Danh thắng & Di tích Hà Nội

Đình, quán Thụy Ứng (huyện Đan Phượng)

Sơn Dương (t/h) 26/07/2023 17:33

Đình, quán Thụy Ứng thuộc địa phận Thị trấn Phùng, huyện Đan Phượng, Hà Nội.

dinhthuyung01.jpg
Đình Thụy Ứng

Đình, quán làng Thụy ứng thuộc Thị trấn Phùng, là nơi thờ vị thần thời Hùng Vương thứ 18 là Tích Lịch Hoả Quang và tướng quân Lữ Gia thời nhà Triệu. Vào khoảng thượng tuần tháng giêng năm Canh Thân, địa hạt Đan Phượng bị thiên tai, dịch bệnh tràn lan. Được tin, nhà vua sai quân sĩ thiết lập một đàn tràng làm lễ cáo tế trời đất. Bỗng mưa kéo đến ầm ầm, trời đất tối tăm. Nhưng chỉ trong chớp mắt mưa tạnh trời sáng. Một cụ già râu tóc bạc phơ đi ngay vào trong làng để chữa bệnh cho nhân dân. Chỉ trong 5 ngày nhiều người bệnh tình đang nguy kịch đã sống lại, người mới mắc bệnh liền khỏi ngay.

Tướng quân Lữ Gia người xã Thiên Phúc, huyện Ninh Sơn, làm quan triều Triệu Văn Đế. Khi Minh Vương lên ngôi, ông được ban chức Thái phó. Lúc này Lữ Gia tuổi đã cao, làm Thừa tướng trải qua 3 triều nhà Triệu. Thủa ấy vùng đất Thụy Ứng đầy hoang sơ vắng vẻ, hay bị giặc giã đến cướp bóc. Vua Triệu đã phái Lữ Gia về vùng đất này chiêu mộ quân sĩ dẹp loạn, biến nơi đây từ một vùng đất hoang sơ thành một vùng đất trù phú. Năm 113 TCN, ở Kinh thành loạn lạc, nội tình nhà Triệu rối ren, Lữ Gia, nhiều lần đã can ngăn thái tử không nên quy phục nhà Hán, vì thế đã gây hiềm khích giữa nhà Hán với ngài. Nhiều lần hoàng hậu Cù Thị đã sai ám sát ngài nhưng không thành. Dựa vào thời cơ đó Hán Vũ Đế cử Hàn Thiên Thu và em trai Hoàng hậu Cù Thị là Cù Lạc sang đất Việt. Sau đó, Hàn Thiên Thu đem quân xâm lược nước Nam, Lữ Gia liền mở đường và cấp lương thực cho binh sĩ, xây đồn luỹ đến tận Phiên Ngung và đem quân chống lại quân Hán, giết chết Hàn Thiên Thu. Hán Vũ Đế sai Phục Ba tướng quân cầm quân chặn giữ các nơi hiểm yếu và sai Lộ Bác Đức, Dương Bộc đem 5 đạo quân đến công phá thành luỹ, đánh bại quân Nam Việt. Lữ Gia chống cự đến cùng và đã hy sinh.

Đình, quán Thụy Ứng nằm sát nhau ven bờ sông Đáy. Theo văn bia hiện còn ở chùa Thụy Ứng, thì xưa kia đình Thụy Ứng ở giáp chân đê đầu làng, được xây dựng vào thời hậu Lê với 5 gian 2 dĩ 4 mái đạo công trên mặt bằng 4 hàng chân cột. Đình được xây dựng theo kiểu chữ “tam” gồm Đại bái, Trung cung, Hậu cung, 2 bên là Tả hữu mạc. Hiện tại, đình, quán đều có bố cục kiểu chữ “đinh”, nhìn theo hướng đông nam. Ngoài ra quần thể di tích còn có giếng, Nghi môn, Đại bái, Hậu cung, dãy nhà khách, sân lát gạch và vườn trồng cây ăn quả, tường bao quanh.

Quán nhìn theo hướng đông nam, kiến trúc theo kiểu chữ “đỉnh”. Đại bái được làm 3 gian 2 chái với 4 mái đao cong lợp ngói ri. Hậu cung làm kiểu nhà dọc 2 gian, tường xây hồi bít đốc, kiểu “thượng chồng rường, hạ ván bưng”, các bộ vì còn lại được làm theo kiểu “thượng giá chiêng chống rường, hạ kẻ chuyền xà nách”.

Đình, quán Thụy Ứng đã được UBND tỉnh Hà Tây xếp hạng di tích lịch sử - văn hoá năm 2004./.

Theo Hà Nội Danh thắng và Di tích tập 02

Bài liên quan
(0) Bình luận
  • Ô Quan Chưởng - Cửa ô cuối cùng của Hà Nội
    Cửa Ô Quan Chưởng nằm ở phía Đông thành Thăng Long xưa, hiện nay thuộc phường Đồng Xuân, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Đây là một trong những cửa ô quan trọng của thành Thăng Long còn sót lại cho đến ngày nay. Chứng kiến biết bao biến đổi thăng trầm của Thủ đô, giữa phố phường Hà Nội nhộn nhịp hôm nay, Ô Quan Chưởng vẫn sừng sững uy nghiêm, khoác lên mình vẻ đẹp cổ kính, bình yên...
  • Bảo tàng Mỹ thuật ở giữa làng quê (huyện Ba Vì)
    Xứ Đoài là một vùng đất tối cổ - vùng địa văn hoá, địa thi hoạ - nơi mà con người có thể trải nghiệm đời mình trong hệ sinh thái tự nhiên của vùng đất, đi qua những truyền thuyết, cổ tích, để từ đó tạo nên tâm tính, giọng nói đặc trưng của con người xứ Đoài. Nắng và gió, núi và sông xứ Đoài đã gợi cảm hứng sáng tác cho một Tản Đà, một Quang Dũng và nhiều thi nhân, hoạ sĩ: từ Tô Ngọc Vân, Nguyễn Gia Trí đến Sĩ Tốt, Nguyễn Tiến Chung, Nguyễn Tư Nghiêm, Nguyễn Sáng... và những thế hệ văn nghệ sĩ sau này, ở họ đều có những sáng tác xuất sắc về xứ Đoài.
  • Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày (huyện Phú Xuyên)
    Đi khắp các vùng miền của Tổ quốc, những cựu tù binh Phú Quốc đã sưu tầm kỷ vật, di vật, tranh ảnh có liên quan đến các nhà tù trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược mà đồng đội và các ông đã trải qua. Hơn 20 năm kiếm tìm và góp nhặt, Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày, do chính những người cựu tù năm xưa thành lập là những minh chứng chân thực về một thời oanh liệt và hào hùng của dân tộc.
  • Bảo tàng Quê hương phong trào chiếc gậy Trường Sơn (huyệnỨng Hoà)
    Hoà Xá là một làng quê nằm sát bờ tả sông Đáy, thuộc vùng ven chiêm trũng Khu Cháy. Nơi đây sớm có phong trào cách mạng ngay từ những năm 1930, là hậu phương trung thành của cuộc kháng chiến chống Pháp. Trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Hòa Xá được xem là quê hương của phong trào động viên thanh niên lên đường “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” và câu chuyện huyền thoại “chiếc gậy Trường Sơn”.
  • Khu Cháy, Bảo tàng Khu Cháy - một địa chỉ đỏ về truyền thống đấu tranh cách mạng ở Ứng Hoà, Phú Xuyên
    “Khu Cháy” là thuật ngữ để nói về một khu du kích trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp gồm 22 xã ở phía nam huyện Ứng Hoà và tây huyện Phú Xuyên, Hà Nội.
  • Bảo tàng Tổng cục II (quận Hoàng Mai)
    Toạ lạc tại số 322 đường Lê Trọng Tấn, quận Hoàng Mai, Hà Nội trên khuôn viên rộng 3.500m2, gồm 2 tầng nhà và phần trưng bày ngoài trời, Bảo tàng Tổng cục II hiện lưu giữ 5.830 hiện vật, trong đó có nhiều hiện vật quý hiếm gắn liền với cuộc đời hoạt động của nhiều chiến sĩ tình báo xuất sắc của Quân đội nhân dân Việt Nam. Với chức năng phục vụ công tác nghiên cứu, tham quan học tập, giáo dục truyền thống, Bảo tàng Tổng cục II chính thức được Bộ Văn hoá - Thông tin công nhận nằm trong hệ thống các bảo tàng cấp 2 toàn quân.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Podcast] Thu Hà Nội – Mùa của tình yêu và nỗi nhớ
    Bốn mùa, xuân, hạ, thu, đông của Hà Nội, mỗi mùa đều mang trong mình nét đẹp riêng bới hương, bởi sắc của mỗi mùa. Nhưng có lẽ, mùa thu vẫn là một mùa thật đặc biệt của Người Hà Nội. Mỗi độ thu về như gói gọn cả một Hà Nội cổ kính, trầm mặc, một Hà Nội thơ mộng và trữ tình. Chính bởi vẻ đẹp đó mà mùa thu đã trở thành nỗi nhớ cho những ai đã từng gắn bó với Hà Nội mà nay phải chia xa, là niềm ước ao một lần được “chạm vào” của nhiều du khách.
  • Khám phá Tây Bắc tại triển lãm "Tây Park - Ngàn"
    Triển lãm thị giác "Tây Park - Ngàn" được thực hiện dựa trên quá trình 10 năm đi và trải nghiệm tại Tây Bắc (Việt Nam) kết hợp sáng tạo nhiếp ảnh của Nguyễn Thanh Tuấn.
  • Khúc ca tình mẫu tử khi đối thoại với thời gian
    Bài thơ “Mẹ” của Đỗ Trung Lai thuộc đề tài quen thuộc nhưng luôn mang sức gợi lớn: đề tài người mẹ. Bài thơ được chọn vào sách giáo khoa Ngữ văn 7 (tập 1, bộ Cánh diều). Xuyên suốt bài thơ là bóng dáng vất vả, tảo tần của người mẹ gắn liền với tình cảm thiêng liêng, sâu đậm mà người con dành cho mẹ. Bằng nét bút tinh tế và nghệ thuật biểu đạt đầy sáng tạo, bài thơ tựa như một khúc ru trầm, nhẹ nhàng mà da diết, chạm đến từng góc khuất trong tâm hồn người đọc.
  • Quận Thanh Xuân: Kiên quyết nói “Không” giao xe cho học sinh chưa đủ điều kiện tham gia giao thông
    Phó Chủ tịch UBND quận Thanh Xuân (TP. Hà Nội) Lê Hồng Thắng vừa cho biết, UBND quận mới đây đã ban hành Kế hoạch thực hiện quy định của pháp luật về “Không giao xe cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện tham gia giao thông” trên địa bàn quận.
  • Khởi tranh Giải bóng đá các cơ quan báo chí toàn quốc Press Cup 2024
    Ngày 21/11, tại Tòa nhà Hội Nhà báo Việt Nam (Hà Nội) đã diễn ra buổi Họp báo và Công bố Vòng chung kết Giải bóng đá các cơ quan báo chí toàn quốc Press Cup lần thứ 8 năm 2024.
Đừng bỏ lỡ
Đình, quán Thụy Ứng (huyện Đan Phượng)
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO