thiệu trị

Trần Văn Vi – người góp công chấn hưng văn hóa Thăng Long đầu thế kỷ XIX
Trần Văn Vi (chưa rõ năm sinh, năm mất) tự Thận Tư, hiệu Hoài Đông, người phường Đông Các, huyện Thọ Xương (nay thuộc quận Hoàn Kiếm, Hà Nội). Kì thi Hương khoa Ất Dậu năm Minh Mạng thứ 6 (1825) tổ chức tại trường Thăng Long, ông và Nguyễn Văn Siêu, Nguyễn Văn Lý, Vũ Tông Phan cùng đỗ cử nhân. Năm Thiệu Trị thứ 3 (1843), ông được bổ làm Tri phủ Anh Sơn, Nghệ An. Năm 1856, được cử làm Toản tu sử quán, sau được thăng chức Thái bộc tự khanh.
  • Nguyễn Văn Siêu – quan chức, danh nho thông kim bác cổ
    Nguyễn Văn Siêu sinh năm Kỷ Mùi (1799), ban đầu tên là Định, sau đổi là Siêu, tự Tốn Ban, nhân ngôi nhà là nơi ông dạy học có hình vuông nên lấy hiệu là Phương Đình. Năm 20 tuổi, Nguyễn đến tập văn tại trường cụ Phạm Quý Thích. Năm 26 tuổi, Nguyễn bắt đầu lều chõng và đỗ Á nguyên nhưng không xin bổ làm quan mà ở nhà đọc sách, học thêm và dạy trẻ.
  • Chùa Tứ Kỳ (quận Hoàng Mai)
    Chùa Tứ Kỳ là tên gọi theo địa danh thôn Tứ Kỳ, xã Hoàng Liệt, huyện Thanh Trì, nay là phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai, Hà Nội. Tên chữ là “Linh Tiên tự” (chùa Linh Tiên). Ngôi chùa nằm về phía nam thủ đô Hà Nội, cách trung tâm thành phố khoảng 8km.
  • Chùa thôn Hạ (huyện Đan Phượng)
    Chùa có tên chữ là Vĩnh Hưng tự, toạ lạc trung tâm của thôn Hạ. Trước đây thôn Hạ thuộc xã Hạ Trì, phủ Quốc Oai, sau tách ra và nhập với thôn Trung thành xã Liên Trung, huyện Đan Phượng. Ngôi chùa cách trung tâm Thành phố Hà Nội khoảng 18km. Du khách đi đến ngã tư Nhổn, rồi đi về phía Thượng Cát rẽ trái theo đề sông Hồng khoảng 4km là đến chùa.
  • Chùa So (huyện Quốc Oai)
    Chùa So thuộc thôn Thị Nội, xã Tân Hoà, huyện Quốc Oai, Hà Nội.
  • Chùa Quang Ân (huyện Thanh Trì)
    Chùa Quang Ân còn có tên gọi khác là chùa Quang Nội, được tạo dựng trên một khu đất rộng với thế đất “Tụ phúc” ở thôn Trung, xã Thanh Liệt, huyện Thanh Trì, Hà Nội.
  • Chùa Phúc Nương (huyện Gia Lâm)
    Chùa Phúc Nương thuộc thôn Yên Thường, xã Yên Thường, huyện Gia Lâm, ngoại thành Hà Nội. Chùa có tên chữ là Phúc Nương tự, còn được gọi là chùa Yên Thường.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO