Danh thắng & Di tích Hà Nội

Chùa Bối Khê (huyện Thanh Oai)

Sơn Dương (t/h) 17/08/2023 15:48

Chùa Bối Khê thuộc địa phận xã Tam Hưng, huyện Thanh Oai, Hà Nội.

chua-boi-khe-to.jpg
Chùa Bối Khê

Đại Bi tự là tên chữ của ngôi chùa ở thôn Bối Khê. Chùa vốn là của hai thôn Bối Khê và Hồng Khê. Xưa Bối Khê là một xã thuộc tổng Bối Khê, huyện Thanh Oai, phủ Ứng Thiên, trấn Sơn Nam Thượng.

Đầu cầu có tấm đá to in vết chân của Thánh Bối được thờ trong chùa. Tam quan kiêm gác chuông làm theo kiểu hai tầng tám mái, văn bia cho biết được xây dựng từ năm Hoằng Định thứ 4 (1603) nhưng đến năm Thiệu Trị thứ 6 (1846) đã làm lại. Cũng theo bia cổ, năm 1883 công chúa Thánh Chân đã cúng quả chuông to, về sau bị mất, nay treo chuông đúc năm Thiệu Trị thứ 4 (1844). Sau Tam quan là khoảng sân rộng rợp bóng hoàng lan, giữa sân kê chiếc sập đá để lư hương to, ngày hội nghi ngút khói hương càng làm tăng thêm vẻ diệu huyền. Cuối sân là khu Tam bảo mặt bằng “Nội công ngoại quốc”, lại thêm điện Thánh phía sau như một dấu chấm kết thúc.

Tổng thể kiến trúc ở đây gồm hai gian khu thờ “tiền Phật hậu Thánh”. Mở đầu là Tiền đường 7 gian dựng trên nền cao ba cấp, bốn mái xoè ra xung quanh với các hoa đạo vươn bay, bờ nóc đắp biển mang tên chùa ghi rõ dựng lại đời Khải Định (1916 - 1925), suốt dọc bờ nóc đắp rồng triện gãy khúc như dải đăng ten. Dãy cột hiên bằng đá tiết diện vuông vừa chạm cảnh tứ quý vừa khắc nhiều câu đối, đỉnh cột đỡ chiếc bẩy cong ngóc lên duyên dáng gắn với chiếc xà đùi được chạm tứ quý, cây hoá rồng và bát bửu rất tinh tế, trên xà là những bức cốn mê chạm cả hai mặt với nhiều đề tài như tứ linh và trích đoạn Tây du ký sinh động. Đầu hiện bên trái thờ bà chúa Mạc có công tu sửa chùa.

Phía sau Tiền đường nhô ra gian ống muống gọi là Thiêu hương nối với toà Thượng điện cổ kính phía sau. Thượng điện xây dựng trên nền đất cao chừng 1m, rộng 1 gian 2 chái hình khối gần vuông, các hoa đạo uốn cong, mái xoè xuống thấp mà vẫn nhẹ nhàng. Các bẩy hiên chạm đầu rồng mang phong cách nghệ thuật thời Trần, có bẩy gốc còn chạm chim thần, lần tu sửa cuối thế kỷ XX đã chạm lại như thế “làm mới cho đẹp”, vào bên trong cả hai bộ vì theo kiểu tiền thân của giá chiêng bên trong lồng ván chạm rồng phượng trong vòng sáng lá đề, trụ giá chiêng chạm thành phỗng quỳ ngộ nghĩnh, lại thêm dải hoa dây... đều là đặc trưng của nghệ thuật thời Trần. Các thành phần kiến trúc đều lực lưỡng, nhiều bộ phận làm bằng gỗ mít. Quanh Thượng điện được đắp ván đố lụa chỉ để che chắn, đây là hình thức kiến trúc gỗ thời Trần được xác định bằng phong cách nghệ thuật và văn bia cụ thể là năm 1338.

Từ hai đầu Tiền đường còn ăn thông với hai dãy hành lang chạy dọc hai bên chùa, mỗi dãy 7 gian, cấu trúc đơn giản, lòng hẹp mái thấp, bên trong đắp bộ tượng 18 vị La Hán bằng đất tạo hình sống động. Nối phía cuối của hai dãy hành lang là toà Hậu đường, ở đây gian giữa làm chức năng toà Tiền bái mở đầu vào điện Thánh, gắn với cung Thánh là một nhà vuông chồng diêm 2 tầng 8 mái phía sau, hệ thống đạo xum xuê như hoa sen. Cung Thánh ba phía bưng ván, đằng trước lấp cánh cửa bức bàn là không gian thiêng, trong có bài và tượng đức Thánh Bối. Ở phần cổ diêm có hệ thống con sơn như ngà voi tua tủa, giống như gác chuông chùa Keo (Thái Bình), ngoài ra còn một số bức chạm trang trí. Trước cửa cung có bức hoành phi “Tổ Phật am”, coi đức Thánh là Phật tổ tu luyện ở đây, kèm theo các dòng lạc khoản ghi rõ cung Thánh làm năm Giáp Tuất niên hiệu Chính Hoà thứ 15 (1694), được sửa năm Bính Tuất và Quý Mão niên hiệu Cảnh Hưng thứ 27 và thứ 44 (1766 và 1783).

Bên cạnh khu Tam bảo trên, còn có nhà Tổ và điện Mẫu ở bên trái ngược với chùa và nhìn vào sân trong chùa.

Chùa Bối Khê có nhiều hiện vật quý hiếm. Về bia đá chùa có 10 tấm. Tấm bia cổ nhất là “Bối động Thánh tích bi ký” từ năm Thái Hoà thứ 11 (1453), nhưng cũng là tấm bia mới nhất vì được khắc lại năm Thành Thái thứ 7 (1895), kể lại sự tích đức Thánh Bối với nhiều tình tiết ly kỳ. Tiếp theo, bia “Đại Bi tự” dựng năm Hồng Thuận thứ 7 (1515), ngoài việc nói thêm về đức Thánh Bối còn cho biết việc tu sửa ở đầu thế kỷ XVI. Hiện vật đá đặc biệt quý hiếm là bệ hoa sen khối hộp; văn tự khắc chìm ở bệ cho biết năm Xương Phù thứ 6 (1382), một số người cúng tiền và ruộng, riêng vị đạo sĩ người Quốc Oai cúng chiếc bệ này gọi là “Phật thạch bàn” tức là bàn đá thờ Phật, dài 1,53m, rộng 1,04m, cao 1,60m lại được đặt trên đế cao 0,14m nhưng dài rộng nhỉnh hơn bệ, các góc chạm chim thần, trên chạm đài sen, dưới chạm sập thờ, mặt trước ở giữa chia ra các ô chạm rồng và thú giống như loài dê, còn thêm một số kiểu hoa lá nữa.

Phật điện chùa Bối Khê đông đúc, được bố trí ở Thượng điện và Tiền đường như thường gặp ở nhiều chùa. Nổi trội lên là pho Quan Âm thiên thủ thiên nhãn với 7 đôi tay lớn để trần nõn nà, xếp cân xứng từng đôi một như múa, khuôn mặt nữ phúc hậu, mái tóc rủ xuống vai rồi chia ra 3 nhánh chảy xuống bắp tay. Tượng ngồi thiền, các nếp áo chảy như lá sen xuống lòng đùi che cả cổ chân. Hình khối và chi tiết trang trí thuộc phong cách nghệ thuật chuyển tiếp từ thế kỷ XVI sang thế kỷ XVII.

Trong số đồ thờ, ở đây có một chân đèn thời Mạc và hai chậu cây mệnh bằng gỗ, uốn thế phụ tử, nhiều cành nhưng không có lá.

Chùa Bối Khê, ngoài việc thờ Phật như mọi ngôi chùa, thờ đức Thánh Bối. Ngài họ Nguyễn, tên huý là Bình An, quê ở Bối Khê nhưng tu ở viện Tiên Lữ (chùa Trăm Gian). Khi nhỏ đi chăn trâu thường phóng sinh cho tôm cá, tiếng tăm ngài khi tu hành vang đến triều đình nhà Trần, được vua phong làm Chân Nhân. Khi ngài về quê có mây đen hiện ra như bầu trời vần vũ sắp mưa (nên tục gọi là Màn Đen). Ít lâu sau ngài dựng lại chùa Tiên Lữ, đi guốc trên các xà để trông nom, chỉ thổi cơm niêu cho cả trăm thợ, còn về quê Bối Khê xin cà để lại vết tích dấu chân một số nơi đi qua. Theo truyền thuyết, khi quân Minh xâm phạm cảnh chùa, ngài làm mưa ra máu buộc chúng rút chạy. Thế rồi ngày 13 tháng chạp, ngài vào am để hoá. Ngày mùng 4 tháng giêng, dân mở khám thấy thơm bèn tạc tượng thờ. Chùa Trăm Gian ở Tiên Lữ thờ chính thức, còn ở Bối Khê thờ vọng. Hội chùa làng tổ chức vào ngày 12 tháng giêng.

Như vậy, chùa Bối Khê được dựng từ thời Trần, hầu như các thời sau đều có sửa chữa, có thể bóc tách ra nhiều lớp văn hoá trực tiếp và nối tiếp qua từng thế kỷ đến tận ngày nay.

Chùa Bối Khê đã được Bộ Văn hoá và Thông tin xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật năm 1979. Đây là di tích xếp hạng quốc gia đặc biệt./.

Theo Hà Nội Danh thắng và Di tích tập 02

Bài liên quan
(0) Bình luận
  • Bảo tàng Mỹ thuật ở giữa làng quê (huyện Ba Vì)
    Xứ Đoài là một vùng đất tối cổ - vùng địa văn hoá, địa thi hoạ - nơi mà con người có thể trải nghiệm đời mình trong hệ sinh thái tự nhiên của vùng đất, đi qua những truyền thuyết, cổ tích, để từ đó tạo nên tâm tính, giọng nói đặc trưng của con người xứ Đoài. Nắng và gió, núi và sông xứ Đoài đã gợi cảm hứng sáng tác cho một Tản Đà, một Quang Dũng và nhiều thi nhân, hoạ sĩ: từ Tô Ngọc Vân, Nguyễn Gia Trí đến Sĩ Tốt, Nguyễn Tiến Chung, Nguyễn Tư Nghiêm, Nguyễn Sáng... và những thế hệ văn nghệ sĩ sau này, ở họ đều có những sáng tác xuất sắc về xứ Đoài.
  • Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày (huyện Phú Xuyên)
    Đi khắp các vùng miền của Tổ quốc, những cựu tù binh Phú Quốc đã sưu tầm kỷ vật, di vật, tranh ảnh có liên quan đến các nhà tù trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược mà đồng đội và các ông đã trải qua. Hơn 20 năm kiếm tìm và góp nhặt, Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày, do chính những người cựu tù năm xưa thành lập là những minh chứng chân thực về một thời oanh liệt và hào hùng của dân tộc.
  • Bảo tàng Quê hương phong trào chiếc gậy Trường Sơn (huyệnỨng Hoà)
    Hoà Xá là một làng quê nằm sát bờ tả sông Đáy, thuộc vùng ven chiêm trũng Khu Cháy. Nơi đây sớm có phong trào cách mạng ngay từ những năm 1930, là hậu phương trung thành của cuộc kháng chiến chống Pháp. Trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Hòa Xá được xem là quê hương của phong trào động viên thanh niên lên đường “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” và câu chuyện huyền thoại “chiếc gậy Trường Sơn”.
  • Khu Cháy, Bảo tàng Khu Cháy - một địa chỉ đỏ về truyền thống đấu tranh cách mạng ở Ứng Hoà, Phú Xuyên
    “Khu Cháy” là thuật ngữ để nói về một khu du kích trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp gồm 22 xã ở phía nam huyện Ứng Hoà và tây huyện Phú Xuyên, Hà Nội.
  • Bảo tàng Tổng cục II (quận Hoàng Mai)
    Toạ lạc tại số 322 đường Lê Trọng Tấn, quận Hoàng Mai, Hà Nội trên khuôn viên rộng 3.500m2, gồm 2 tầng nhà và phần trưng bày ngoài trời, Bảo tàng Tổng cục II hiện lưu giữ 5.830 hiện vật, trong đó có nhiều hiện vật quý hiếm gắn liền với cuộc đời hoạt động của nhiều chiến sĩ tình báo xuất sắc của Quân đội nhân dân Việt Nam. Với chức năng phục vụ công tác nghiên cứu, tham quan học tập, giáo dục truyền thống, Bảo tàng Tổng cục II chính thức được Bộ Văn hoá - Thông tin công nhận nằm trong hệ thống các bảo tàng cấp 2 toàn quân.
  • Bảo tàng Binh chủng Thông tin (quận Ba Đình)
    Bảo tàng Binh chủng Thông tin thuộc loại hình bảo tàng lịch sử chuyên ngành quân sự, là thể chế văn hoá, có chức năng bảo quản và trưng bày các sưu tập về lịch sử Binh chủng Thông tin liên lạc nhằm phục vụ nhu cầu nghiên cứu, giáo dục, tham quan và hưởng thụ văn hoá của cán bộ, chiến sĩ trong Binh chủng và nhân dân, bạn bè quốc tế.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • UNESCO trao Bằng công nhận Công viên địa chất toàn cầu Lạng Sơn
    Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Lạng Sơn là minh chứng rõ nét cho nỗ lực gìn giữ và quảng bá di sản văn hóa Việt Nam cùng với các di sản văn hóa phi vật thể như tín ngưỡng thờ Mẫu, hát Then của người Tày, Nùng, Thái...
  • 9 tựa sách hay trong Tủ sách gia đình của Nhã Nam
    Ngày Gia đình Việt Nam 28/6 là dịp để mỗi người lắng lại, cảm nhận rõ hơn giá trị của tình thân, của những khoảnh khắc bên nhau giản dị mà quý giá. Trong nhịp sống hiện đại, một trong những cách đẹp đẽ để giữ gìn và bồi đắp sợi dây gắn kết gia đình chính là cùng nhau đọc sách – những cuốn sách đầy yêu thương, sẻ chia và thấu cảm. Hiểu được điều đó, Nhã Nam đã kỳ công tuyển chọn và xây dựng Tủ sách Gia đình. Đây là những cuốn sách giúp nuôi dưỡng tâm hồn trẻ thơ, lan tỏa giá trị yêu thương trong mỗi mái ấm, để mỗi em bé đều được lớn lên trong vòng tay chan chứa hạnh phúc của gia đình.
  • Phu nhân Tổng Bí thư và Tổng Giám đốc UNESCO tham dự triển lãm ảnh "Chúng tôi có thể"
    Các tác phẩm là sản phẩm tiêu biểu của dự án “Chúng tôi CÓ THỂ” – sáng kiến phối hợp giữa UNESCO và Bộ Giáo dục và Đào tạo, hướng đến mục tiêu trao quyền học tập và phát triển toàn diện cho phụ nữ và trẻ em gái dân tộc thiểu số tại các vùng khó khăn.
  • Người đẹp Phú Yên Hà Trúc Linh đăng quang Hoa hậu Việt Nam 2024
    Hà Trúc Linh - 21 tuổi, quê Phú Yên, sinh viên Đại học Tài chính Marketing TP HCM - vượt top 24 để đoạt vương miện Hoa hậu Việt Nam 2024.
  • Ra mắt sách “Phụ nữ bàn về vấn đề phụ nữ trên Phụ nữ tân văn"
    Nhà xuất bản Phụ nữ Việt Nam vừa ra mắt cuốn sách "Phụ nữ bàn về vấn đề phụ nữ trên Phụ nữ tân văn", tuyển chọn các bài viết tiêu biểu của nữ trí thức trên tuần báo Phụ nữ tân văn – một diễn đàn quan trọng trong phong trào nữ quyền Việt Nam đầu thế kỷ XX. Ấn phẩm dày 600 trang, do Đoàn Ánh Dương biên soạn và giới thiệu, được phát hành trên toàn quốc từ tháng 6/2025.
  • Hà Nội nêu cao tinh thần “địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm”
    Tại kỳ họp thứ 24 (kỳ họp chuyên đề) diễn ra sáng 27/6, HĐND Thành phố Hà Nội khóa XVI, nhiệm kỳ 2021-2026 đã thông qua Nghị quyết về phân cấp quản lý nhà nước một số lĩnh vực kinh tế - xã hội trên địa bàn Thành phố, bảo đảm thực hiện đúng phương châm “địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm”.
  • Phát động cuộc thi ảnh báo chí 'Việt Nam trên hành trình đổi mới’
    Cuộc thi ảnh báo chí “Việt Nam trên hành trình đổi mới” do Báo Nhân Dân phối hợp Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam tổ chức nhằm tuyên truyền, quảng bá hình ảnh đất nước, con người, những thành tựu về chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa cũng như vị thế của Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế trong quá trình 40 năm đổi mới.
  • Hà Nội sửa đổi, bổ sung quy định phân cấp nguồn thu, chi để mô hình chính quyền địa phương 2 cấp hoạt động hiệu quả
    Để có cơ sở điều chỉnh, giao dự toán ngân sách năm 2025 cho các xã, phường sau sắp xếp đảm bảo nguồn ngân sách để thực hiện các nhiệm vụ được giao từ ngày 1/7/2025, HĐND Thành phố Hà Nội ngày 27/6 đã thông qua Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số nội dung quy định tại Nghị quyết số 22/2022/NQ-HĐND ngày 08/12/2022 về phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa các cấp ngân sách, định mức phân bổ ngân sách Thành phố và tỷ lệ phần trăm phân chia nguồn thu giữa các cấp ngân sách giai đoạn 2023-2025.
  • Trình chiếu loạt phim đỉnh cao của Hàn Quốc tại Liên hoan phim châu Á Đà Nẵng lần 3
    Liên hoan phim châu Á Đà Nẵng lần 3 diễn ra từ ngày 29/6 – 5/7 sẽ có nhiều hoạt động hấp dẫn, đặc biệt khán giả sẽ có cơ hội gặp gỡ nhiều diễn viên Hàn Quốc.
  • Festival Nông sản Hà Nội: Thúc đẩy mô hình canh tác, chế biến và tiêu dùng nông sản gắn với văn hóa – du lịch
    Từ ngày 26 - 29/6/2025, tại quận Tây Hồ, Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội phối hợp UBND quận Tây Hồ tổ chức Festival Nông sản Hà Nội lần thứ 4 – sự kiện xúc tiến thương mại nông nghiệp thường niên đang ngày càng khẳng định vị thế là điểm hẹn lớn của người tiêu dùng và các nhà sản xuất nông sản trên cả nước.
Chùa Bối Khê (huyện Thanh Oai)
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO