Danh thắng & Di tích Hà Nội

Dấu tích Văn miếu Sơn Tây (Thị xã Sơn Tây)

Sơn Dương (t/h) 02/08/2023 12:30

Dấu tích Văn miếu Sơn Tây hiện ở xã Đường Lâm, Thị xã Sơn Tây, Hà Nội.

khu-di-tich-van-mieu-son-tay.jpg
Khuôn viên Khu di tích lịch sử Văn Miếu.

Hiện nay, Văn miếu Sơn Tây, thuộc xã Đường Lâm không còn hình dáng như trước nữa, chỉ còn dấu tích. Di tích chỉ còn lại khuôn viên nằm trên địa hình khá cao, nguyên là một quả đồi cũ, phía dưới chân đồi là những ngôi nhà dân sinh. Tuy nhiên, Văn miếu Sơn Tây vẫn là một công trình mang đậm nét văn hoá của người Việt, nơi tôn vinh những nhà khoa bảng, những người đại diện tiêu biểu nhất cho tinh thần hiếu học của dân tộc nói chung và xứ Đoài nói riêng.

Mục đích của việc dựng Văn miếu ở hàng tỉnh cũng được ghi lại một cách rõ ràng trong Văn thánh bi: “Nhân nghĩ những người xuất thân văn học, nổi danh khoa giáp của hạt ta đời nào cũng không thiếu; văn chương và sự nghiệp của họ vẫn còn truyền tụng đến nay. Đối với các vị ấy, bảng vàng, bia đá tự đã có ân thưởng, biểu dương, khen thưởng của triều đình. Tuy nhiên, ở chốn quê nhà, ngoài cảnh cung tường cũng nên dựng đá, khắc tên các vị ấy ở phía trước, tiếp theo bia Thái học ở Văn miếu Hà Nội, để cùng lưu truyền bất hủ, sao cho mọi người thấy được công lao hàm dưỡng rất sâu của các triều; mặt khác thấy được sự hun đúc rất rộng của Thánh giáo, chứ tuyệt nhiên không có ý tiếm quyền”.

Sách Đại Nam nhất thống chí ghi: “Văn miếu ở xã Mông Phụ, huyện Phúc Thọ về phía tây tỉnh thành, đền Khải Thánh (nơi thờ cha mẹ Khổng Tử) ở phía tây Văn miếu, trước kia đền Khải Thánh ở xã Cam Giá Thịnh, năm Thiệu Trị thứ 7 (1847) dời đến chỗ hiện nay”. Văn miếu nhìn về hướng nam, phía trước là 5 quả đồi như năm quả chuông trời thả xuống cho vùng địa linh.... Nơi đây có bến Săm, bến Mải, bên kia sông là đồi bến Săm, đồi bến Cốc, đồi Gậy Quang, đồi lậy Lê Ả Lan, Lê Anh Tuấn (tướng của Hai Bà Trưng), kề bên là Gò Đống với thế đất hình nhân, nơi an nghỉ vĩnh hằng của xứ thần Giang Văn Minh, phía sau Văn miếu là ba quả gò. Người xưa có câu “tiền Ngũ Nhạc, hậu Tam Thai”.

Văn miếu Sơn Tây xưa toạ lạc trên một khu đất hình chữ nhật, có tường xây bao quanh bằng gạch đá ong... Toàn bộ khu di tích được dàn trải trên một đường chính đạo chạy dọc công trình theo hướng bắc - nam. Đi từ ngoài vào trong dọc theo đường chính đạo ta bắt gặp các công trình kiến trúc: trước tiên là hồ sen có hình bán nguyệt, được xây kè bằng đá, bên trong hồ được trồng rất nhiều sen. Trên bờ hồ, giáp với đường cái là bốn cột trụ của tiền môn. Qua chín bậc đá cẩm thạch là đường gạch đi giữa hai hàng thông. Bốn cây cột trụ hình vuông, phía trên có đắp hình cánh phượng. Bước qua trụ biểu nhìn về phía bên trái là một căn nhà nhỏ, hai mái, tường hồi bít đốc, đây là ngôi nhà xây cho những ông từ trông nom khu di tích. Tiếp đến là Văn miếu môn, đây là công trình duy nhất cho chúng ta thấy diện mạo kiến trúc được lưu lại trong một tấm ảnh chụp vào đầu thế kỷ XX. Văn miếu môn tức là cổng Văn miếu ở ngoài cùng, cổng có ba cửa, được xây hai tầng kiểu chồng diêm tám mái, nhưng cửa giữa to, vươn cao hơn hai cửa bên. Kiểu dáng kiến trúc của công trình này có nhiều nét độc đáo đáng lưu ý. Nhìn bên ngoài Văn miếu môn là ba kiến trúc riêng biệt. Cửa chính giữa xây hai tầng. Mặt bằng hình vuông. Tầng dưới to, tầng trên nhỏ xây chồng lên giữa tầng dưới, do đó mặt trước sau thừa ra một khoảng được lợp ngói làm mái che cho tầng dưới. Phía bên ngoài của tầng dưới được mở một cửa cuốn, trên mi cửa có trang trí phù điêu. Tầng trên làm 4 mái, mặt trước và sau có trổ cửa hình tròn (tượng trưng cho mặt trời), bên trên cửa có một bức phù điêu đề hai chữ Phú Mỹ, phía trên cùng được chia ô đắp các bức phù điêu. Hai gian bên của cửa giữa cũng được xây hai tầng, kiểu thức giống nhau, tầng dưới to, rộng, tầng trên nhỏ, mỗi tầng đều có 4 mái lợp ngói với 4 đầu đao đẽo cong. Trên bờ nóc của tầng mái trên có đắp 2 con rồng chầu vào gian giữa. Trên mỗi gian đều được trổ một cửa cuốn, 3 cửa tầng dưới đều có cánh cửa, những cánh cửa này chỉ được mở vào các dịp lễ trọng. Mặt trước của Văn miếu môn có đề 3 câu đối (do ảnh quá mờ nên không đọc được rõ chữ).

Đi qua cổng chính Văn miếu môn có một con đường lát gạch ta bắt gặp lầu chuông và lầu trống (gọi là Tả chung Hữu cổ), được dựng đối xứng nhau qua đường chính đạo, cả hai đều được dựng hình bát giác, hai tầng mái, tầng dưới 8 mái, tầng trên 4 mái, kiểu thức này ít gặp trong các công trình kiến trúc cổ. Tiếp sau lầu chuông và lầu trống là hai dãy tả vu và hữu vu được dựng theo môtíp nhà Việt cổ truyền với một tầng mái, tường hồi bít đốc. Xưa kia Tả vu và Hữu vu mỗi bên xây 5 bệ kê 5 khán thờ Thất thập nhị hiền, trên có bài vị, và là nơi dựng bia đá đề danh những người đỗ đạt trong tỉnh. Mặt trước của tả hữu vu có hai khoảng đất trồng rất nhiều loài hoa, quanh năm ngát hương. Chính trước mặt là toà Đại bái thâm nghiêm trải suốt chiều rộng của sân, được dựng kiểu chồng diêm tám mái, tường hồi bít đốc. Sau Đại bái và song song với Đại bái là toà Thượng điện rộng rãi, to lớn và thâm nghiêm, chiều dài tương tự toà Đại bái nhưng chiều rộng gấp ba lần, có hai tầng mái, tường hồi bít đốc. Cụm kiến trúc này được xây theo hình chữ “nhị”. Thượng điện có tường xây ba phía, phía trước có cửa bức bàn ở gian giữa, các gian bên có cửa nách và chấn song cố định. Không gian trong Thượng điện kín đáo, gian chính giữa có khám và ngai để trên một bệ xây, trong có bài vị Chí thánh tiên sư Khổng Tử. Các gian bên cũng có bệ xây và cũng có khám, trong khám có ngai và bài vị. Bên trái có hai ngai thờ Tăng Tử và Mạnh Tử (á thánh), bên phải cũng có hai ngại thờ Nhan Tử và Tử Tư. Bốn vị được thờ trên đây tức là Tứ phối. Hai gian đầu hồi cũng có hai khám lớn xếp chầu vào gian giữa, thờ Thập triết. Toà Đại bái phía trước chỉ được xây hai bên tường hồi còn mặt trước và mặt sau để trống. Chức năng là nơi hành lễ trong những kỳ tế tự xuân thu.

Từ trước cửa Văn miếu đi theo hai con đường qua đầu hồi của Tả vu và Hữu vu là sang điện Khải Thánh. Từ bên ngoài qua một cửa nhỏ là vào nơi thờ cha mẹ Khổng Tử tức Thúc Lương Ngột và Nhan Thị. Đền Khải Thánh gồm hai công trình nằm ngang hàng qua toà Thượng điện (gọi là tả chiêu hữu mục), kiểu thức kiến trúc giống nhau, dài rộng bằng nhau, đều có 4 mái, đặc biệt có mái phía trước rộng hơn mái phía sau, tường hồi bít đốc, không có đao. Như vậy, Văn miếu Sơn Tây bao gồm nhiều hạng mục công trình liên hoàn, tạo nên một bức tranh đẹp nằm trong quần thể làng cổ ở Đường Lâm.

Tóm lại, về bố cục mặt bằng và cơ cấu các công trình của Văn miếu Sơn Tây, có sự tương đồng như đối với một số văn miếu hàng tỉnh khác. Đây là một công trình lớn, đồ sộ và mang phong cách kiến trúc Nguyễn, cuối thế kỷ XIX. Nhưng về chất liệu xây dựng, Văn miếu Sơn Tây được cổ nhân xây bằng chất liệu gạch đá ong, một chất liệu truyền thống của xứ Đoài nên cũng mang một vẻ đẹp riêng, hiếm có.

Đối với Văn miếu, di vật có giá trị nhất là những tấm bia đá ghi tên những vị tiến sĩ, đỗ đạt của địa phương. Tiếc rằng, trải qua năm tháng, cùng với những cuộc chiến tranh, sự tàn phá vô thức của con người, những tấm bia đá ở Văn miếu Sơn Tây đã bị phá hoại, mất, vỡ vụn. May mắn thay, nội dung một trong những tấm bia ấy đã được một cụ già địa phương ghi lại, đây là cơ sở để phục dựng lại tấm bia này. Ngày nay, ngoài chiếc khánh đồng - khánh đá và chín tấm bia còn lưu giữ tại đình Mông Phụ, những di vật khác tại Văn miếu chỉ còn lại trong tâm thức của người dân.

Văn miếu Sơn Tây hiện chỉ còn dấu tích. Địa điểm lịch sử này vẫn được bảo vệ, ghi nhớ...

Văn miếu Sơn Tây đã được UBND tỉnh Hà Tây xếp hạng di tích lịch sử - văn hoá năm 2008./.

Theo Hà Nội Danh thắng và Di tích tập 02

Bài liên quan
  • Đình Tư Đình (quận Long Biên)
    Đình Tư Đình còn gọi theo tên xã là đình Cổ Linh, hiện toạ lạc trên khu đất rộng ở khu vực cư trú của làng Tư Đình cổ, nay thuộc tổ dân cư số 4, phường Long Biên, quận Long Biên, Hà Nội.
(0) Bình luận
  • Bảo tàng Mỹ thuật ở giữa làng quê (huyện Ba Vì)
    Xứ Đoài là một vùng đất tối cổ - vùng địa văn hoá, địa thi hoạ - nơi mà con người có thể trải nghiệm đời mình trong hệ sinh thái tự nhiên của vùng đất, đi qua những truyền thuyết, cổ tích, để từ đó tạo nên tâm tính, giọng nói đặc trưng của con người xứ Đoài. Nắng và gió, núi và sông xứ Đoài đã gợi cảm hứng sáng tác cho một Tản Đà, một Quang Dũng và nhiều thi nhân, hoạ sĩ: từ Tô Ngọc Vân, Nguyễn Gia Trí đến Sĩ Tốt, Nguyễn Tiến Chung, Nguyễn Tư Nghiêm, Nguyễn Sáng... và những thế hệ văn nghệ sĩ sau này, ở họ đều có những sáng tác xuất sắc về xứ Đoài.
  • Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày (huyện Phú Xuyên)
    Đi khắp các vùng miền của Tổ quốc, những cựu tù binh Phú Quốc đã sưu tầm kỷ vật, di vật, tranh ảnh có liên quan đến các nhà tù trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược mà đồng đội và các ông đã trải qua. Hơn 20 năm kiếm tìm và góp nhặt, Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày, do chính những người cựu tù năm xưa thành lập là những minh chứng chân thực về một thời oanh liệt và hào hùng của dân tộc.
  • Bảo tàng Quê hương phong trào chiếc gậy Trường Sơn (huyệnỨng Hoà)
    Hoà Xá là một làng quê nằm sát bờ tả sông Đáy, thuộc vùng ven chiêm trũng Khu Cháy. Nơi đây sớm có phong trào cách mạng ngay từ những năm 1930, là hậu phương trung thành của cuộc kháng chiến chống Pháp. Trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Hòa Xá được xem là quê hương của phong trào động viên thanh niên lên đường “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” và câu chuyện huyền thoại “chiếc gậy Trường Sơn”.
  • Khu Cháy, Bảo tàng Khu Cháy - một địa chỉ đỏ về truyền thống đấu tranh cách mạng ở Ứng Hoà, Phú Xuyên
    “Khu Cháy” là thuật ngữ để nói về một khu du kích trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp gồm 22 xã ở phía nam huyện Ứng Hoà và tây huyện Phú Xuyên, Hà Nội.
  • Bảo tàng Tổng cục II (quận Hoàng Mai)
    Toạ lạc tại số 322 đường Lê Trọng Tấn, quận Hoàng Mai, Hà Nội trên khuôn viên rộng 3.500m2, gồm 2 tầng nhà và phần trưng bày ngoài trời, Bảo tàng Tổng cục II hiện lưu giữ 5.830 hiện vật, trong đó có nhiều hiện vật quý hiếm gắn liền với cuộc đời hoạt động của nhiều chiến sĩ tình báo xuất sắc của Quân đội nhân dân Việt Nam. Với chức năng phục vụ công tác nghiên cứu, tham quan học tập, giáo dục truyền thống, Bảo tàng Tổng cục II chính thức được Bộ Văn hoá - Thông tin công nhận nằm trong hệ thống các bảo tàng cấp 2 toàn quân.
  • Bảo tàng Binh chủng Thông tin (quận Ba Đình)
    Bảo tàng Binh chủng Thông tin thuộc loại hình bảo tàng lịch sử chuyên ngành quân sự, là thể chế văn hoá, có chức năng bảo quản và trưng bày các sưu tập về lịch sử Binh chủng Thông tin liên lạc nhằm phục vụ nhu cầu nghiên cứu, giáo dục, tham quan và hưởng thụ văn hoá của cán bộ, chiến sĩ trong Binh chủng và nhân dân, bạn bè quốc tế.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Trao 8 giải thưởng cho các tài năng nghệ thuật sáng tạo Việt Nam
    Chiều ngày 5/9, Viện Văn hóa Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam (VICAS) phối hợp với Quỹ Dàn nhạc Trẻ Thế giới (WYO) tổ chức lễ trao giải Dự án “Âm thanh tình anh em, khám phá các tài năng - Sounds of Brotherhood".
  • Trên đỉnh gió
    Không lãng mạn như hình dung, chiếc tàu chở Lam từ bến cảng thành phố ra đảo chính là “tàu há mồm” có niên đại còn nhiều hơn tuổi của cô. Thủy thủ trên tàu lại càng không như cô vẫn thường tưởng tượng về những chàng lính hải quân đẹp trai, từng trải với trái tim nồng nàn và tâm hồn cực kì bay bổng.
  • Thị xã Sơn Tây: Triển lãm Sách - Mỹ thuật - Nhiếp ảnh - Cổ vật chào mừng Kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô
    Nằm trong chuỗi các hoạt động chào mừng kỷ niệm 100 năm thành lập thị xã Sơn Tây (1924 - 2024) và 555 năm danh xưng Sơn Tây (1469 - 2024), 70 năm Ngày Giải phóng Sơn Tây (1954 – 2024) và hướng tới kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 -10/10/2024), sáng 4/9, UBND thị xã Sơn Tây (Thành phố Hà Nội) tổ chức khai mạc Triển lãm Sách - Mỹ thuật - Nhiếp ảnh - Cổ vật.
  • Hà Nội phát động chương trình tiêu dùng xanh, bền vững
    Sáng 6/9, Sở Công Thương Hà Nội phối hợp với UBND quận Cầu Giấy và các đơn vị liên quan tổ chức Lễ phát động tiêu dùng xanh, bền vững và Chương trình liên kết hợp tác bền vững giữa cơ sở phân phối bán lẻ và các nhà cung ứng về sản phẩm thân thiện môi trường.
  • Hà Nội chủ động phương án ứng phó với cơn bão số 3
    Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký ban hành Công điện số 10/CĐ-UBND chỉ đạo chủ động ứng phó bão số 3 Yagi.
Đừng bỏ lỡ
  • [Podcast] Cốt cách người con gái Hà thành
    Nhắc đến người con gái Hà Nội xưa, nhiều người sẽ liên tưởng ngay đến hình ảnh người con gái dịu dàng trong tà áo trắng, tóc buộc hờ sau lưng, ý nhị kín đáo từ bước đi đến cách ăn mặc. Vẻ đẹp ấy, cốt cách ấy một thời đã “nằm lòng” trong những tao nhân mặc khách và là nguồn cảm hứng cho biết bao đề tài thơ, văn, nhạc, họa ra đời. Con gái Hà Nội xưa: Tinh tế, hiếm hoi như giọt sương dưới lá, có duyên mới gặp, phải tìm mới thấy. Trong chương trình “Chuyện người Hà Nội “ ngày hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau tìm
  • Festival Thu Hà Nội 2024: Tái hiện mùa Thu lịch sử
    Phó Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Đầu tư - Thương mại – Du lịch Hà Nội Nguyễn Trần Quang nhấn mạnh, Festival Thu Hà Nội lần thứ hai năm 2024 là một trong những chương trình chính thức chào mừng kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 -10/10/2024). Festival Thu Hà Nội 2024 sẽ tái hiện mùa Thu lịch sử của Thủ đô, thúc đẩy du lịch Thành phố phát triển hơn nữa.
  • Quận Hà Đông lên kế hoạch xây dựng 4 quảng trường
    Quận Hà Đông (Hà Nội) lên kế hoạch xây dựng 4 quảng trường với tổng diện tích hơn 52.000 m2 ở khu công viên văn hóa - vui chơi, giải trí, thể thao của quận.
  • Hà Nội đẩy nhanh tiến độ khởi công cầu Tứ Liên gần 20.000 tỷ đồng trong năm 2024
    TP. Hà Nội đang đẩy nhanh tiến độ công tác chuẩn bị đầu tư khởi công Dự án xây cầu Tứ Liên trong năm 2024 với tổng mức đầu tư gần 20.000 tỷ đồng.
  • Luật Thủ đô (sửa đổi): 4 tác động tích cực từ chính sách Luật tới người dân và xã hội
    Thông qua việc đánh giá tác động chính sách của Luật Thủ đô (sửa đổi) khi xây dựng dự án Luật, Bộ Tư pháp đã dự báo một số tác động đến doanh nghiệp, người dân và xã hội khi Luật có hiệu lực thi hành. Bộ Tư pháp cho rằng sẽ có 4 nhóm tác động tích cực của chính sách Luật Thủ đô (sửa đổi).
  • Cẩm nang thực hành quản lý tiền bạc dành cho học sinh, sinh viên
    Ngay từ khi còn là học sinh, nếu bạn biết cách làm chủ tiền bạc, thì khi trưởng thành bạn càng có nhiều lợi thế để tiến đến mục tiêu tự do tài chính. Để trang bị cho các bạn trẻ kỹ năng này, NXB Trẻ đã ra mắt bạn đọc ấn phẩm “Làm chủ tiền bạc từ khi còn đi học” của tác giả Vũ Minh Tú. Cuốn sách đặc biệt hữu ích với các bạn vừa rời gia đình đi học đại học - cao đẳng, lần đầu tiên tự quản lý tiền bạc và làm quen với việc đầu tư.
  • Cục Điện ảnh thành lập Hội đồng quốc gia tuyển chọn phim tham dự giải Oscar
    Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) ban hành Quyết định số 2092/QĐ-BVHTTDL về việc thành lập Hội đồng quốc gia tuyển chọn phim tham dự Vòng sơ tuyển giải thưởng Phim truyện quốc tế - Oscar (2024-2025).
  • Luật Thủ đô (sửa đổi): Các nội dung mới để xây dựng, phát triển, quản lý và bảo vệ Thủ đô Hà Nội
    Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật (Bộ Tư pháp) nhấn mạnh, Luật Thủ đô (sửa đổi) vừa được Quốc hội khóa XV thông qua có giá trị đặc biệt, trong đó có nhiều nội dung mới về cơ chế, chính sách đặc thù ưu tiên các nguồn lực phát triển Thủ đô Hà Nội, từ đó hiện thực hóa khát vọng “Văn hiến – Văn minh – Hiện đại” theo Nghị quyết số 15/NQ-TW ngày 5/5/2022 của Bộ Chính trị.
  • Bài cuối: Hướng tới hòa nhịp công nghiệp văn hóa Thủ đô
    Trải qua hàng trăm năm lịch sử, tò he không chỉ đơn thuần là trò chơi dân gian mà còn gắn liền với tuổi thơ của biết bao thế hệ người Việt. Tuy nhiên, trong bối cảnh hội nhập và phát triển mạnh mẽ của ngành công nghiệp văn hóa hiện đại, làng nghề Tò he Xuân La đang đứng trước những thách thức lớn trong việc bảo tồn và phát triển, đặt ra bài toán làm thế nào để hòa nhịp vào sự phát triển công nghiệp văn hóa của Thủ đô mà vẫn giữ gìn được bản sắc văn hóa truyền thống.
  • Làng Kim Lan và tục nuôi lợn thi
    Làng Kim Lan, tục gọi làng Sươn, nằm ở bờ Bắc sông Hồng, trước năm 1945 thuộc tổng Đông Dư, huyện Gia Lâm, phủ Thuận An, tỉnh Bắc Ninh. Năm 1961, xã Kim Lan thuộc huyện Gia Lâm, TP. Hà Nội.
Dấu tích Văn miếu Sơn Tây (Thị xã Sơn Tây)
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO