Danh thắng & Di tích Hà Nội

Đình Trong, đình Ngoài và đền Dục Anh (quận Cầu Giấy)

Sơn Dương (t/h) 31/07/2023 14:45

Đình Trong, đình Ngoài, đền Dục Anh nằm cách trung tâm thủ đô Hà Nội về phía Tây khoảng 5km, trong địa phận cụm dân cư Hoà Mục, phường Trung Hoà, quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội.

Đình Trong, đình Ngoài, đền Dục Anh là cụm di tích thờ chung 3 vị Thần hoàng là 3 chị em ruột: Phạm Uyển, Phạm Miễn, Phạm Huy là những người có công giúp Phùng Hưng đánh đuổi giặc Cao Chính Bình, giải phóng Tống Bình (tức Hà Nội ngày nay).

Lịch sử và truyền thuyết dân gian kể lại rằng: ở trang Thọ Xương, quận Nam Xương có người họ Phạm, tên huý là Khuyên, hiệu là Minh Dực. Ông có vợ là bà Phùng Thị Thảo, hiệu Diệu Hoa. Hai vợ chồng giàu có nhưng không có con, thường sống tu thân, tích đức, giúp đỡ những người nghèo khó. Một đêm, cả hai vợ chồng đều mộng thấy một vị thần mặc áo sắt, đội mũ đồng, lưng đeo giáp sắt, chân đi giày sắt, tay cầm long bài, quỳ trước sân mà nói rằng, Ngọc hoàng Thượng Đế ban sắc xuống cõi Nam, giao cho nhà ông giúp đỡ một gái, hai trai nuôi nấng cho họ trưởng thành.

Nói xong người đó biến mất. Tỉnh dậy hai vợ chồng kể chuyện nằm mộng, lấy làm ngạc nhiên, vui mừng. Một năm sau, vào giờ Ngọ ngày 12, bà sinh hạ được một bọc, bọc đó nở ra một gái, hai trai. Ông bà và dân làng ai cũng vui mừng và cho đó là điềm lạ. Nuôi được một trăm ngày, ông bà đặt tên cho các con, con gái cả tên là Phạm Uyển, con thứ 2 là Phạm Huy, con út là Phạm Miễn. Khi còn nhỏ cả ba chị em đều rất thông minh, ngoan ngoãn, suốt ngày chỉ ở nhà học chữ, xem sách, không đợi người chỉ bảo. Trưởng thành, văn võ song toàn, tinh thông âm luật. Vào năm Khai nguyên nhà Đường, ở đất Đường Lâm có một người dòng dõi hào phú, sức khoẻ hơn người, bẻ sừng trâu, bắt được hổ. Khi Cao Chính Bình xâm lược nước ta, Phùng Hưng cùng em là Hải đi chiêu mộ anh tài để dẹp loạn, Phạm Huy và Phạm Miễn đưa quân sĩ của mình gia nhập nghĩa quân Phùng Hưng. Sau một thời gian tập luyện, Phùng Hưng kéo quân sĩ đi bao vây, đánh chiếm phủ thành. Cao Chính Bình hoảng sợ, quân lính một số bị chết, một số sống sót bỏ chạy về phương Bắc. Phùng Hưng thắng trận, kéo quân vào phủ, mở tiệc khao quân, phong tặng công thần. Hai anh em Phạm Huy và Phạm Miễn được phong làm thần tướng và ban cấp đất đai ở vùng Tây Đạo làm “ấp thang bộc”. Một hôm, hai ông đi tuần du trong đạo, khi đến trang Nhân Mục (Hoà Mục), thấy có mạch đất nổi lên, địa hình tú dị, liền cho dựng hành cung để làm nơi du ngoạn, lại tăng thêm công điền, công thổ để hàng năm người dân nơi đây đèn hương thờ cúng. Trở về Tây Đạo, đêm đó (25 tháng 10) hai ông đều nằm mộng thấy “sứ giả nhà trời” quỳ trước sân, nói rằng: “Thượng Đế ban sắc xuống triệu hai ông về trầu Thượng Để”. Chẳng bao lâu (ngày mùng 1 tháng 2), hai ông thấy trong người khác lạ và ngay ngày hôm sau (mùng 2 tháng 2) không bệnh mà hoá.

Còn Phạm Uyển là chị gái của hai ông, lúc lớn lên hình dáng yểu điệu, đẹp tới mức “chim sa, cá lặn”. Cũng như hai người em, bà ra nhập nghĩa quân Phùng Hưng đánh giặc. Một lần, bà dẫn quân đi dẹp loạn Dương Thúc, nhưng thế giặc quá mạnh, bà bèn đưa quân đến địa phận trang Nhân Mục (cạnh sông Tô Lịch) lánh nạn. Quân giặc đuổi kịp, biết không thể thắng được, bà liền nhảy xuống sông Tô Lịch tự vẫn, hôm đó là ngày 15 tháng 7. Xác của bà trôi dạt vào xóm Thượng rồi dừng lại, dân làng thấy vậy vớt lên và dựng miếu thờ cúng. Thời Lê, một lần vua Lê Lợi đem quân đánh giặc Minh trên sông Nhị bị thua, nhà vua cho quân lui về huyện Từ Liêm. Khi đi qua trang Nhân Mục (ven sông Tô Lịch), thấy ngôi miếu thiêng, nhà vua cho dừng quân để nghỉ. Đêm đó, vua mộng thấy ba vị thần tự xưng là võ tướng xin được phù giúp đánh giặc, biết là có thần ngầm giúp. Sáng hôm sau, nhà vua dẫn quân đi giao chiến với giặc Minh, đánh đến đâu giặc thua đến đó. Thắng trận trở về, nhà vua liền phong sắc ban tặng cho cả ba vị thần và lệnh cho dân địa phương hương khói, thờ cúng muôn đời. Ngày nay, để tưởng nhớ ba vị thần hoàng được thờ tại đình đền, cứ đến ngày 12 tháng hai (âm lịch) dân làng Hoà Mục lại tổ chức lễ hội long trọng trong một ngày, nhân dân các địa phương lân cận cũng đến tham dự lễ hội rất đông.

Đình Trong

Đình Trong được xây dựng dưới triều Lê, trên một địa hình bằng phẳng, thoáng rộng, cảnh quan đẹp, theo hướng tây nam. Trước mặt đình là một hồ nước lớn (hồ của đình), vị trí trung tâm là khu kiến trúc thờ chính. Phía trước là sân lát gạch rộng, hai bên có hai dãy tả vụ. Nằm trên đường thần đạo còn có bộ Nghi môn khá đồ sộ. Nghi môn của đình được xây dựng theo kiểu trụ biểu. Hệ thống tứ trụ được họp thành một cổng chính và 2 cổng phụ.

dinh-trong-hoa-muc.jpg
Đình Trong

Kết cấu kiến trúc: theo phân cách không gian bên trong thì Đại đình gồm 5 gian 6 bộ vì kèo, Hậu cung gồm 4 gian là nơi đặt ngai và bài vị thờ ba vị thần Phạm Uyển, Phạm Miễn và Phạm Huy.

Đình Trong hiện còn bảo lưu được nhiều di vật quý, như: 12 đạo sắc phong của triều Lê và Nguyễn; 2 cuốn thần phả; 14 tấm bia đá cổ ghi lại việc trùng tu sửa chữa đình; 3 bộ ngai bài vị thờ; 3 bộ kiệu thời Nguyễn cùng nhiều cửa võng, hoành phi, câu đối, hương án

Đình Ngoài

Đình Ngoài nằm cách đình Trong về phía tây chừng 800m. Căn cứ tấm bia đá cổ có niên hiệu Chính Hoà 17 (1696), đình Ngoài có từ thời Lê. Đình được xây dựng theo kiểu “chuôi về”, quay theo hướng đông nam, trên một nền cao 0,50m.

dinh-ngoai(1).jpg
Đình Ngoài

Điều làm ta chú ý là việc sắp xếp các đồ thờ tế tự ở đình Ngoài có nét khác biệt với các ngôi đình khác, đình không chỉ dành riêng cho việc thờ thành hoàng của làng, mà còn thờ Mẫu. Theo phong tục của người Việt thì hình thức thờ Mẫu chỉ gắn với những ngôi chùa thờ Phật. Có lẽ, đây là những dấu ấn nặng nề của một thời chiến tranh loạn lạc, vì vậy cần xem xét, tìm hiểu kỹ để trả lại chức năng vốn có của một ngôi đình làng truyền thống.

Các di vật, đồ thờ còn bảo lưu được ở đình không nhiều, tiêu biểu nhất là 2 tấm bia đá cổ, trong đó có tấm bia được tạo tác vào năm Chính Hoà thứ 17 (1696); 1 cuốn thần phả; 3 bộ ngai bài vị thờ thời Nguyễn; 1 quả chuông đồng, 5 pho tượng Mẫu (phong cách nghệ thuật thế kỷ XIX - XX).

Đền Dục Anh

Đền Dục Anh là nơi thờ 3 vị thần Phạm Uyển, Phạm Miễn, Phạm Huy và còn thờ Mẫu, một tín ngưỡng dân gian của người Việt. Đền toạ lạc ngay cạnh bờ sông Tô Lịch, một dòng sông đã đi vào lịch sử đất nước hàng nghìn năm qua.

den-duc-anh.jpg
Đền Dục Anh

Đền Dục Anh có quy mô kiến trúc như hiện nay, là sản phẩm của lần trùng tu vào cuối thời nhà Nguyễn.

Đền Dục Anh hiện còn bảo lưu được nhiều di vật có giá trị như: 5 đạo sắc phong (sắc có niên đại sớm nhất được phong vào năm 1889, muộn nhất vào năm 1924); 6 bia đá cổ thời Nguyễn ghi lại việc trùng tu sửa chữa và việc hậu ở đền; 4 chiếc khảm gỗ được chạm thủng các chủ đề tứ linh, mang phong cách nghệ thuật thế kỷ XIX; 13 pho tượng mẫu mang nhiều nét dân dã của người Việt; 1 quả chuông đồng thời Nguyễn..

Di tích đình Trong, đình Ngoài và đền Dục Anh đã được Bộ Văn hoá và Thông tin xếp hạng di tích lịch sử kiến trúc nghệ thuật năm 1992./.

Theo Hà Nội Danh thắng và Di tích tập 02

Bài liên quan
(0) Bình luận
  • Bảo tàng Mỹ thuật ở giữa làng quê (huyện Ba Vì)
    Xứ Đoài là một vùng đất tối cổ - vùng địa văn hoá, địa thi hoạ - nơi mà con người có thể trải nghiệm đời mình trong hệ sinh thái tự nhiên của vùng đất, đi qua những truyền thuyết, cổ tích, để từ đó tạo nên tâm tính, giọng nói đặc trưng của con người xứ Đoài. Nắng và gió, núi và sông xứ Đoài đã gợi cảm hứng sáng tác cho một Tản Đà, một Quang Dũng và nhiều thi nhân, hoạ sĩ: từ Tô Ngọc Vân, Nguyễn Gia Trí đến Sĩ Tốt, Nguyễn Tiến Chung, Nguyễn Tư Nghiêm, Nguyễn Sáng... và những thế hệ văn nghệ sĩ sau này, ở họ đều có những sáng tác xuất sắc về xứ Đoài.
  • Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày (huyện Phú Xuyên)
    Đi khắp các vùng miền của Tổ quốc, những cựu tù binh Phú Quốc đã sưu tầm kỷ vật, di vật, tranh ảnh có liên quan đến các nhà tù trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược mà đồng đội và các ông đã trải qua. Hơn 20 năm kiếm tìm và góp nhặt, Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày, do chính những người cựu tù năm xưa thành lập là những minh chứng chân thực về một thời oanh liệt và hào hùng của dân tộc.
  • Bảo tàng Quê hương phong trào chiếc gậy Trường Sơn (huyệnỨng Hoà)
    Hoà Xá là một làng quê nằm sát bờ tả sông Đáy, thuộc vùng ven chiêm trũng Khu Cháy. Nơi đây sớm có phong trào cách mạng ngay từ những năm 1930, là hậu phương trung thành của cuộc kháng chiến chống Pháp. Trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Hòa Xá được xem là quê hương của phong trào động viên thanh niên lên đường “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” và câu chuyện huyền thoại “chiếc gậy Trường Sơn”.
  • Khu Cháy, Bảo tàng Khu Cháy - một địa chỉ đỏ về truyền thống đấu tranh cách mạng ở Ứng Hoà, Phú Xuyên
    “Khu Cháy” là thuật ngữ để nói về một khu du kích trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp gồm 22 xã ở phía nam huyện Ứng Hoà và tây huyện Phú Xuyên, Hà Nội.
  • Bảo tàng Tổng cục II (quận Hoàng Mai)
    Toạ lạc tại số 322 đường Lê Trọng Tấn, quận Hoàng Mai, Hà Nội trên khuôn viên rộng 3.500m2, gồm 2 tầng nhà và phần trưng bày ngoài trời, Bảo tàng Tổng cục II hiện lưu giữ 5.830 hiện vật, trong đó có nhiều hiện vật quý hiếm gắn liền với cuộc đời hoạt động của nhiều chiến sĩ tình báo xuất sắc của Quân đội nhân dân Việt Nam. Với chức năng phục vụ công tác nghiên cứu, tham quan học tập, giáo dục truyền thống, Bảo tàng Tổng cục II chính thức được Bộ Văn hoá - Thông tin công nhận nằm trong hệ thống các bảo tàng cấp 2 toàn quân.
  • Bảo tàng Binh chủng Thông tin (quận Ba Đình)
    Bảo tàng Binh chủng Thông tin thuộc loại hình bảo tàng lịch sử chuyên ngành quân sự, là thể chế văn hoá, có chức năng bảo quản và trưng bày các sưu tập về lịch sử Binh chủng Thông tin liên lạc nhằm phục vụ nhu cầu nghiên cứu, giáo dục, tham quan và hưởng thụ văn hoá của cán bộ, chiến sĩ trong Binh chủng và nhân dân, bạn bè quốc tế.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Kiến trúc sư Nguyễn Tiến Thuận và những công trình “lưu dấu” Điện Biên
    Kiến trúc sư Nguyễn Tiến Thuận nói rằng ông “không có một chút ngỡ ngàng nào về lịch sử Điện Biên”, bởi từ thuở bé, ông đã tìm hiểu lịch sử dân tộc mình. Bắt tay vào thiết kế bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ cũng là lần đầu tiên ông bắt đầu suy nghĩ một cách nghiêm túc, làm thế nào để chuyển hóa những tình cảm của mình về Điện Biên trong công việc sáng tạo. Bảo tàng Chiến thắng Điện Biên Phủ, khu Trung tâm hành lễ và nhà tưởng niệm nghĩa trang liệt sĩ đồi A1 là hai công trình đầu tiên khẳng định ông có duyên với mảnh đất này.
  • “Hiểu con tuốt tuồn tuột”: Bí kíp để trở thành người mẹ hạnh phúc
    Nhân Ngày của mẹ (12-5), Crabit Kidbooks liên kết với NXB Hà Nội ra mặt bộ sách “Hiểu con tuốt tuồn tuột”. Bộ sách gồm ba cuốn mang đến những gợi ý quý báu để mẹ và con có thể hiểu nhau hơn, đồng hành một cách hiệu quả.
  • Hiểu rõ hơn lịch sử Quốc Tử Giám dưới thời nhà Lý
    Tại Nhà Đông vu, khu Đại Thành thuộc Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội), những hiện vật được trưng bày thường xuyên với chủ đề “Quốc Tử Giám - Trường Quốc học đầu tiên” giúp du khách tìm hiểu rõ hơn về lịch sử Quốc Tử Giám dưới thời Lý.
  • Hà Nội thí điểm quản lý thuế kinh doanh thương mại điện tử tại quận Hoàn Kiếm
    Trong những năm qua, hoạt động kinh doanh thương mại điện tử đã và đang phát triển mạnh mẽ cùng với chuyển đổi số quốc gia và chuyển đổi số thế giới. Xu hướng chuyển đổi từ kinh doanh truyền thống sang các nền tảng số đang ngày càng trở nên phổ biến và được coi là giải pháp hữu hiệu giúp các tổ chức, cá nhân mở rộng, phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh.
  • Những người lính quân hàm xanh giữ bình yên biên giới Tây Bắc: Bài cuối: Thắm đượm tình nghĩa quân dân
    Với tinh thần “Gần dân, sát dân, hiểu dân”, Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Điện Biên luôn gần gũi, gắn bó với đồng bào các dân tộc vùng biên. Bằng những phần việc cụ thể, những người lính quân hàm xanh đã thực sự đồng hành, hỗ trợ bà con phát triển mọi mặt đời sống kinh tế, xã hội…
Đừng bỏ lỡ
  • Hà Nội chuẩn bị tổ chức Lễ hội Sen năm 2024
    Lễ hội Sen Hà Nội năm 2024 dự kiến sẽ được tổ chức trong tháng 7/2024 tại Không gian văn hoá sáng tạo quận Tây Hồ (TP Hà Nội). Sự kiện lần đầu được tổ chức sẽ gồm nhiều hoạt động quảng bá, giới thiệu, tôn vinh nghề trồng sen, các sản phẩm từ sen.
  • Tuổi trẻ huyện Đan Phượng: Dấu ấn trong xây dựng nông thôn mới
    Huyện đoàn Đan Phượng (TP. Hà Nội) luôn coi xung kích tham gia xây dựng nông thôn mới là một trong các nhiệm vụ trọng tâm trong phong trào hành động của Đoàn, xác định: thanh niên phải là lực lượng đi đầu trong thực hiện những khâu khó, việc mới, hướng tới xây dựng những mô hình điểm cụ thể, từ đó tạo sức lan tỏa trong cộng đồng.
  • Độc đáo Lễ hội Mục Đồng tôn vinh trẻ chăn trâu, cầu mong mưa thuận gió hoà
    Lễ hội Mục Đồng làng Phong Lệ (xã Hòa Châu, huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng) độc đáo, duy nhất trong cả nước tôn vinh trẻ chăn trâu và nét đẹp văn hóa.
  • Nhiều hoạt động đặc sắc tại Festival Huế 2024
    Diễn ra từ 7 - 12/6/2024, Tuần lễ Festival nghệ thuật quốc tế Huế 2024, với chủ đề “Di sản văn hóa với hội nhập và phát triển” là điểm nhấn Festival Huế 2024.
  • Khai quật khảo cổ di tích đặc trưng văn hoá Chămpa Tháp đôi Liễu Cốc
    Di tích cấp Quốc gia Tháp đôi Liễu Cốc (thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế) đang được tiến hành khai quật khảo cổ và đất đá được đào, cào từng điểm nhỏ nhất… để tìm hiểu.
  • NSƯT Tân Nhàn được bổ nhiệm Trưởng khoa Thanh nhạc Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam
    NSND Quốc Hưng - Phó Giám đốc phụ trách Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam đã trao quyết định bổ nhiệm và chúc mừng Tiến sĩ âm nhạc, NSƯT Tân Nhàn.
  • Ghi danh Cửu Đỉnh - Hoàng Cung Huế là di sản tư liệu thế giới
    “Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng Cung Huế” đã được Ủy ban Chương trình Ký ức Thế giới Khu vực Châu Á - Thái Bình Dương của UNESCO ghi danh là di sản tư liệu thế giới.
  • Hà Nội: Lễ hội tôn vinh mối tình cao đẹp của Chử Đồng Tử - Tiên Dung
    Lãnh đạo UBND xã Hồng Vân (huyện Thường Tín, TP. Hà Nội) vừa chia sẻ, công tác chuẩn bị tổ chức Lễ hội tình yêu 2024 tại xã Hồng Vân đã hoàn tất. Tối 8/5, tại Quảng trường Thống Nhất (phố đi bộ đêm) xã Hồng Vân, Lễ hội tình yêu 2024 sẽ khai màn.
  • Nhớ chuyến chụp ảnh ở Điện Biên năm ấy
    Thấm thoắt Chiến thắng Điện Biên “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” đã qua 70 năm. Ngày ấy tôi còn nhỏ, chưa đủ tuổi tham gia chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ. Hằng ngày, tôi chỉ thấy người lớn mua và đọc báo Tia sáng đưa tin về các máy bay của hãng “Đa-cô-ta”, máy bay “Bê-vanh-xít” (B.26) tại các sân bay Bạch Mai, Gia Lâm (Hà Nội) và phi trường Cát Bi (Hải Phòng - tên gọi sân bay Cát Bi ngày ấy), máy bay liên tục cất và hạ cánh chở lính nhảy dù, xe tăng, trọng pháo đổ xuống Mường Thanh - Điện Biên Phủ
  • Những kỷ vật biểu tượng của chiến dịch Điện Biên Phủ
    Chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” là dấu son chói lọi trong lịch sử kháng chiến chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam. Giờ đây, chiến tranh đã lùi xa, nhưng giá trị và thông điệp từ những kỷ vật kháng chiến của những năm tháng không thể nào quên sẽ còn mãi. Nó gợi nhớ một thời đạn bom, hy sinh thầm lặng, những cống hiến, đóng góp lớn lao của các thế hệ cha anh vì độc lập tự do và thống nhất Tổ quốc.
Đình Trong, đình Ngoài và đền Dục Anh (quận Cầu Giấy)
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO