Danh thắng & Di tích Hà Nội

Đình, đền Thượng, đền Hạ (huyện Mỹ Đức)

Sơn Dương (t/h) 20/07/2023 08:21

Đình, đền Thượng, đền Hạ thuộc địa phận xã Lê Thanh, huyện Mỹ Đức, Hà Nội.

Ngôi đình ở giữa làng Áng Hạ gồm: Nghi môn, Đại bái và Hậu cung. Nghi môn được xây dựng theo hình thức Nghi môn trụ biểu với ba cửa đi. Cửa chính giữa là hai trụ biểu đồ sộ. Trên đầu trụ đắp nổi ô lồng đèn, đỉnh trụ là đôi hệ chầu. Giữa hai cột trụ lớn với hai cột trụ nhỏ về hai phía là hai cổng pháo được làm kiểu cuốn vòm lá mái giả. Trụ biểu nhỏ có mặt cắt hình vuông, bên trên là ô lồng đèn bốn mặt, đỉnh trụ được đắp hoa sen cách điệu bằng vôi vữa. Nhìn bên ngoài Đại bái đình được làm kiểu tường xây hồi bít đốc với hai mái chảy lợp ngói ri. Nối từ gian giữa Đại bái vào là toà Hậu cung là ba gian nhà dọc làm theo kiểu nhà cuốn vòm gôtic.

Đền Hạ ở đầu làng, quay hướng tây nam. Theo lời kể của các cụ trong làng thì từ xưa ngôi đền được khởi dựng vào thời Hậu Lê với quy mô kiến trúc bề thế, nhưng trải qua thời gian và chiến tranh nên ngôi đền cũ không còn. Dấu tích còn lại của ngôi đền cổ là một chân đá tảng có đường kính 40cm chạm đường viền với 16 cánh sen úp, mập. Đền Hạ ngày nay có kiến trúc chữ “nhất” với 3 gian chính, nhìn từ bên ngoài Đại bái là ba gian nhà dọc với ba mái, bờ nóc, bờ chảy đắp bờ đỉnh, hai đầu đao được đắp vút cong tạo vẻ mềm mại cho phần mái của di tích. Vào bên trong, kết cấu của bộ vì của Đại bái được làm theo kiểu “Thượng chồng rường, hạ cốn mê, bẩy” trên mặt bằng 6 hàng chân cột. Trong lòng cốn được chạm nổi bong kênh tứ linh, tứ quý tinh xảo. Nối liền với Đại bái là Hậu cung được làm theo kiểu 2 tầng 8 mái. Vào bên trong Hậu cung được xây kiểu cuốn vòm gôtic, tạo không gian thoáng đãng nơi thờ thánh Mẫu.

Đền Thượng ở cuối làng giáp với chùa, bố cục kiến trúc theo hình chữ “công” gồm: Đại bái, ống muống và Hậu cung. Đại bái là 3 gian nhà ngang tường xây hồi bít đốc hai mái chảy lợp ngói ri, vào bên trong bộ vì đỡ mái được làm thống nhất theo kiểu “kèo kẻ quá giang” đơn giản. Nối giữa Hậu cung và Đại bái là nhà ống muống, được xây cuốn vòm gôtic theo kiểu Tây phương. Hậu cung đền là 3 gian nhà ngang. Nhìn bên ngoài được xây 2 tầng 8 mái, vào bên trong được xây kiểu cuốn vòm gôtic đơn giản phía dưới xây bệ thờ bằng vôi vữa trên đặt long ngai bài vị và một số đồ thờ tự khác.

Đình, đền Thượng, đền Hạ qua nhiều lần tu sửa nên di tích mang dấu ấn điêu khắc của nhiều giai đoạn khác nhau.

Thành hoàng Lê Nghị Vũ được thờ tại đình, đền Thượng. Thành hoàng Ngô Trinh Tĩnh được thờ tại đền Hạ. Thân thế và sự nghiệp của các vị thành hoàng có thể được tóm tắt như sau: Ngài Lê Nghị Vũ là con của cụ Lê Cương và bà Phạm Thị Quang cùng quê và cùng thời với vua Lê Đại Hành (980 - 1005). Ông sinh ngày 09 tháng giêng, huý là Vũ, tên chữ là Hiển Liệt. Khi trưởng thành thì văn võ song toàn, ngài được vua Lê Đại Hành giao chức Võ vệ tướng quân. Trong cuộc kháng chiến chống quân Tống, ngài đã có công lớn trong việc ngăn chặn đạo quân do Hầu Nhân Bảo và Đà Tẫn chỉ huy để vua Lê Đại Hành dùng mưu tiêu diệt. Sau khi đất nước thanh bình, ngài đứng đầu cai quản vùng Long Biên. Trong một chuyến du ngoạn cùng với cựu trấn thủ Nguyễn Hanh đến vùng Áng Hạ, thấy nơi đây đẹp đẽ nên triệu tập các vị bô lão trong trang ban cho tiền của và chỉ bảo mua ruộng đất làm của công và giao riêng cho dân để lấy đó làm cúng tế hàng năm.

Đức quốc mẫu Ngô Trinh Tĩnh, là con của cụ Ngô Quân An và bà Triệu Thị An. Bà là bậc quốc sắc thiên hương, ít ai có thể sánh được. Vài năm sau, đến tuổi trưởng thành, bà kết hôn với Lê Hoàn là tổng chỉ huy quân đội. Sau khi vua Đinh Tiên Hoàng băng hà, con trai mới sáu tuổi là Đinh Toàn lên ngôi. Hoàng hậu Dương Vân Nga buông rèm nhiếp chính và đưa Lê Hoàn lên làm vua thay nhà Đinh. Bà Ngô Trịnh Tĩnh can ngăn không được, sau đó đã bỏ trốn và mất tại trang Thanh Áng. Sau này vua Lê Thánh Tông biết câu chuyện của bà đã ban cho sắc phong là: Phu nhân đại vương” và tặng Ngô Trinh Tĩnh bốn chữ: Thiên Tiên Thánh Mẫu.

Lễ hội truyền thống thôn Áng Hạ được tổ chức từ ngày 8 đến mùng 10 tháng giêng âm lịch hằng năm.

Cụm di tích đã được UBND tỉnh Hà Tây xếp hạng di tích lịch sử - văn hoá năm 2005./.

Theo Hà Nội Danh thắng và Di tích tập 02

Bài liên quan
(0) Bình luận
  • Bảo tàng Mỹ thuật ở giữa làng quê (huyện Ba Vì)
    Xứ Đoài là một vùng đất tối cổ - vùng địa văn hoá, địa thi hoạ - nơi mà con người có thể trải nghiệm đời mình trong hệ sinh thái tự nhiên của vùng đất, đi qua những truyền thuyết, cổ tích, để từ đó tạo nên tâm tính, giọng nói đặc trưng của con người xứ Đoài. Nắng và gió, núi và sông xứ Đoài đã gợi cảm hứng sáng tác cho một Tản Đà, một Quang Dũng và nhiều thi nhân, hoạ sĩ: từ Tô Ngọc Vân, Nguyễn Gia Trí đến Sĩ Tốt, Nguyễn Tiến Chung, Nguyễn Tư Nghiêm, Nguyễn Sáng... và những thế hệ văn nghệ sĩ sau này, ở họ đều có những sáng tác xuất sắc về xứ Đoài.
  • Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày (huyện Phú Xuyên)
    Đi khắp các vùng miền của Tổ quốc, những cựu tù binh Phú Quốc đã sưu tầm kỷ vật, di vật, tranh ảnh có liên quan đến các nhà tù trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược mà đồng đội và các ông đã trải qua. Hơn 20 năm kiếm tìm và góp nhặt, Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày, do chính những người cựu tù năm xưa thành lập là những minh chứng chân thực về một thời oanh liệt và hào hùng của dân tộc.
  • Bảo tàng Quê hương phong trào chiếc gậy Trường Sơn (huyệnỨng Hoà)
    Hoà Xá là một làng quê nằm sát bờ tả sông Đáy, thuộc vùng ven chiêm trũng Khu Cháy. Nơi đây sớm có phong trào cách mạng ngay từ những năm 1930, là hậu phương trung thành của cuộc kháng chiến chống Pháp. Trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Hòa Xá được xem là quê hương của phong trào động viên thanh niên lên đường “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” và câu chuyện huyền thoại “chiếc gậy Trường Sơn”.
  • Khu Cháy, Bảo tàng Khu Cháy - một địa chỉ đỏ về truyền thống đấu tranh cách mạng ở Ứng Hoà, Phú Xuyên
    “Khu Cháy” là thuật ngữ để nói về một khu du kích trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp gồm 22 xã ở phía nam huyện Ứng Hoà và tây huyện Phú Xuyên, Hà Nội.
  • Bảo tàng Tổng cục II (quận Hoàng Mai)
    Toạ lạc tại số 322 đường Lê Trọng Tấn, quận Hoàng Mai, Hà Nội trên khuôn viên rộng 3.500m2, gồm 2 tầng nhà và phần trưng bày ngoài trời, Bảo tàng Tổng cục II hiện lưu giữ 5.830 hiện vật, trong đó có nhiều hiện vật quý hiếm gắn liền với cuộc đời hoạt động của nhiều chiến sĩ tình báo xuất sắc của Quân đội nhân dân Việt Nam. Với chức năng phục vụ công tác nghiên cứu, tham quan học tập, giáo dục truyền thống, Bảo tàng Tổng cục II chính thức được Bộ Văn hoá - Thông tin công nhận nằm trong hệ thống các bảo tàng cấp 2 toàn quân.
  • Bảo tàng Binh chủng Thông tin (quận Ba Đình)
    Bảo tàng Binh chủng Thông tin thuộc loại hình bảo tàng lịch sử chuyên ngành quân sự, là thể chế văn hoá, có chức năng bảo quản và trưng bày các sưu tập về lịch sử Binh chủng Thông tin liên lạc nhằm phục vụ nhu cầu nghiên cứu, giáo dục, tham quan và hưởng thụ văn hoá của cán bộ, chiến sĩ trong Binh chủng và nhân dân, bạn bè quốc tế.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Cơ hội khám phá tinh hoa di sản kiến trúc Hà Nội
    Trên những tuyến phố như Ngô Quyền, Lê Thánh Tông, Tràng Tiền… của quận Hoàn Kiếm có nhiều công trình kiến trúc nổi tiếng. Hằng ngày, người ta vẫn đi qua, hoặc chỉ dừng lại để… “check-in”. Tuy nhiên, những công trình ấy lưu giữ những… bí mật lộ thiên ấy không phải đều mở cửa thường xuyên để đón khách. Với mong muốn tạo cơ hội cho công chúng khám phá “tuyến đường di sản này”, Ban Tổ chức Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội 2024 đã xây dựng một tour khám phá tinh hoa di sản kiến trúc. Đây sẽ là dịp để công chúng vừa được “chạm” vào quá khứ, vừa được trải nghiệm nhiều loại hình nghệ thuật, thỏa mãn mỹ cảm của nhiều giác quan.
  • Một giấc mơ xa
    Vân nằm duỗi chân ở sofa, nghe đài mà hai con mắt cứ ríu lại. Jim và Coen vừa theo bố chúng ra ngoài. Ở thị trấn này, trẻ em và những chú cún luôn được thỏa thích dạo chơi. Ánh nắng của buổi sáng đẹp trời chiếu xuyên qua tấm rèm cửa khiến Vân không nỡ ngủ vùi. Cô sống cùng gia đình chồng ở một vùng phía đông Hà Lan, nơi mà cuối tuần nghe nói mình đi dạo là biết sắp được chở vào rừng. Sáng này nếu không thấy mệt trong người thì cũng đã…
  • [Podcast] Chính sách vượt trội phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng đối với Hà Nội
    Nghị quyết số 15-NQ/TW của Bộ Chính trị đặt ra nhiệm vụ xây dựng Thủ đô Hà Nội trở thành đô thị thông minh, hiện đại, xanh, sạch, đẹp. Để thành phố Hà Nội hiện thực hóa nhiệm vụ này, Luật Thủ đô (sửa đổi) đã có chính sách vượt trội để phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng (mô hình TOD) cho Hà Nội.
  • Chum gốm hoa nâu Hiệp An thời Trần là bảo vật quốc gia
    Chum gốm hoa nâu Hiệp An là vật chứng tiêu biểu góp phần tạo nên truyền thống riêng biệt của nghề gốm truyền thống Việt Nam ở thế kỷ 13...
  • Bắc Bộ chính thức đón không khí lạnh
    Dự báo, chiều tối và đêm nay 22/10, bộ phận không khí lạnh này sẽ ảnh hưởng đến khu vực vùng núi Đông Bắc bộ...
Đừng bỏ lỡ
  • Nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Đặng Thiêm Một đời cần mẫn “hút nhụy hoa xây mật”
    Tôi biết nhà giáo, nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Đặng Thiêm từ cuối năm 2008, sau khi tỉnh Hà Tây sáp nhập vào Hà Nội. Theo đó, một số hội viên Hội Văn học Nghệ thuật Hà Tây (chuyên sưu tầm, nghiên cứu văn hóa văn nghệ dân gian) cũng nhập vào mái nhà chung là Hội Văn nghệ Dân gian Hà Nội, trong đó có Đặng Thiêm. Dần dà qua công việc, chúng tôi thân thiết và quý mến nhau. Mỗi lần trò chuyện với ông lão quắc thước, thông tuệ nhiều mặt, tôi lại nhớ tới lời của GS.TS Mai Quốc Liên: “Vẫn biết là trời cho tuổi thọ, nhưng chủ yếu là người hiền đức thế nào thì mới được đặc ân như thế!”.
  • Chùm thơ của tác giả Nguyễn Văn Mạnh
    Tạp chí Người Hà Nội xin trân trọng giới thiệu chùm thơ hai bài của tác giả Nguyễn Văn Mạnh.
  • Việt Nam giành 3 giải Vàng tại Liên hoan Nghệ thuật châu Á - Thái Bình Dương
    3 giải thưởng trên được trao cho: NSND Lệ Ngọc với tiết mục Cô Đôi Thượng Ngàn; NSƯT Nguyễn Văn Hải và Phạm Thị Hồng với tiết mục Bèo dạt mây trôi. Trong đó, giải thưởng của NSND Lệ Ngọc đạt mức “Gold Plus”, giải Vàng đặc biệt. Ngoài ra, các nghệ sĩ múa của Sân khấu Lệ Ngọc được trao cúp kỷ niệm dàn múa phụ họa xuất sắc của Ban tổ chức.
  • Triển lãm “30 năm đi cùng ký ức - Thám tử lừng danh Conan”
    Nhân dịp kỉ niệm 30 năm ra đời bộ truyện “Thám tử lừng danh Conan”, từ 26/10 đến 25/12/2024, NXB Kim Đồng phối hợp với Tagger tổ chức triển lãm “30 năm đi cùng ký ức - Thám tử lừng danh Conan” tại trụ sở Nhà xuất bản (55 Quang Trung, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. Đây là cơ hội cho các fan của Thám tử Conan tại Việt Nam được quay về trong ký ức tuổi thơ, thế giới phá án và truy tìm sự thật cùng các vụ án giả lập bí ẩn, hấp dẫn…
  • Khởi công vở tuồng lịch sử “Đoạn Thâm Tình”
    “Đoạn thâm tình” kể về những năm cuối cùng thời vua Lê Hiền Tông và hai năm đầu thời vua Lê Chiêu Thống. Vở diễn do Đoàn nghệ thuật truyền thống, Nhà hát Tuồng Việt Nam dàn dựng.
  • Quảng bá các di sản của Việt Nam được UNESCO công nhận qua điện ảnh
    Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch vừa ban hành kế hoạch tổ chức triển lãm ảnh “Các di sản của Việt Nam được UNESCO công nhận - Trải nghiệm qua các thước phim điện ảnh” trong khuôn khổ Liên hoan Phim quốc tế Hà Nội lần thứ VII (HANIFF VII).
  • Tái hiện lễ khao lề thế lính Hoàng Sa giữa lòng Hà Nội
    Đây là hoạt động trong Chương trình “Biển, đảo trong lòng đồng bào” diễn ra vào tháng 10 tại Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam.
  • [Infographic] 4 giải pháp thực hiện kế hoạch bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa Thủ đô Hà Nội đến 2025
    Vừa qua, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Vũ Thu Hà đã ký ban hành Kế hoạch 294/KH-UBND về việc Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa trên địa bàn thành phố đến 2025 và các năm tiếp theo. Để thực hiện hiệu quả Kế hoạch này, UBND Thành phố Hà Nội đặt ra 4 giải pháp, qua đó bảo tồn và phát huy giá trị các di sản, góp phần xây dựng và phát triển văn hóa, con người Thủ đô vì sự phát triển bền vững của đất nước, thực hiện thắng lợi Chương trình số 06-CTr/TU ngày 17/3/2021 và Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày 22/2/2022 của Thành ủy Hà Nội.
  • “Đoài Melody” thúc đẩy công nghiệp văn hóa phát triển, lan tỏa sự giao thoa văn hóa xứ Đoài với Thăng Long – Hà Nội
    “Đoài Melody” – chương trình hòa nhạc đặc biệt được Thị xã Sơn Tây tổ chức tối 19/10 tại không gian phố đi bộ Thành cổ Sơn Tây, đã thu hút hàng nghìn khán giả, qua đó khơi dậy nguồn lực phát triển du lịch văn hóa, góp phần thúc đẩy công nghiệp văn hóa Thành phố Hà Nội nói chung phát triển.
  • Gần 1.500 nghệ sĩ, diễn viên tham gia Liên hoan Cải lương toàn quốc 2024
    Theo thông tin từ Cục Nghệ thuật biểu diễn, Liên hoan Cải lương toàn quốc 2024 sẽ diễn ra từ ngày 25/10 đến ngày 15/11 tại Trung tâm Văn hóa thành phố Cần Thơ.
Đình, đền Thượng, đền Hạ (huyện Mỹ Đức)
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO