Danh thắng & Di tích Hà Nội

Chùa thôn Hạ (huyện Đan Phượng)

Sơn Dương (t/h) 13/09/2023 15:42

Chùa có tên chữ là Vĩnh Hưng tự, toạ lạc trung tâm của thôn Hạ. Trước đây thôn Hạ thuộc xã Hạ Trì, phủ Quốc Oai, sau tách ra và nhập với thôn Trung thành xã Liên Trung, huyện Đan Phượng. Ngôi chùa cách trung tâm Thành phố Hà Nội khoảng 18km. Du khách đi đến ngã tư Nhổn, rồi đi về phía Thượng Cát rẽ trái theo đề sông Hồng khoảng 4km là đến chùa.

Chùa thôn Hạ có kết cấu theo kiểu chữ “đinh” gồm Tiền đường và Thượng điện. Tiền đường chùa là ngôi nhà 5 gian, tường hồi bít đốc, các bộ vì được làm theo kiểu “chồng rường bẩy hiên” đặt trên 4 hàng chân cột. Nghệ thuật trang trí trên các con rường, bẩy hiên, kẻ chủ yếu là hoa lá cách điệu và dây leo đơn giản. Toà Thượng điện 5 gian nối từ gian giữa toà Tiền đường tạo thành chuôi vồ, chủ yếu bào soi, đóng bén. Tại Thượng điện có 34 pho tượng, đa số làm bằng gỗ. Trong đó có một số pho tượng tạc khá đẹp, công phu như pho A Di Đà cao 155cm, đầu đội mũ thất phật, mình khoác áo cà sa, tay trái giơ ngang vai, hướng lòng bàn tay về phía trước, tay phải buông tự nhiên, lòng bàn tay cũng hướng về phía trước như vẫy gọi, dẫn dắt chúng sinh về nơi cực lạc. Hay pho Quan Thế Âm nhiều mắt nhiều tay cao 108cm, đặt trên toà sen, đỉnh nổi u nhục, nét mặt hiền từ đôn hậu, lại mang nét dịu dàng, tinh khiết khiến cho chúng sinh cảm nhận được sự gần gũi mà thiêng liêng. Tượng có 12 đôi tay, một đôi tay chắp trước ngực, đôi tay đặt ngửa trong lòng theo thế ấn quyết và 10 đôi tay kết theo các thế ấn khác nhau.

Chùa thôn Hạ còn lưu giữ khá nhiều đồ thờ tự quý như cây đèn, mâm bồng, lư hương, đài nến, 13 bức hoành phi, 12 đôi câu đối đều được sơn son thếp vàng rực rỡ. Ngoài ra, chùa còn giữ được 7 tấm bia đá, trong đó có 2 tấm thời Nguyễn, niên hiệu Thiệu Trị thứ 3 (1843) và 5 tấm niên hiệu Tự Đức thứ 14 (1861). Những tấm bia đá này nói lên việc nhân dân trong thôn và khách thập phương đã hai lần hưng công tu bổ, tôn tạo lại ngôi chùa. Có một tấm bia nói lên việc hai giới các cụ góp tiền của xây dựng cây cầu đá ở bên chùa vào niên hiệu Vĩnh Khánh 1 (1729) thời Lê.

Ngoài khu Tam bảo, nhà Tổ gồm 7 gian cũng được làm theo kiểu tường hồi bít đốc, các bộ vì được làm theo kiểu thức “chồng rường kẻ chuyền”. Bên trong khu nhà Tổ, trên các đầu bẩy chạm nổi lão trúc lão mai hoá rồng và hoa lá dây leo cách điệu. Trên các thanh xà, câu đầu, đấu kê cũng chạm nhiều nét uyển chuyển. Tất cả các công trình và cảnh quan phụ trợ đã đem lại cho ngôi chùa một nét duyên dáng riêng, thanh u và thâm nghiêm.

Chùa đã được Bộ Văn hoá và Thông tin xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật năm 1990./.

Theo Hà Nội Danh thắng và Di tích tập 02

Bài liên quan
  • Chùa Tăng Non (huyện Phúc Thọ)
    Chùa Tăng Non có tên chữ là Chân Linh tự, thuộc thôn Tăng Non, xã Thanh Đa, huyện Phúc Thọ, ngoại thành Hà Nội, cách trung tâm Thủ đô khoảng 40km về phía tây.
(0) Bình luận
  • Ô Quan Chưởng - Cửa ô cuối cùng của Hà Nội
    Cửa Ô Quan Chưởng nằm ở phía Đông thành Thăng Long xưa, hiện nay thuộc phường Đồng Xuân, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Đây là một trong những cửa ô quan trọng của thành Thăng Long còn sót lại cho đến ngày nay. Chứng kiến biết bao biến đổi thăng trầm của Thủ đô, giữa phố phường Hà Nội nhộn nhịp hôm nay, Ô Quan Chưởng vẫn sừng sững uy nghiêm, khoác lên mình vẻ đẹp cổ kính, bình yên...
  • Bảo tàng Mỹ thuật ở giữa làng quê (huyện Ba Vì)
    Xứ Đoài là một vùng đất tối cổ - vùng địa văn hoá, địa thi hoạ - nơi mà con người có thể trải nghiệm đời mình trong hệ sinh thái tự nhiên của vùng đất, đi qua những truyền thuyết, cổ tích, để từ đó tạo nên tâm tính, giọng nói đặc trưng của con người xứ Đoài. Nắng và gió, núi và sông xứ Đoài đã gợi cảm hứng sáng tác cho một Tản Đà, một Quang Dũng và nhiều thi nhân, hoạ sĩ: từ Tô Ngọc Vân, Nguyễn Gia Trí đến Sĩ Tốt, Nguyễn Tiến Chung, Nguyễn Tư Nghiêm, Nguyễn Sáng... và những thế hệ văn nghệ sĩ sau này, ở họ đều có những sáng tác xuất sắc về xứ Đoài.
  • Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày (huyện Phú Xuyên)
    Đi khắp các vùng miền của Tổ quốc, những cựu tù binh Phú Quốc đã sưu tầm kỷ vật, di vật, tranh ảnh có liên quan đến các nhà tù trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược mà đồng đội và các ông đã trải qua. Hơn 20 năm kiếm tìm và góp nhặt, Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày, do chính những người cựu tù năm xưa thành lập là những minh chứng chân thực về một thời oanh liệt và hào hùng của dân tộc.
  • Bảo tàng Quê hương phong trào chiếc gậy Trường Sơn (huyệnỨng Hoà)
    Hoà Xá là một làng quê nằm sát bờ tả sông Đáy, thuộc vùng ven chiêm trũng Khu Cháy. Nơi đây sớm có phong trào cách mạng ngay từ những năm 1930, là hậu phương trung thành của cuộc kháng chiến chống Pháp. Trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Hòa Xá được xem là quê hương của phong trào động viên thanh niên lên đường “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” và câu chuyện huyền thoại “chiếc gậy Trường Sơn”.
  • Khu Cháy, Bảo tàng Khu Cháy - một địa chỉ đỏ về truyền thống đấu tranh cách mạng ở Ứng Hoà, Phú Xuyên
    “Khu Cháy” là thuật ngữ để nói về một khu du kích trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp gồm 22 xã ở phía nam huyện Ứng Hoà và tây huyện Phú Xuyên, Hà Nội.
  • Bảo tàng Tổng cục II (quận Hoàng Mai)
    Toạ lạc tại số 322 đường Lê Trọng Tấn, quận Hoàng Mai, Hà Nội trên khuôn viên rộng 3.500m2, gồm 2 tầng nhà và phần trưng bày ngoài trời, Bảo tàng Tổng cục II hiện lưu giữ 5.830 hiện vật, trong đó có nhiều hiện vật quý hiếm gắn liền với cuộc đời hoạt động của nhiều chiến sĩ tình báo xuất sắc của Quân đội nhân dân Việt Nam. Với chức năng phục vụ công tác nghiên cứu, tham quan học tập, giáo dục truyền thống, Bảo tàng Tổng cục II chính thức được Bộ Văn hoá - Thông tin công nhận nằm trong hệ thống các bảo tàng cấp 2 toàn quân.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
Chùa thôn Hạ (huyện Đan Phượng)
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO