Danh thắng & Di tích Hà Nội

Đình Thượng, đình Hạ (huyện Mỹ Đức)

Sơn Dương (t/h) 19/07/2023 06:05

Đình Thượng, đình Hạ thuộc địa phận xã Phúc Lâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội.

dinh-thuong-dinh-ha.jpg

Đình Thượng và đình Hạ thuộc thôn Khảm Lâm. Đình Thượng tọa lạc ở đầu làng, đình Hạ ở cuối làng. Cả hai di tích này đều thờ thành hoàng làng là: Công chúa Quế Hoa, Đức Thánh Cả - Đỗ Lang, Đức Thánh Hai - Thiện Sỹ. Theo cuốn thần phả Phúc Lâm do Hàn lâm Lễ bộ Đông các Đại học sĩ Nguyễn Bính soạn năm Hồng Phúc thứ nhất (1572). Thời Lưỡng Hán, có người họ Đặng, tên huý là Vận được phong chức Tư ấm kết hôn với người cùng quận là con gái họ Tạ, tên là Cẩn. Hai vợ chồng luôn luôn tích thiện, không nghĩ đến tư lợi. Hai vợ chồng đã ngoài bốn mươi mà chưa có con trai, nên nhận người cháu là Đỗ Lang về nuôi. Một thời gian sau, ông bà sinh được một người con trai, đặt tên là Thiện Sỹ. Năm Thiện Sỹ 18 tuổi, cha mẹ đều qua đời, ba năm chịu tang đã vẹn tròn đạo hiếu. Khi ấy, Giao Châu là vùng đất phì nhiêu mà lễ giáo thì chưa thật rõ ràng. Bấy giờ, tù trưởng các châu làm loạn khiến lòng dân không yên. Hoàng đế phong cho Thiện Sỹ chức Đại tư đồ, gia phong tước Quận công, tức khắc lên đường dẹp loạn. Thiện Sỹ giao cho Đỗ Lang điều hành trang Phú Lâm và dạy dân công việc nông tang canh cửi. Rồi ngài chia quân thành nhiều đạo chiếm cứ các nơi xung yếu, sau đó viết thư dụ hàng với lời lẽ nhân nghĩa. Quân giặc thấy vậy, cảm phục hiểu ra, đã cởi giáp quy hàng. Vào tuổi bảy mươi, một hôm ngài Thiện Sỹ đang ngồi trong phủ đường, chợt có ánh hào quang màu tía từ trong người phát ra, bay lên trời biến mất. Đỗ Lang thay ngài cai quản công việc trong phủ. Tới đời Đông Đế, Đỗ Lang được phong chức Đô hộ. Khi Vương Mãn làm loạn, Đỗ Lang cầm quân trấn giữ môn quan, rồi đem quân tới Sơn Nam. Thế giặc mạnh, Đỗ Lang rút quân về trang Phú Lâm, trú quân tại đền thờ thần và làm lễ bái yết. Đêm ấy, tại đền thờ, Đỗ Lang mông lung giấc ngủ thấy một người tự xưng là Công chúa Quế Hoa ở miếu trang Phú Lâm, vốn là con Thiên đế. Đỗ Lang tỉnh dậy mới biết đó là mộng. Ngay trong đêm ấy chợt thấy quân mình đang phòng ngự tại ấp ngoài trở về cấp báo quân Hán đang vây hãm, tình thế vô cùng hiểm nghèo. Ngài hoá bên sông, sóng dậy cuồn cuộn, một con giao long hiện lên làm quân Hán hoảng sợ mà rút chạy.

Đình Thượng bố cục theo kiểu chữ “nhất”, phía trước có sân đình, hàng cây cổ thụ, xa xa là dòng sông Đáy. Đại bái đình là một tòa nhà dọc được làm theo kiểu tiền đạo hậu đốc với 3 mái chảy lợp ngói ri. Bờ nóc đắp bờ đinh, bờ dải có xây giật cấp. Vào bên trong Đại bái được chia làm 3 gian chính không đều nhau. Tương ứng với các gian là các bộ vì đỡ mái được làm khác nhau: bộ vì mái đao được làm theo kiểu ”Thượng ván mê, hạ cốn mê bẩy”. Ván mê là một tam giác cân có hai cạnh huyền được cắt khúc đỡ hoành thượng, trung tâm ván mê được chạm mặt hổ phù. Mặt hổ phù được chạm một cách tinh xảo, mắt lồi, sừng nai tại thú, mũi sư tử miệng ngậm chữ “thọ”. Phần hạ là hai bức cốn được làm theo kiểu tam giác cân có cạnh huyền được cắt khấc đỡ hoành hạ, trong lòng tam giác cân được chạm nổi, chạm bong kênh các tích tứ linh, chạm nổi hình long cuốn thuỷ. Nghệ thuật tạo tác tỉ mỉ mang phong cách thế kỷ XIX. Hai bộ vì tiếp theo được làm theo kiểu “Kèo, kẻ, bẩy” trên mặt bằng 4 hàng chân cột. Gian thứ 2 có mở cửa với 3 cửa đi chính phía trước đặt một hương án gỗ chạm, sơn son thếp vàng, phía trên bày đồ thờ tự, 2 bên có đôi hạc và bộ bát bửu. Phía trên treo một bức hoành phi gỗ chạm 4 chữ Hán.

Đình Hạ kết cấu theo kiểu chữ “nhị” bao gồm các hạng mục công trình: Đại bái, Hậu cung, Tả mạc. Đại bái là một hạng mục công trình gồm 5 gian, 2 mái tường xây hồi bít đốc lợp ngói ri. Nhìn bên ngoài, bờ nóc đắp bờ đinh, chính giữa bờ nóc đắp lưỡng long chầu nguyệt, hai đầu bờ nóc đắp hai con rồng Makara ngậm bờ nóc, bờ dải đắp bờ đinh. Cuối bờ dải xây giật cấp kiểu tay ngai. Bên trong toà Đại bái tương đương với năm gian là 6 bộ vì được làm thống nhất theo một kiểu “kèo kẻ quá giang trốn cột”, toàn bộ kết cấu mái được chịu lực trên quá giang. Từ Đại bái qua một khoảng sân rộng lát gạch bát cổ là tới toà Hậu cung 5 gian nhà ngang, tường xây hồi bít đốc, hai mái chảy lợp ngói ri. Nhìn bên ngoài, bờ nóc, bờ chảy đắp bờ đinh, chính giữa bờ nóc đắp mặt trời, hai đầu bờ nóc đắp hai đầu định và hai con rồng Makara ngậm bờ nóc. Cuối bờ dải xây giật cấp kiểu tay ngai bằng vôi vữa. Vào bên trong, các bộ vì đỡ mái được làm cùng một kiểu kèo kẻ quá giang trốn cột. Các cấu kiện gỗ ở dây chủ yếu được bào trơn đóng bén tiết diện vuông, thiên về độ bền chắc tạo không gian thoáng mát cho nơi thờ thánh.

Hiện nay đình Thượng và đình Hạ còn lưu giữ: 1 hoành phi, 2 bát hương gốm, 2 bộ long ngai bài vị chạm rồng mang phong cách nghệ thuật thời Nguyễn, 1 kiệu rước văn.

Lễ hội của làng được tổ chức vào ngày 6 tháng 03 âm lịch hằng năm.

Cụm di tích đình Thượng, đình Hạ đã được UBND tỉnh Hà Tây xếp hạng di tích lịch sử - văn hoá năm 2005./.

Theo Hà Nội Danh thắng và Di tích tập 02

Bài liên quan
  • Đình Tình Quang (quận Long Biên)
    Đình Tình Quang cách trung tâm thủ đô Hà Nội khoảng 15km về phía đông bắc, toạ lạc giữa khu dân cư của thôn Tình Quang, xã Giang Biên, huyện Gia Lâm, nay là phường Giang Biên, quận Long Biên, Thành phố Hà Nội.
(0) Bình luận
  • Ô Quan Chưởng - Cửa ô cuối cùng của Hà Nội
    Cửa Ô Quan Chưởng nằm ở phía Đông thành Thăng Long xưa, hiện nay thuộc phường Đồng Xuân, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Đây là một trong những cửa ô quan trọng của thành Thăng Long còn sót lại cho đến ngày nay. Chứng kiến biết bao biến đổi thăng trầm của Thủ đô, giữa phố phường Hà Nội nhộn nhịp hôm nay, Ô Quan Chưởng vẫn sừng sững uy nghiêm, khoác lên mình vẻ đẹp cổ kính, bình yên...
  • Bảo tàng Mỹ thuật ở giữa làng quê (huyện Ba Vì)
    Xứ Đoài là một vùng đất tối cổ - vùng địa văn hoá, địa thi hoạ - nơi mà con người có thể trải nghiệm đời mình trong hệ sinh thái tự nhiên của vùng đất, đi qua những truyền thuyết, cổ tích, để từ đó tạo nên tâm tính, giọng nói đặc trưng của con người xứ Đoài. Nắng và gió, núi và sông xứ Đoài đã gợi cảm hứng sáng tác cho một Tản Đà, một Quang Dũng và nhiều thi nhân, hoạ sĩ: từ Tô Ngọc Vân, Nguyễn Gia Trí đến Sĩ Tốt, Nguyễn Tiến Chung, Nguyễn Tư Nghiêm, Nguyễn Sáng... và những thế hệ văn nghệ sĩ sau này, ở họ đều có những sáng tác xuất sắc về xứ Đoài.
  • Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày (huyện Phú Xuyên)
    Đi khắp các vùng miền của Tổ quốc, những cựu tù binh Phú Quốc đã sưu tầm kỷ vật, di vật, tranh ảnh có liên quan đến các nhà tù trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược mà đồng đội và các ông đã trải qua. Hơn 20 năm kiếm tìm và góp nhặt, Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày, do chính những người cựu tù năm xưa thành lập là những minh chứng chân thực về một thời oanh liệt và hào hùng của dân tộc.
  • Bảo tàng Quê hương phong trào chiếc gậy Trường Sơn (huyệnỨng Hoà)
    Hoà Xá là một làng quê nằm sát bờ tả sông Đáy, thuộc vùng ven chiêm trũng Khu Cháy. Nơi đây sớm có phong trào cách mạng ngay từ những năm 1930, là hậu phương trung thành của cuộc kháng chiến chống Pháp. Trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Hòa Xá được xem là quê hương của phong trào động viên thanh niên lên đường “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” và câu chuyện huyền thoại “chiếc gậy Trường Sơn”.
  • Khu Cháy, Bảo tàng Khu Cháy - một địa chỉ đỏ về truyền thống đấu tranh cách mạng ở Ứng Hoà, Phú Xuyên
    “Khu Cháy” là thuật ngữ để nói về một khu du kích trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp gồm 22 xã ở phía nam huyện Ứng Hoà và tây huyện Phú Xuyên, Hà Nội.
  • Bảo tàng Tổng cục II (quận Hoàng Mai)
    Toạ lạc tại số 322 đường Lê Trọng Tấn, quận Hoàng Mai, Hà Nội trên khuôn viên rộng 3.500m2, gồm 2 tầng nhà và phần trưng bày ngoài trời, Bảo tàng Tổng cục II hiện lưu giữ 5.830 hiện vật, trong đó có nhiều hiện vật quý hiếm gắn liền với cuộc đời hoạt động của nhiều chiến sĩ tình báo xuất sắc của Quân đội nhân dân Việt Nam. Với chức năng phục vụ công tác nghiên cứu, tham quan học tập, giáo dục truyền thống, Bảo tàng Tổng cục II chính thức được Bộ Văn hoá - Thông tin công nhận nằm trong hệ thống các bảo tàng cấp 2 toàn quân.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • “Chân mây” - những vẻ đẹp dung dị của cuộc sống
    Nguyễn Linh Khiếu, thời gian qua đã khẳng định là một nhà thơ đương đại khác biệt. Ở văn xuôi, với tùy văn, ông cũng đang từng bước khai mở một con đường riêng. Với ba tập tùy văn “Beijing lá phong vàng” (2018), “Hoa khởi trinh” (2024) và “Chân mây” (2024), Nguyễn Linh Khiếu đã hé lộ cảm quan nhân sinh và cả tình yêu cuộc sống.
  • [Podcast] Thành Cổ Loa – Tòa thành cổ độc đáo lớn nhất Việt Nam
    Di tích quốc gia đặc biệt Cổ Loa không chỉ được biết đến với sự hình thành Nhà nước Âu Lạc (khoảng từ năm 208 - 179 trước Công nguyên) mà còn là nơi hội tụ ba hệ giá trị: Lịch sử - sinh thái - nhân văn đặc sắc, tạo nên những giá trị độc đáo hiếm có: Từ truyền thuyết về một thời kỳ dựng nước sơ khai đến những bằng chứng vật chất về một tòa thành độc đáo, cổ nhất Việt Nam và vùng Đông Nam Á hay cả câu chuyện tình bi ai của đôi trai gái và nỗi niềm day dứt không nguôi của bao bậc hiền minh khi suy tư về phép đối nhân xử thế giữa con người với con người, giữa quốc gia với với quốc gia.
  • [Podcast] Truyện ngắn: Sen quán
    Loay hoay mãi chị mới cởi nổi bộ khuy áo. Cái áo cánh nâu bà ngoại để lại. May sao áo của bà không chỉ vừa mà như muốn vẽ lại những đường cong đẹp nhất của chị. Chị là người Hà Nội. Mẹ không biết cụ tổ đến Hà Nội từ bao giờ mà chỉ biết và kể chuyện từ đời ông bà ngoại. Rằng ông ngoại từng là nhà buôn vải lụa còn bà là ca nương ca trù nổi tiếng ở đất kinh kỳ.
  • Công bố khẩn cấp tình trạng sạt lở đê hữu Bùi trên địa bàn huyện Chương Mỹ
    Ngày 22/11, UBND Thành phố Hà Nội ban hành Quyết định số 6068/QĐ-UBND về việc công bố tình huống khẩn cấp các sạt lở trên các tuyến đê hữu Bùi, Bùi 2, Gò Khoăm, sạt lở bờ sông Bùi trên địa bàn huyện Chương Mỹ.
  • Kỳ thi học sinh giỏi lớp 9 tại Hà Nội với 7 môn thi sẽ diễn ra vào tháng 1/2025
    Theo kế hoạch, kỳ thi chọn học sinh giỏi thành phố Hà Nội sẽ được tổ chức vào ngày 18/01/2025; với 7 môn thi mỗi môn có thời gian làm bài 150 phút.
Đừng bỏ lỡ
Đình Thượng, đình Hạ (huyện Mỹ Đức)
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO