Danh thắng & Di tích Hà Nội

Đền Thượng, đền Trung, đền Hạ (huyện Ba Vì)

Sơn Dương (t/h) 04/07/2023 15:34

Đền Thượng, đền Trung, đền Hạ nằm ở xã Minh Quang và xã Ba Vì trong quần thể núi Ba Vì thuộc huyện Ba Vì, Thành phố Hà Nội.

denthuong2.jpg
Di tích đền Thượng, đền Trung, đền Hạ tại huyện Ba Vì.

Từ Hà Nội theo đường Láng - Hoà Lạc tới thị xã Sơn Tây, rẽ vào đường 87A (ở ngã ba Sơn Lộc đi Đá Chông) thì tới địa phận xã Tản Lĩnh, rẽ trái vào đường tỉnh lộ 12, ngược về phía đông nam là tới chân núi Ba Vì, di tích nằm ở sườn tây của núi Ba Vì.

Núi Ba Vì - Tản viên Sơn là ngọn núi cao nhất thuộc địa hình tỉnh Hà Tây (cũ). Tương truyền là nơi ngụ của vị thần núi Tản Viên Sơn Thánh - đệ nhất phúc thần, một trong “Tứ bất tử” trong tâm thức dân gian của người Việt.

Cụm di tích này có lịch sử xây dựng từ lâu đời, trải qua những biến cố thăng trầm của lịch sử, tuy không còn nguyên vẹn như ban đầu, nhưng đền vẫn còn giữ được những cốt cách, tinh hoa của một kiến trúc cổ truyền thống. Các đồ thờ tự được bài trí uy nghi, nghệ thuật chạm khắc tinh xảo, phản ánh trình độ tư duy và tài năng nghệ thuật của cha ông ta thế kỷ XVIII - XX.

Đền Thượng nằm trên đỉnh núi thuộc xã Ba Vì, trong quần thể vườn quốc gia Ba Vì, toạ lạc ở độ cao 1200m so với mặt nước biển. Từ cổng Tam quan, qua 424 bậc đá sẽ tới đền Thượng. Đền quay hướng nam, gồm ba gian hai chái, một nửa mái phía sau đền lấy vách đá làm mái. Kết cấu công trình bằng gạch, bê tông theo kiểu xà cột, vì kèo trông chắc khoẻ, vững chãi.

Đền Trung nằm trên độ cao 600m so với mặt nước biển, ở lưng chừng núi thuộc địa phận xã Minh Quang. Mặt bằng kiến trúc của đền hiện nay gồm: Tiền tế, Đại bái và Hậu cung, kết cấu kiểu chữ tam, phỏng theo quẻ Càn trong Kinh Dịch - biểu tượng cho sự bền vững. Ngoài ra, còn có một số công trình phụ trợ và gạch trang trí đất nung mang phong cách nghệ thuật thế kỷ XVII.

Đền Hạ nằm dưới chân núi thuộc xã Minh Quang. Trước đây, đền có quy mô kiến trúc đồ sộ gồm ba dãy nhà ngang, kết cấu kiểu chữ “tam”. Trong cuộc kháng chiến chống Pháp, đền bị tàn phá nặng nề chỉ còn hệ thống hàng chân cột. Năm 1993, đền được nhân dân xây dựng lại như ngày nay. Kiến trúc của đền hiện nay gồm: cổng Tam quan, Đại bái, Hậu cung, bên phải là gian thờ Bác Hồ, bên trái là ban thờ Mẫu. Cả ba ngôi đền đều có tên chữ là “Tản Viên linh từ.

Cụm di tích đền Thượng, đền Trung và đền Hạ đã được Tổng Công ty Vinaconex tài trợ trùng tu lại toàn bộ nhân dịp Đại lễ 1000 năm Thăng Long (2010)

Căn cứ vào tư liệu Hán Nôm hiện lưu tại di tích và truyền thuyết dân gian địa phương, đền Thượng, đền Trung, đền Hạ thờ tam vị đại vương là Cao Sơn, Quý Minh và Tản Viên Sơn Thánh, cùng sinh dưới thời vua Hùng thứ XVII. Quê quán ở động Lăng Xương, huyện Thanh Nguyên, phủ Gia Hưng, đạo Hưng Hoá, xứ Sơn Tây (nay thuộc huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ).

Thủa nhỏ, ba ông rất thông minh, dĩnh ngộ, khôi ngô tuấn tú và có hình dáng cao lớn lạ thường. Sau khi cha mẹ hai bên qua đời, Sơn Thánh được bà Man Thị thần nữ nhận làm con nuôi và đổi tên là Nguyễn Tùng. Lớn lên tài năng và đức độ hơn người của Sơn Thánh càng bộc lộ. Thần núi Sơn Tinh cảm động đã trao tặng Sơn Thánh cây gậy thiêng, bộ sách ước cùng lời niệm chú. Từ đó, Sơn Thánh đi chu du khắp thiên hạ, cứu sống được nhiều người, diệt trừ thú dữ. Nhân dân kính phục gọi là “Thần sư”. Và cũng nhờ có sách ước, Sơn Thánh đã có các sơn cầm thú lạ làm đồ sính lễ đến trước đón Mỵ Nương công chúa về núi Tản Viên. Thuỷ Tinh đến chậm, không đón được công chúa bèn nổi giận lôi đình, dâng nước tiến đánh Sơn Tinh. Nước dâng đến đâu, Sơn Tinh cùng dân làng gánh đá, chuyển đất, đắp núi cản đường và dùng nỏ tên bắn, gỗ đá lao xuống nước như mưa rơi, thác đổ. Quân Thuỷ Tinh tan tác, bỏ chạy. Từ đó, dân làng mới được yên ổn làm ăn, sinh cơ lập nghiệp, tạo dựng cơ đồ như ngày nay.

Khi đất nước có giặc Thục sang xâm lăng, Sơn Thánh đã cùng Cao Sơn và Quý Minh giúp Hùng Duệ Vương đánh tan quân giặc, đem lại thái bình cho đất nước.

Uống nước nhớ nguồn, sau khi các vị ấy qua đời, nhân dân các vùng quanh chân núi Tản đều lập đình, đền, miếu thờ tự và suy tôn Tản Viên Sơn Thánh là Thành hoàng. Các triều đại sau đều gia phong mỹ tự cho các vị thần là: Cao Sơn đại vương thượng đẳng thần, Quý Minh đại vương thượng đẳng thần và Tản Viên Sơn quốc chúa kiên thượng đẳng thần, chuẩn cho nhân dân đời đời thờ tự. Chính điều này, đã trở thành biểu tượng đặc trưng của vùng đất xứ Đoài. Từ buổi hồng hoang, vị thiên thần Tản Viên Sơn Thánh đã có vị trí đặc biệt quan trọng trong đời sống văn hoá tinh thần của người dân Việt. Thần là người mở đầu quá trình đấu tranh bền bỉ, kiên cường để chinh phục tự nhiên và chiến thắng kẻ thù xâm lược của tổ tiên ta, dân tộc ta.

Lễ hội chính của cả ba đền được tổ chức mỗi năm một lần vào ngày 15 tháng giêng âm lịch (ngày hoá của đức thánh Tản). Trong các lễ vật thờ cúng, ngoài cỗ Sơn Trang (những sản vật của núi rừng như rau thơm, cua, ốc, tôm, cá nướng, cá luộc, thịt thú rừng khô), người Mường còn dâng lên Thành hoàng làng quả đu đủ xanh luộc chín, đĩa muối vừng và củ cọc rào - mong muốn đức thánh Tản bảo trợ cho gia đình an khang, thịnh vượng.

Cụm di tích đền Thượng, đền Trung, đền Hạ đã được Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Tây xếp hạng di tích lịch sử văn hoá năm 2006./.

Theo Hà Nội Danh thắng và Di tích tập 02

Bài liên quan
(0) Bình luận
  • Bảo tàng Mỹ thuật ở giữa làng quê (huyện Ba Vì)
    Xứ Đoài là một vùng đất tối cổ - vùng địa văn hoá, địa thi hoạ - nơi mà con người có thể trải nghiệm đời mình trong hệ sinh thái tự nhiên của vùng đất, đi qua những truyền thuyết, cổ tích, để từ đó tạo nên tâm tính, giọng nói đặc trưng của con người xứ Đoài. Nắng và gió, núi và sông xứ Đoài đã gợi cảm hứng sáng tác cho một Tản Đà, một Quang Dũng và nhiều thi nhân, hoạ sĩ: từ Tô Ngọc Vân, Nguyễn Gia Trí đến Sĩ Tốt, Nguyễn Tiến Chung, Nguyễn Tư Nghiêm, Nguyễn Sáng... và những thế hệ văn nghệ sĩ sau này, ở họ đều có những sáng tác xuất sắc về xứ Đoài.
  • Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày (huyện Phú Xuyên)
    Đi khắp các vùng miền của Tổ quốc, những cựu tù binh Phú Quốc đã sưu tầm kỷ vật, di vật, tranh ảnh có liên quan đến các nhà tù trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược mà đồng đội và các ông đã trải qua. Hơn 20 năm kiếm tìm và góp nhặt, Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày, do chính những người cựu tù năm xưa thành lập là những minh chứng chân thực về một thời oanh liệt và hào hùng của dân tộc.
  • Bảo tàng Quê hương phong trào chiếc gậy Trường Sơn (huyệnỨng Hoà)
    Hoà Xá là một làng quê nằm sát bờ tả sông Đáy, thuộc vùng ven chiêm trũng Khu Cháy. Nơi đây sớm có phong trào cách mạng ngay từ những năm 1930, là hậu phương trung thành của cuộc kháng chiến chống Pháp. Trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Hòa Xá được xem là quê hương của phong trào động viên thanh niên lên đường “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” và câu chuyện huyền thoại “chiếc gậy Trường Sơn”.
  • Khu Cháy, Bảo tàng Khu Cháy - một địa chỉ đỏ về truyền thống đấu tranh cách mạng ở Ứng Hoà, Phú Xuyên
    “Khu Cháy” là thuật ngữ để nói về một khu du kích trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp gồm 22 xã ở phía nam huyện Ứng Hoà và tây huyện Phú Xuyên, Hà Nội.
  • Bảo tàng Tổng cục II (quận Hoàng Mai)
    Toạ lạc tại số 322 đường Lê Trọng Tấn, quận Hoàng Mai, Hà Nội trên khuôn viên rộng 3.500m2, gồm 2 tầng nhà và phần trưng bày ngoài trời, Bảo tàng Tổng cục II hiện lưu giữ 5.830 hiện vật, trong đó có nhiều hiện vật quý hiếm gắn liền với cuộc đời hoạt động của nhiều chiến sĩ tình báo xuất sắc của Quân đội nhân dân Việt Nam. Với chức năng phục vụ công tác nghiên cứu, tham quan học tập, giáo dục truyền thống, Bảo tàng Tổng cục II chính thức được Bộ Văn hoá - Thông tin công nhận nằm trong hệ thống các bảo tàng cấp 2 toàn quân.
  • Bảo tàng Binh chủng Thông tin (quận Ba Đình)
    Bảo tàng Binh chủng Thông tin thuộc loại hình bảo tàng lịch sử chuyên ngành quân sự, là thể chế văn hoá, có chức năng bảo quản và trưng bày các sưu tập về lịch sử Binh chủng Thông tin liên lạc nhằm phục vụ nhu cầu nghiên cứu, giáo dục, tham quan và hưởng thụ văn hoá của cán bộ, chiến sĩ trong Binh chủng và nhân dân, bạn bè quốc tế.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Chủ tịch Hồ Chí Minh qua góc nhìn của nghệ thuật tạo hình
    Nhân kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025), Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam tổ chức triển lãm chuyên đề “Hồ Chí Minh trong nghệ thuật tạo hình”, khai mạc sáng 16/5 tại Hà Nội. Với 60 tác phẩm chọn lọc từ bộ sưu tập của Bảo tàng, triển lãm là dịp để công chúng trong và ngoài nước chiêm ngưỡng những hình tượng nghệ thuật đặc sắc về lãnh tụ của dân tộc Việt Nam.
  • Xuất bản sách "Hồ Chí Minh qua hồi ức của những cựu tù chính trị Côn Đảo"
    “Hồ Chí Minh qua hồi ức của những cựu tù chính trị Côn Đảo” là nhan đề cuốn sách được Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật ra mắt nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025).
  • Tiếp tục phát triển tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong Kỷ nguyên mới của dân tộc (Bài 1)
    Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dành trọn đời cho tự do, độc lập của dân tộc và hạnh phúc của Nhân dân. Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh sẽ tiếp tục soi đường cho dân tộc Việt Nam bước vào Kỷ nguyên mới - Kỷ nguyên phát triển, kỷ nguyên giàu mạnh dưới sự lãnh đạo, cầm quyền của Đảng Cộng sản, xây dựng thành công nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa, dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, sánh vai với các cường quốc năm châu.
  • Hà Nội: “Rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ thời gian, rõ kết quả” trong thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã
    Quán triệt tinh thần chỉ đạo của Trung ương, UBND Thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch tổ chức thực hiện Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã của thành phố năm 2025. Trong đó, Thành phố thể hiện 5 rõ: “rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ thời gian, rõ kết quả”, để quá trình thực hiện đảm bảo đoàn kết, thống nhất, không làm ảnh hưởng đến giao dịch hành chính đối với các tổ chức và công dân.
  • Hà Nội triển khai thi hành Luật Phòng, chống mua bán người
    UBND Thành phố Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 133/KH-UBND ngày 14/5/2025 về Triển khai thi hành Luật Phòng, chống mua bán người năm 2024 trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Đừng bỏ lỡ
Đền Thượng, đền Trung, đền Hạ (huyện Ba Vì)
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO