tự đức

Cao Huy Diệu – văn nhân ưu thời mẫn thế
Chúng ta vốn đã quá quen thuộc với quan niệm của người xưa về mối quan hệ hai chiều giữa “địa linh” và “nhân kiệt”, trong đó yếu tố “địa linh” quyết định “nhân kiệt” và yếu tố “nhân kiệt” lại tác động làm nên “địa linh” như một chuỗi nhân quả bất tận. Thăng Long - Hà Nội vốn được xác định từ sớm với đặc trưng địa linh của mình và cũng sớm hình thành nên các làng, các vùng với những dòng họ nối đời khoa bảng. Vùng đất Phú Thị thuộc huyện Gia Lâm (Hà Nội) là một không gian địa lí như thế và dòng họ Cao ở đất này là một dòng họ như thế. Trong cả hai trục tọa độ không gian, thời gian ấy, danh nhân Cao Huy Diệu (Thế kỷ XVIII-XIX) - danh thần dưới triều Gia Long (1762 - 1820) - là một trong những con người tiêu biểu cho dòng họ Cao, cho quê hương Phú Thị và cho Thăng Long - Hà Nội nghìn năm văn hiến.
  • Kiều Oánh Mậu – nhà khoa bảng yêu nước
    Kiều Oánh Mậu (1854-1911), tự là Tử Yến, hiệu Giá Sơn, người làng Đông Sàng, huyện Phúc Thọ, tỉnh Sơn Tây (nay thuộc xã Đường Lâm, thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội). Lúc nhỏ, Kiều Oánh Mậu có tên là Kiều Dực (hoặc Kiều Hữu Dực), sau lại đổi là Kiều Cung (hoặc Kiều Doãn Cung). Năm 1883, vua Tự Đức chết, đặt miếu hiệu là Dực Tông, vì kiêng miếu húy, ông mới đổi tên là Kiều Cung rồi đổi là Kiều Oánh Mậu.
  • Nguyễn Cao – tấm gương yêu nước lẫm liệt
    Nguyễn Cao sinh năm Đinh Dậu (1837), người làng Cách Bi, huyện Quế Dương (tức Quế Võ), tỉnh Bắc Ninh. Cha ông là Nguyễn Hạnh, đỗ Cử nhân khoa Tân Mão (1831), làm Tri huyện Thủy Đường. Ông mồ côi cha từ khi còn nhỏ. Mẹ ông lúc đó mới hơn hai mươi tuổi nhưng quyết tâm ở vậy nuôi con với niềm hy vọng con mình sẽ trở thành người hữu dụng cho đất nước. Ít lâu sau, thân mẫu Nguyễn Cao cũng qua đời.
  • Vũ Nhự - quan chức, nhà giáo hiền tài
    Vũ Nhự, hiệu là Đông Phần, nguyên quán làng Hoa Đường, từ tháng 3-1841, vì kỵ húy bà Hồ Thị Hoa, mẹ vua Thiệu Trị (1841-1847) đổi gọi là Lương Đường; và từ tháng 12-1885, thì lại đổi tên là Lương Ngọc (vì vua Đồng Khánh, 1886-1888, húy là Ưng Đường), huyện Đường An, trấn Hải Dương, trú quán tại phường Kim Cổ, huyện Thọ Xương, tỉnh thành Hà Nội. Ông sinh ngày 28 tháng 6 năm Canh Tý (1840).
  • Bùi Văn Dị - nhà văn thân yêu nước chống xâm lược kiên cường, nhà văn hóa xuất sắc
    Bùi Văn Dị chính là tên ông, nhưng vua Tự Đức đã đặt cho ông tên chữ là Ân Niên, vì vậy sử sách triều Nguyễn khi nói tới ông đều chỉ dùng tên mới.
  • Nguyễn Tư Giản – người hết lòng với công việc trị thủy
    Nguyễn Tư Giản (1823 - 1890), người làng Mai Lâm (nay thuộc xã Mai Lâm, huyện Đông Anh, ngoại thành Hà Nội). Quê gốc của ông là làng Vân Điềm, tên nôm là làng Đóm, nay thuộc xã Đông Hà, cùng huyện Đông Anh. Với tên ban đầu là Văn Phú, ông còn có tên là Định Giản, tự Tuân Phúc và Hy Bật, hiệu Thạch Nông và Vân Lộc. Ông nội của ông là nhà Nho Nguyễn Án, đồng tác giả tập Tang thương ngẫu lục nổi tiếng. Cha của ông là Nguyễn Chí Quản đỗ Hương cống năm 1813.
  • Lê Đình Diên – nhà giáo yêu nước
    Lê Đình Diên (1819-1878), hiệu là Cúc Hiên, Cúc Linh, người thôn Hạ Đình, xã Nhân Mục, tổng Khương Đình, huyện Thanh Trì, phủ Thường Tín, tỉnh Hà Nội (nay thuộc phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội).
  • Cao Bá Nhạ - tiếng thơ bi thương
    Cao Bá Nhạ người làng Phú Thị, huyện Gia Lâm, ngoại thành Hà Nội. Không rõ năm sinh, năm mất của ông, chỉ biết ông sống vào cuối thế kỷ XIX, thời Tự Đức, thời mà chế độ phong kiến nhà Nguyễn khủng hoảng trầm trọng và bộc lộ tính chất bảo thủ, phản động nhất.
  • Nguyễn Tri Phương – dũng tướng tận nghĩa vì Hà Nội
    Nguyễn Tri Phương, đại thần triều Nguyễn, tên tự là Nguyễn Văn Chương, sinh ngày 21 tháng 7 năm Canh Thân (1800), quê ở làng Đường Long (Chí Long), tổng Chánh Lộc, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên (nay thuộc tỉnh Thừa Thiên - Huế). Nguyễn Tri Phương không sinh ra ở Hà Nội nhưng đã dũng cảm hy sinh vì Hà Nội.
  • Nguyễn Văn Siêu – quan chức, danh nho thông kim bác cổ
    Nguyễn Văn Siêu sinh năm Kỷ Mùi (1799), ban đầu tên là Định, sau đổi là Siêu, tự Tốn Ban, nhân ngôi nhà là nơi ông dạy học có hình vuông nên lấy hiệu là Phương Đình. Năm 20 tuổi, Nguyễn đến tập văn tại trường cụ Phạm Quý Thích. Năm 26 tuổi, Nguyễn bắt đầu lều chõng và đỗ Á nguyên nhưng không xin bổ làm quan mà ở nhà đọc sách, học thêm và dạy trẻ.
  • Chùa Yên Bình (huyện Gia Lâm)
    Chùa Yên Bình có tên chữ là Sùng Linh tự. Chùa thuộc thôn Yên Bình (An Bình), xã Dương Xá, huyện Gia Lâm, Hà Nội.
  • Chùa Tư Đình (quận Long Biên)
    Chùa Tư Đình là cách gọi theo tên địa danh thôn Tư Đình, nay thuộc phường Long Biên, quận Long Biên. Chùa có tên chữ là Sùng Khánh tự.
  • Chùa thôn Trung (huyện Đan Phượng)
    Chùa thôn Trung hiện nay tọa lạc tại xã Liên Trung, huyện Đan Phượng, Hà Nội.
  • Chùa thôn Hạ (huyện Đan Phượng)
    Chùa có tên chữ là Vĩnh Hưng tự, toạ lạc trung tâm của thôn Hạ. Trước đây thôn Hạ thuộc xã Hạ Trì, phủ Quốc Oai, sau tách ra và nhập với thôn Trung thành xã Liên Trung, huyện Đan Phượng. Ngôi chùa cách trung tâm Thành phố Hà Nội khoảng 18km. Du khách đi đến ngã tư Nhổn, rồi đi về phía Thượng Cát rẽ trái theo đề sông Hồng khoảng 4km là đến chùa.
  • Chùa Thiền Quang, chùa Quang Hoa, chùa Pháp Hoa (quận Hai Bà Trưng)
    Cụm di tích hồ Thiền Quang gồm có chùa Thiền Quang, chùa Quang Hoa, chùa Pháp Hoa thuộc phường Nguyễn Du, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.
  • Chùa Tình Quang (quận Long Biên)
    Chùa Tình Quang thuộc thôn Tình Quang, phường Giang Biên, quận Long Biên, Hà Nội, cách trung tâm thành phố khoảng 12km về phía đông bắc.
  • Chùa Thanh Lãm (quận Hà Đông)
    Chùa Thanh Lãm hiện nay tọa lạc tại phường Phú Lãm, quận Hà Đông, Hà Nội.
  • Chùa Thanh Chiểu (huyện Phúc Thọ)
    Chùa Thanh Chiểu có tên chữ là Cổ Linh tự thuộc thôn Thanh Chiểu, xã Sen Chiểu, huyện Phúc Thọ, ngoại thành Hà Nội, cách trung tâm Thủ đô khoảng 50km về phía tây bắc.
  • Chùa Quán Sứ (quận Hoàn Kiếm)
    Chùa Quán Sứ trước đây thuộc thôn An Tập, huyện Thọ Xương, thành Thăng Long. Thời Lê, thôn An Tập thuộc tổng Nội, huyện Thọ Xương, phủ Phụng Thiên. Hiện nay, chùa ở số nhà 73 phố Quán Sứ, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội.
  • Chùa Pháp Vân (huyện Thường Tín)
    Chùa Pháp Vân có tên thường gọi là chùa Văn Giáp thuộc thôn Văn Giáp, xã Văn Bình, huyện Thường Tín, Hà Nội. Ngôi chùa đã được Bộ Văn hoá và Thông tin xếp hạng di tích lịch sử - văn hoá năm 1991.
  • Chùa Ngọc Đình (huyện Thanh Oai)
    Chùa Ngọc Đình hiện nay tọa lạc tại xã Hồng Dương, huyện Thanh Oai, Hà Nội.
  • Chùa Kim Cổ (quận Hoàn Kiếm)
    Chùa Kim Cổ hiện ở số nhà 73 phố Đường Thành, phường Cửa Đông, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO