Danh thắng & Di tích Hà Nội

Cổng làng Thị Nguyên (huyện Thanh Oai)

Sơn Dương (t/h) 04/06/2023 16:33

Cổng làng Thị Nguyên thuộc địa phận xã Cao Dương, huyện Thanh Oai, Hà Nội.

cong-lang-thi-nguyen.jpg
Đường vào thôn Thị Nguyên, xã Cao Dương, huyện Thanh Oai, Hà Nội.

Từ trung tâm thành phố Hà Nội theo đường Nguyễn Trãi về Hà Đông, tới ngã ba Ba La rẽ trái đến ngã tư Vác rẽ phải đi thẳng, lên đê chừng 600m là tới cổng làng Thị Nguyên. Đây là địa danh cổ gắn với việc buôn bán của những người làm nón cổ truyền.

Từ trên đê nhìn xuống là một con đường nhỏ lát gạch, hai bên là những đầm, hồ, ao của làng. Như vậy, hình ảnh của chiếc cổng như hút tầm mắt du khách vào điểm hội tụ của làng - là một trong những loại hình kiến trúc của người Việt.

Đặc điểm nổi bật của cổng là vừa có chức năng như một điếm canh của làng. Người dân nơi đây cho biết: Xưa kia địa điểm này vốn dĩ nằm ở nơi buôn bán và hội tụ của nhiều người trong vùng nên khi màn đêm buông xuống bọn đạo chích hoạt động rất mạnh. Để bảo vệ sự an toàn cho dân làng, chức dịch đã cắt cử tuần đinh canh giữ tại đây.

Tầng trên nhỏ hơn tầng dưới, được làm theo kiểu 4 mái đao cong, bờ đắp lưỡng long chầu nguyệt tạo yếu tố linh thiêng cho cổng làng. Bên trong là không gian thoáng để cho tuần đinh làm nhiệm vụ bảo vệ, phía trước mặt ngoài đắp 3 chữ Hán “Thị Nguyên môn”. Tầng dưới là lối đi lát gạch chỉ thấp, hai bên là hai cầu thang lát gạch dẫn lên tầng trên. Cả mặt trước và sau chiếc cổng được trang trí các câu đối bằng chữ Hán. Căn cứ vào chất liệu và kiểu dáng thì chiếc cổng này xây dựng theo phong cách thời Nguyễn./.

Theo Hà Nội Danh thắng và Di tích tập 01

Bài liên quan
(0) Bình luận
  • Chùa Yên Bình (huyện Gia Lâm)
    Chùa Yên Bình có tên chữ là Sùng Linh tự. Chùa thuộc thôn Yên Bình (An Bình), xã Dương Xá, huyện Gia Lâm, Hà Nội.
  • Chùa Xuyên Dương (huyện Thanh Oai)
    Chùa Xuyên Dương hiện nay tọa lạc tại xã Xuân Dương, huyện Thanh Oai, Hà Nội.
  • Chùa Xuân Nộn (huyện Đông Anh)
    Chùa Xuân Nộn có tên chữ là Giao Quang tự hay gọi theo ngôn ngữ hàng ngày của người dân địa phương là “chùa Cả” để phân biệt với ngôi “chùa Con” cùng làng. Chùa hiện ở thôn Xuân Nộn, xã Xuân Nộn, huyện Đông Anh, Hà Nội.
  • Chùa Xuân Canh (huyện Đông Anh)
    Chùa Quan Âm có tên chữ là Quan Âm tự và tên địa danh là “chùa Thượng Lão” hiện ở thôn Xuân Canh, xã Xuân Canh, huyện Đông Anh, Hà Nội.
  • Chùa Xuân Đỗ Hạ (quận Long Biên)
    Chùa Xuân Đỗ Hạ, hiện nay thuộc phường Cự Khối, quận Long Biên, Thành phố Hà Nội.
  • Di tích Nhà tù Hoả Lò
    Nhà tù Hoả Lò hiện nay ở vị trí số nhà 1 phố Hoả Lò, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Nguyên đây là thôn Phụ Khánh, nơi chuyên làm các loại ấm đất, siêu đất và các loại hoả lò bằng đất đem bán khắp kinh kỳ nên có tên gọi là Hoả Lò.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Mắm cáy
    Mắm cáy là món ăn dân dã từ bao đời nay gắn bó với người dân quê tôi như củ khoai nước, quả cà pháo... Mâm cơm nhà nông thời hợp tác xã thường có món rau khoai lang luộc, đĩa cá kho và bát nước mắm cáy (người dân thường vẫn gọi thân mật là nước cáy). Giản dị vậy thôi mà sao mỗi khi đi xa lại nhớ đến nao lòng.
  • Góc nhìn đa chiều về lễ vật trong hội làng Thăng Long - Hà Nội
    Từ buổi ban sơ dựng nước đến ngày nay, Thăng Long - Hà Nội mang trong mình bao trầm tích văn hóa, lịch sử. Góp thêm những góc nhìn đa chiều, cuốn sách “Lễ vật trong hội làng Thăng Long - Hà Nội” (Nxb Hà Nội, 2023) giúp người đọc khám phá những giá trị văn hóa truyền thống phong phú, đặc sắc của mảnh đất kinh kỳ.
  • Tọa đàm “Sự hòa hợp giữa tín ngưỡng dân gian và Phật giáo thông qua tục thờ nữ thần ở Việt Nam”
    Sáng 22/9, Hội Văn nghệ dân gian Hà Nội đã tổ chức tọa đàm “Sự hòa hợp giữa tín ngưỡng dân gian và Phật giáo thông qua tục thờ nữ thần ở Việt Nam” với sự tham gia của đông đảo các hội viên trong Hội.
  • Đề xuất bổ sung cấp chính quyền thành phố thuộc thành phố Hà Nội
    Xây dựng dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) bổ sung cấp chính quyền thành phố thuộc thành phố Hà Nội, quy định một số thẩm quyền vượt trội của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân thành phố thuộc thành phố Hà Nội so với thẩm quyền của chính quyền quận, huyện.
  • Hà Nội điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chi tiết Khu đô thị mới An Thịnh – Mê Linh
    UBND TP Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 4655/QĐ-UBND về phê duyệt nhiệm vụ điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 Khu đô thị mới An Thịnh - Mê Linh, thuộc các xã Tiền Phong, Đại Thịnh, Thanh Lâm và thị trấn Quang Minh, huyện Mê Linh, Hà Nội.
Đừng bỏ lỡ
Cổng làng Thị Nguyên (huyện Thanh Oai)
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO