Danh thắng & Di tích Hà Nội

Nhà thờ Lê Ngô Cát (huyện Chương Mỹ)

Sơn Dương (t/h) 11:03 27/04/2023

Nhà thờ Lê Ngô Cát thuộc xã Thụy Hương, huyện Chương Mỹ, Hà Nội.

Phú Bến là một trong những thôn của xã Thụy Hương, huyện Chương Mỹ hiện còn lưu giữ và bảo tồn được nhà thờ danh nhân Lê Ngô Cát - tác giả bộ “Đại Nam quốc sử diễn ca” nổi tiếng. Xung quanh nhân vật lịch sử này còn nhiều giai thoại lưu truyền cho đến tận ngày nay. Sử sách chép rằng: Lê Ngô Cát tự là Bá Hanh, hiệu là Trung Mại, sinh năm Đinh Hợi triều vua Minh Mạng thứ 8 (1827) tại xã Hương Lang (tức xã Thuỵ Hương ngày nay). Lớn lên học với cha là Lê Ngô Duệ (tự là Ninh Phủ, hiệu là Nhất Chân), nguyên là Giám sinh trường Quốc Tử Giám, sau đỗ Cống sinh năm Minh Mạng thứ nhất (1820), sung vào Nội giám 3 năm rồi nhân vì việc nhà xin cáo về. Thân mẫu là người họ Chu, huý là Quán, hiệu là Từ Ái.

Như vậy, Lê Ngô Cát sinh trưởng trong một gia đình giàu truyền thống hiếu học, được thân phụ dạy bảo Thi, Thư, Lễ, Nhạc từ khi còn nhỏ. Ông vốn là người thông minh, dĩnh ngộ lại có tài văn chương, đặc biệt là tài văn chương Nôm.

Sau khi đậu Cử nhân năm Mậu Thân đời vua Tự Đức (1848), ông ra làm quan. Trải qua các chức Giáo thụ phủ Kinh Môn (Hải Dương), Biên tu ở Quốc sử quán, sau làm Án sát tỉnh Cao Bằng. Ông có tài làm thơ Nôm nhanh, ngoài sách Sử ca, hiện còn một số bài thơ Nôm để lại và một bản dịch bài Hồi văn. Chính trong thời gian làm việc tại Quốc sử quán, ông đã được tiến cử vào việc sửa sách Sử ký quốc ngữ ca (1858).

Với riêng văn thơ Nôm, Lê Ngô Cát không tiếp tục mạch văn chương thế kỷ XVIII - XIX. Trong bài tựa sách Đại Nam quốc sử diễn ca viết vào mùa thu năm Canh Ngọ đời vua Tự Đức thứ 23 (1870), Phạm Đình Toán có nói rõ như sau: “Quốc sử diễn ca do quan Án sát tỉnh Cao Bằng là Lê Ngô Cát vâng lệnh soạn..., quan Hình bộ Thị lang là Phạm Công Xuân Quế đã nhuận sắc. Toàn sách cả thảy có 1.887 câu chép việc đủ mà rõ, không phải chỉ trẻ con đàn bà nơi đồng ruộng có thể đọc lên mà biết, tuy là văn thân học sĩ cũng thích xem, là vì chép việc nước ta, xem qua một lượt có thể biết hết”. Trong Đại Nam thực lục chính biên, quyển 18 chép: “Tháng ba năm Tự Đức thứ 11, Mậu Ngọ, vua sai các quan coi Sử quán là Phan Thanh Giản và Phạm Huy chọn người giỏi quốc âm coi việc chữ Sử ký quốc diễn ca và nối thêm sử đời Lê - Trịnh cho đến đời Xuất đế (Chiêu Thống). Các quan bèn chọn các ông Lê Ngô Cát hàm Biên tu và Trương Thúc Hào chức Tư vụ để sung vào việc đó”. Trong Đại Nam quốc sử diễn ca, những tác giả khó tính nhất cũng tìm thấy cơ man điều chia sẻ cho lịch sử dựng nước, giữ nước oai hùng nước nhà, mà người nông dân “văn thơ, phú lục chẳng hay” cũng dễ dàng hoà điệu tri âm Hoạn lộ của Lê Ngô Cát nhìn chung là trôi chảy, tuy có gặp một hai lần đình ưu. Xuất chính vào tuổi tráng niên, làm Giáo thụ phủ Kinh Môn (Hải Dương), Biên tu ở Quốc sử quán (Huế), Án sát tỉnh Cao Bằng và mất tại đây. Tác phẩm của ông để lại, với cảnh với người, với lịch sử nước nhà không thiên vị bên nào. Đó là một đóng góp to lớn cho văn học Nôm, đã không tiền mà dễ thường khoáng hậu.

Nhà thờ Lê Ngô Cát nằm ở giữa làng trông về hướng nam gồm 5 gian nhà ngang tường xây hồi bít đốc, hai mái chảy lợp ngói ri. Vào bên trong nhà thờ được chia làm hai phần: Nội tự và ngoại khách. Phần nội tự là nơi thờ cúng, phần ngoại là hiện được mở rộng làm nơi để cho con cháu hành lễ. Các bộ vì của nhà thờ được làm tương đối khác nhau. Bốn bộ vì giữa được làm theo kiểu “thượng chồng rường con nhị hạ kẻ chuyền xà nách” trên mặt bằng bốn hàng chân cột. Nghệ thuật trang trí thể hiện chủ yếu trên các bức cốn được làm theo kiểu tam giác vuông có cạnh huyền cắt khấc đỡ các hoành trung, trong lòng bức cốn được chạm hoa văn tứ quý, tùng cúc trúc mai và mây cụm với đường nét chạm lộng, hài hoà thanh thoát mang phong cách thời Nguyễn.

Trong số các di vật, đáng chú ý nhất là một nhang án, khám thờ được các nghệ nhân chạm khắc tinh xảo, hai tầng, phần trên chạm lưỡng long chầu nguyệt, xuống dưới chính giữa chạm cuốn thư, hai diềm hai bên chạm cúc dây và phượng chầu, phần cửa khám chạm hoa văn chữ triện... ỳ dạ cá. Đây là một khám thờ đẹp, chạm khắc tinh xảo mang phong cách Nguyễn và một sắc phong niên hiệu Tự Đức thứ 14 (1851).

Nhà thờ danh nhân Lê Ngô Cát đã được UBND tỉnh Hà Tây xếp hạng di tích lịch sử - văn hoá, dạng lưu niệm danh nhân năm 2006./.

Theo Hà Nội Danh thắng và Di tích tập 01

Bài liên quan
(0) Bình luận
  • Ô Quan Chưởng - Cửa ô cuối cùng của Hà Nội
    Cửa Ô Quan Chưởng nằm ở phía Đông thành Thăng Long xưa, hiện nay thuộc phường Đồng Xuân, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Đây là một trong những cửa ô quan trọng của thành Thăng Long còn sót lại cho đến ngày nay. Chứng kiến biết bao biến đổi thăng trầm của Thủ đô, giữa phố phường Hà Nội nhộn nhịp hôm nay, Ô Quan Chưởng vẫn sừng sững uy nghiêm, khoác lên mình vẻ đẹp cổ kính, bình yên...
  • Bảo tàng Mỹ thuật ở giữa làng quê (huyện Ba Vì)
    Xứ Đoài là một vùng đất tối cổ - vùng địa văn hoá, địa thi hoạ - nơi mà con người có thể trải nghiệm đời mình trong hệ sinh thái tự nhiên của vùng đất, đi qua những truyền thuyết, cổ tích, để từ đó tạo nên tâm tính, giọng nói đặc trưng của con người xứ Đoài. Nắng và gió, núi và sông xứ Đoài đã gợi cảm hứng sáng tác cho một Tản Đà, một Quang Dũng và nhiều thi nhân, hoạ sĩ: từ Tô Ngọc Vân, Nguyễn Gia Trí đến Sĩ Tốt, Nguyễn Tiến Chung, Nguyễn Tư Nghiêm, Nguyễn Sáng... và những thế hệ văn nghệ sĩ sau này, ở họ đều có những sáng tác xuất sắc về xứ Đoài.
  • Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày (huyện Phú Xuyên)
    Đi khắp các vùng miền của Tổ quốc, những cựu tù binh Phú Quốc đã sưu tầm kỷ vật, di vật, tranh ảnh có liên quan đến các nhà tù trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược mà đồng đội và các ông đã trải qua. Hơn 20 năm kiếm tìm và góp nhặt, Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày, do chính những người cựu tù năm xưa thành lập là những minh chứng chân thực về một thời oanh liệt và hào hùng của dân tộc.
  • Bảo tàng Quê hương phong trào chiếc gậy Trường Sơn (huyệnỨng Hoà)
    Hoà Xá là một làng quê nằm sát bờ tả sông Đáy, thuộc vùng ven chiêm trũng Khu Cháy. Nơi đây sớm có phong trào cách mạng ngay từ những năm 1930, là hậu phương trung thành của cuộc kháng chiến chống Pháp. Trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Hòa Xá được xem là quê hương của phong trào động viên thanh niên lên đường “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” và câu chuyện huyền thoại “chiếc gậy Trường Sơn”.
  • Khu Cháy, Bảo tàng Khu Cháy - một địa chỉ đỏ về truyền thống đấu tranh cách mạng ở Ứng Hoà, Phú Xuyên
    “Khu Cháy” là thuật ngữ để nói về một khu du kích trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp gồm 22 xã ở phía nam huyện Ứng Hoà và tây huyện Phú Xuyên, Hà Nội.
  • Bảo tàng Tổng cục II (quận Hoàng Mai)
    Toạ lạc tại số 322 đường Lê Trọng Tấn, quận Hoàng Mai, Hà Nội trên khuôn viên rộng 3.500m2, gồm 2 tầng nhà và phần trưng bày ngoài trời, Bảo tàng Tổng cục II hiện lưu giữ 5.830 hiện vật, trong đó có nhiều hiện vật quý hiếm gắn liền với cuộc đời hoạt động của nhiều chiến sĩ tình báo xuất sắc của Quân đội nhân dân Việt Nam. Với chức năng phục vụ công tác nghiên cứu, tham quan học tập, giáo dục truyền thống, Bảo tàng Tổng cục II chính thức được Bộ Văn hoá - Thông tin công nhận nằm trong hệ thống các bảo tàng cấp 2 toàn quân.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Ra mắt sách “100 năm văn học quốc ngữ xứ Huế (1920 – 2020) - Một góc nhìn”
    Nhà phê bình văn học Phạm Phú Phong cùng các cộng sự giới thiệu và ra mắt sách “100 năm văn học quốc ngữ xứ Huế (1920 – 2020) - Một góc nhìn” tại TP Huế.
  • “Chân mây” - những vẻ đẹp dung dị của cuộc sống
    Nguyễn Linh Khiếu, thời gian qua đã khẳng định là một nhà thơ đương đại khác biệt. Ở văn xuôi, với tùy văn, ông cũng đang từng bước khai mở một con đường riêng. Với ba tập tùy văn “Beijing lá phong vàng” (2018), “Hoa khởi trinh” (2024) và “Chân mây” (2024), Nguyễn Linh Khiếu đã hé lộ cảm quan nhân sinh và cả tình yêu cuộc sống.
  • [Podcast] Thành Cổ Loa – Tòa thành cổ độc đáo lớn nhất Việt Nam
    Di tích quốc gia đặc biệt Cổ Loa không chỉ được biết đến với sự hình thành Nhà nước Âu Lạc (khoảng từ năm 208 - 179 trước Công nguyên) mà còn là nơi hội tụ ba hệ giá trị: Lịch sử - sinh thái - nhân văn đặc sắc, tạo nên những giá trị độc đáo hiếm có: Từ truyền thuyết về một thời kỳ dựng nước sơ khai đến những bằng chứng vật chất về một tòa thành độc đáo, cổ nhất Việt Nam và vùng Đông Nam Á hay cả câu chuyện tình bi ai của đôi trai gái và nỗi niềm day dứt không nguôi của bao bậc hiền minh khi suy tư về phép đối nhân xử thế giữa con người với con người, giữa quốc gia với với quốc gia.
  • Miền Bắc đón không khí lạnh, có nơi dưới 10 độ C
    Dự báo khoảng chiều tối và đêm nay 25/11, không khí lạnh cường độ mạnh bắt đầu ảnh hưởng đến miền Bắc, chiều tối và đêm cùng ngày, Đông Bắc Bộ mưa rải rác.
  • Show diễn chỉ có trong thế vận hội quốc tế “hạ cánh” Phú Quốc cuối năm
    Bản giao hưởng đại dương - Symphony Of The Sea đang khiến hàng nghìn du khách phải trầm trồ trước độ “chịu chi” của Sun Group, khi có tới gần 20 phút trình diễn pháo mỗi tối, từ pháo nước, pháo Jetski và pháo trên “đôi cánh” của những quán quân, á quân flyboard thế giới.
Đừng bỏ lỡ
Nhà thờ Lê Ngô Cát (huyện Chương Mỹ)
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO