên lạc với Xứ ủy, nơi phân phối tài liệu, báo chí. Song chùa Ngăm đã bị chiến tranh hủy hoại, chỉ còn lại gác chuông được tháo dỡ đem về dựng tại khu danh thắng Hương Sơn (Mỹ Đức).

Ở các thôn Lương Đa, Thu Nội, Trầm Lộng còn có những di tích cách mạng, cơ sở bảo vệ các đồng chí Hoàng Quốc Việt, Đỗ Mười và nhiều cán bộ khác của Đảng như: nhà cụ Tạ Ngọc Hồ; ngôi điện thờ của cụ chủ Lê Văn Vịnh; căn nhà gác hai tầng của gia đình bà Nghìn; căn nhà dệt - nhuộm của ông Lý Dần... Phần lớn các di tích không còn nguyên dạng, hoặc đã bị chiến tranh tàn phá, song vẫn để lại những dấu tích ghi lại dấu ấn một thời cách mạng gian khổ nhưng rất đáng tự hào của quân và dân Ứng Hòa trong cuộc đấu tranh cướp chính quyền cách mạng tháng 8/1945.

Trong kháng chiến chống thực dân Pháp (1946 - 1954), Khu Cháy là một khu du kích kiên cường, có vị trí rất quan trọng. Địch đã bắn phá Khu Cháy rất khốc liệt bằng chính sách đốt sạch, phá sạch, giết sạch. Cây đa trên cánh đồng Dương Liễu vẫn còn đó như một chứng tích ghi lại một trong muôn vàn tội ác của bọn thực dân xâm lược. Nhân dân địa phương thường gọi cây đa này là “Cây đa ba mươi”, vì trong một trận càn tháng 6/1951, giặc Pháp đã xả súng giết hại một lúc trên ba mươi đồng bào ta, phần lớn là phụ nữ và trẻ em chạy giặc trú tại gốc đa này. Đặc biệt, Khu Cháy còn là nơi diễn ra nhiều cuộc chiến đấu anh dũng, kiên cường của quân dân ta khiến quân thù phải khiếp đảm: Trận phục kích diệt đội Bảo an binh tại cánh đồng làng Trạch Xá từ trước ngày Tổng khởi nghĩa (10/8/1945); trận chống càn quyết liệt tháng 6/1951 với những chiến công tại Đồng Tân, Minh Đức mà tại Trầm Lộng, Bác Hồ đã gửi thư khen ngợi chiến công này. Ngoài ra tại đây còn rất nhiều chiến công vang dội khác tại các xã Đồng Lỗ, Kim Đường, Trung Tú đã đi vào lịch sử kháng chiến như một bản anh hùng ca bất hủ của dân tộc./.

Theo Hà Nội Danh thắng và Di tích tập 02

Bài liên quan
  • Chùa Yên Bình (huyện Gia Lâm)
    Chùa Yên Bình có tên chữ là Sùng Linh tự. Chùa thuộc thôn Yên Bình (An Bình), xã Dương Xá, huyện Gia Lâm, Hà Nội.
(0) Bình luận
  • Bảo tàng Mỹ thuật ở giữa làng quê (huyện Ba Vì)
    Xứ Đoài là một vùng đất tối cổ - vùng địa văn hoá, địa thi hoạ - nơi mà con người có thể trải nghiệm đời mình trong hệ sinh thái tự nhiên của vùng đất, đi qua những truyền thuyết, cổ tích, để từ đó tạo nên tâm tính, giọng nói đặc trưng của con người xứ Đoài. Nắng và gió, núi và sông xứ Đoài đã gợi cảm hứng sáng tác cho một Tản Đà, một Quang Dũng và nhiều thi nhân, hoạ sĩ: từ Tô Ngọc Vân, Nguyễn Gia Trí đến Sĩ Tốt, Nguyễn Tiến Chung, Nguyễn Tư Nghiêm, Nguyễn Sáng... và những thế hệ văn nghệ sĩ sau này, ở họ đều có những sáng tác xuất sắc về xứ Đoài.
  • Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày (huyện Phú Xuyên)
    Đi khắp các vùng miền của Tổ quốc, những cựu tù binh Phú Quốc đã sưu tầm kỷ vật, di vật, tranh ảnh có liên quan đến các nhà tù trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược mà đồng đội và các ông đã trải qua. Hơn 20 năm kiếm tìm và góp nhặt, Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày, do chính những người cựu tù năm xưa thành lập là những minh chứng chân thực về một thời oanh liệt và hào hùng của dân tộc.
  • Bảo tàng Quê hương phong trào chiếc gậy Trường Sơn (huyệnỨng Hoà)
    Hoà Xá là một làng quê nằm sát bờ tả sông Đáy, thuộc vùng ven chiêm trũng Khu Cháy. Nơi đây sớm có phong trào cách mạng ngay từ những năm 1930, là hậu phương trung thành của cuộc kháng chiến chống Pháp. Trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Hòa Xá được xem là quê hương của phong trào động viên thanh niên lên đường “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” và câu chuyện huyền thoại “chiếc gậy Trường Sơn”.
  • Khu Cháy, Bảo tàng Khu Cháy - một địa chỉ đỏ về truyền thống đấu tranh cách mạng ở Ứng Hoà, Phú Xuyên
    “Khu Cháy” là thuật ngữ để nói về một khu du kích trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp gồm 22 xã ở phía nam huyện Ứng Hoà và tây huyện Phú Xuyên, Hà Nội.
  • Bảo tàng Tổng cục II (quận Hoàng Mai)
    Toạ lạc tại số 322 đường Lê Trọng Tấn, quận Hoàng Mai, Hà Nội trên khuôn viên rộng 3.500m2, gồm 2 tầng nhà và phần trưng bày ngoài trời, Bảo tàng Tổng cục II hiện lưu giữ 5.830 hiện vật, trong đó có nhiều hiện vật quý hiếm gắn liền với cuộc đời hoạt động của nhiều chiến sĩ tình báo xuất sắc của Quân đội nhân dân Việt Nam. Với chức năng phục vụ công tác nghiên cứu, tham quan học tập, giáo dục truyền thống, Bảo tàng Tổng cục II chính thức được Bộ Văn hoá - Thông tin công nhận nằm trong hệ thống các bảo tàng cấp 2 toàn quân.
  • Bảo tàng Binh chủng Thông tin (quận Ba Đình)
    Bảo tàng Binh chủng Thông tin thuộc loại hình bảo tàng lịch sử chuyên ngành quân sự, là thể chế văn hoá, có chức năng bảo quản và trưng bày các sưu tập về lịch sử Binh chủng Thông tin liên lạc nhằm phục vụ nhu cầu nghiên cứu, giáo dục, tham quan và hưởng thụ văn hoá của cán bộ, chiến sĩ trong Binh chủng và nhân dân, bạn bè quốc tế.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Xúc động những câu chuyện thời niên thiếu của Bác Hồ ở Huế
    Chủ tịch Hồ Chí Minh và gia đình từng sinh sống, lao động, học tập và tham gia các hoạt động yêu nước ở Thừa Thiên Huế trong thời gian từ 1895 - 1901 và 1906 - 1909.
  • Tái hiện “một thời hoa lửa” của Thanh niên xung phong
    Tối 18/5, tại khu vực sân khấu ngoài trời thị xã Sơn Tây, đêm thi thứ 5 “Liên hoan tiếng hát Cựu Thanh niên xung phong Hà Nội năm 2024” (cụm số 3) được tổ chức với sự tham gia của 6 đơn vị và hàng chục tiết mục đặc sắc, được dàn dựng công phu tái hiện chân thực một thời gian khổ, hy sinh nhưng rất đỗi hào hùng của các thế hệ Thanh niên xung phong (TNXP) Việt Nam.
  • Xuất bản cuốn sách "Văn hóa phải soi đường cho quốc dân đi"
    Nhân kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024), NXB Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản cuốn sách "Văn hóa phải soi đường cho quốc dân" đi nhằm tri ân, ghi nhớ những đóng góp vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với cách mạng Việt Nam; đồng thời khẳng định, vai trò của tư tưởng văn hoá Hồ Chí Minh vẫn còn nguyên giá trị to lớn, định hướng cho công cuộc xây dựng nền văn hoá Việt Nam hiện nay.
  • Phát động bình chọn “Những bản hùng ca của đất nước”
    Với chủ đề "Những bản hùng ca đất nước", cuộc bình chọn 50 tác phẩm văn học và nghệ thuật biểu diễn Việt Nam sau ngày đất nước thống nhất chính thức được phát động ngày 18/5 tại Hà Nội.
  • Khánh thành công trình Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh và bức Phù điêu Bác Hồ với Công an Thủ đô
    Nhân dịp kỷ niệm 60 năm Ngày Bác Hồ đến thăm, chúc Tết Công an TP Hà Nội và 134 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, ngày 19/5, Công an TP Hà Nội trang trọng tổ chức Lễ khánh thành công trình "Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh và bức Phù điêu Bác Hồ với Công an Thủ đô".
Đừng bỏ lỡ
Quần thể di tích cách mạng và kháng chiến Khu Cháy (huyện Ứng Hoà)
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO