Danh thắng & Di tích Hà Nội

Nhà D67 - một di tích cách mạng tiêu biểu của thời đại Hồ Chí Minh - trong di tích Thành cổ Hà Nội (quận Ba Đình)

Sơn Dương (t/h) 05/10/2023 09:38

Thành cổ Hà Nội là di tích lịch sử văn hoá tiêu biểu của Thủ đô. Đây là vị trí trung tâm của đất nước qua nhiều triều đại phong kiến xa xưa, là tổng hành dinh của quân đội nhân dân Việt Nam trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Ở đây, bên cạnh những di tích cổ xưa còn có những di tích cách mạng quý giá gắn với những sự kiện trọng đại của cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc.

nha-d67.jpg
Nhà D67.

Trong khu vực Thành cổ Hà Nội, các di tích cách mạng có ý nghĩa quan trọng trong việc giáo dục truyền thống cho nhân dân và thế hệ trẻ, đặc biệt là di tích cách mạng nhà D67, nơi diễn ra những cuộc họp quan trọng của Bộ Chính trị và Quân uỷ Trung ương trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

Nhà D67 được thiết kế, xây dựng năm 1967 nên được gọi là nhà D67. Đó là toà nhà một tầng, mái bằng có kích thước 40,02 x 20,85, chiều cao đỉnh mái 7,89m nằm dưới lùm cây, nằm cách nhà Con Rồng 30m ở phía sau. Kết cấu móng, tường, mái bằng bê tông cốt thép nguyên khối mác 400. Tường ngoài dày 0,60m, tường ngăn dày 0,28m. Mái có 3 lớp: trần dày 0,15m, ở giữa đệm cát dày 0,7 - 0,15m, lớp trên dày 0,35m. Chính giữa là phòng họp của Bộ Chính trị và Quân uỷ Trung ương (rộng 76m2), bên cạnh là phòng nghỉ giải lao (rộng 37m2). Căn phòng nhỏ phía đông là nơi làm việc của Đại tướng Võ Nguyên Giáp (rộng 35m2), căn phòng nhỏ phía tây là nơi làm việc của Đại tướng Văn Tiến Dũng (35m2). Từ nhà D67 có 2 cầu thang nối thẳng xuống hầm D67 (còn gọi là hầm Quân ủy Trung ương).

Di tích nhà D67 gắn với hoạt động của Bộ Chính trị, Quân uỷ Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Tổng Tham mưu trưởng quân đội nhân dân Việt Nam. Đây là một thành tố cơ bản của Tổng hành dinh trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Nơi đây từ tháng 9/1968 đến 30/4/1975, Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam, Quân uỷ Trung ương và Bộ Tổng Tư lệnh quân đội nhân dân đã tập trung trí tuệ, đề ra các chủ trương, chính sách, chiến lược đúng đắn, sáng tạo đưa nhân dân ta đi tới thắng lợi cuối cùng của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

Tháng 1/1971, Bộ Chính trị và Quân uỷ Trung ương họp quyết định mở chiến dịch đường 9 Nam Lào.

Ngày 30/1/1974, Bộ Chính trị họp mở rộng bàn kế hoạch nắm bắt thời cơ, thúc đẩy phong trào cách mạng miền Nam.

Ngày 30/9/1974, Bộ Chính trị và Quân uỷ Trung ương họp, quyết định phương án hoàn thành sự nghiệp giải phóng miền Nam trong 2 năm 1975 - 1976. Cũng trong hội nghị này, Bộ Chính trị thông qua dự thảo của Bộ Tổng tham mưu chọn Tây Nguyên làm hướng chủ yếu trong cuộc tiến công lớn và rộng khắp năm 1975.

Ngày 18/12/1974, hội nghị Bộ Chính trị có cuộc họp mở rộng tại Sở chỉ huy - nhà D67 để bàn kế hoạch và hạ quyết tâm giải phóng miền Nam thống nhất đất nước. Cuộc họp bế mạc ngày 8/1/1975 và đưa ra Nghị quyết: “Chúng ta đang đứng trước thời cơ chiến lược lớn, chưa bao giờ chúng ta có điều kiện đầy đủ về quân sự và chính trị như hiện nay, có thời cơ chiến lược to lớn như hiện nay để hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam, tiến tới hoà bình thống nhất Tổ quốc”. Bộ chính trị hạ quyết tâm: “Động viên nỗ lực lớn nhất của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân cả hai miền trong thời gian 1975 - 1976, đẩy mạnh đấu tranh quân sự và đấu tranh chính trị, kết hợp với đấu tranh ngoại giao, làm thay đổi nhanh chóng và toàn diện so sánh lực lượng trên chiến trường miền Nam theo hướng có lợi cho ta, tiến hành rất khẩn trương và hoàn thành công tác chuẩn bị mọi mặt, tạo điều kiện chín muồi, tiến hành tổng công kích, tổng khởi nghĩa, tiêu diệt và làm tan rã nguỵ quân, đánh đổ nguỵ quyền từ Trung ương đến địa phương, giành chính quyền về tay nhân dân, giải phóng miền Nam”. Về sự kiện này Đại tướng Võ Nguyên Giáp viết: “Ngôi nhà mái bằng ẩn kín dưới những tán lá cây dày đặc với những căn hầm làm việc kiên cố, nơi đã từng diễn ra nhiều cuộc họp cơ mật của Bộ Chính trị và Quân uỷ Trung ương, hôm nay lại chứng kiến một sự kiện lịch sử có ý nghĩa quyết định. Lần cuối cùng, ý chí và trí tuệ của Đảng được tập trung cao độ, lập kế bày mưu quyết tâm giành toàn thắng” (Tổng hành dinh trong mùa xuân toàn thắng).

Ngay sau khi hội nghị Bộ Chính trị mở rộng bế mạc, ngày 9/1/1975, Quân uỷ Trung ương tổ chức họp triển khai Nghị quyết Bộ Chính trị. Cuộc họp này khẳng định mục tiêu tiến công là Tây Nguyên, cụ thể là Buôn Ma Thuột.

Ngày 24/3/1975, Bộ Chính trị và Quân uỷ Trung ương họp, khẳng định: “Cuộc tổng tiến công chiến lược của ta đã bắt đầu với chiến dịch Tây Nguyên. Thời cơ chiến lược đã đến, ta có điều kiện hoàn thành sớm quyết tâm giải phóng miền Nam”. Trên cơ sở nhận định đó, Bộ Chính trị chủ trương: Tập trung nhanh nhất lực lượng binh khí, kỹ thuật và vật chất để giải phóng Sài Gòn trước mùa mưa.

Sáng 31/3/1975, Bộ Chính trị Trung ương Đảng họp mở rộng. Đây là cuộc họp lịch sử bàn về đòn chiến lược thứ ba, đòn cuối cùng của cuộc tổng tiến công và nổi dậy. Bộ Chính trị nhận định: “Cách mạng nước ta đang phát triển sôi nổi nhất với nhịp độ một ngày bằng 20 năm. Vì vậy Bộ Chính trị quyết định, nắm vững thời cơ chiến lược với tư tưởng chỉ đạo thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chắc chắn, có quyết tâm lớn thực hiện tổng công kích, tổng khởi nghĩa trong thời gian sớm nhất, tốt nhất là trong tháng tư, không thể chậm” (Trích Nghị quyết Bộ Chính trị ngày 1/4/1975). Ngày 7/4/1975, Đại tướng Võ Nguyên Giáp gửi mệnh lệnh đến toàn quân: “Thần tốc, thần tốc hơn nữa, táo bạo, táo bạo hơn nữa, tranh thủ từng giờ từng phút xốc tới mặt trận, giải phóng miền Nam, quyết chiến và quyết thắng”.

Sáng ngày 29/4 và 30/4/1975, tổng hành dinh tràn ngập niềm vui. Bộ Chính trị và Quân uỷ Trung ương tập trung theo dõi sự phát triển của cuộc tổng tiến công và nổi dậy từng giờ từng phút, thảo luận công việc và đón tin chiến thắng.

Từ ngày 2/5/1975 về sau này, Quân uỷ Trung ương còn tổ chức một số hội nghị tại nhà D67 để bàn kế hoạch xây dựng lực lượng và chiến lược bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ mới.

Nhà D67 là di tích cách mạng đặc biệt quan trọng trong Khu di tích Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội. Đến thăm Di tích nhà D67 hôm nay, khách tham quan không khỏi xúc động khi được tận mắt chứng kiến những hình ảnh, hiện vật của Sở chỉ huy năm xưa, nơi làm việc của Bộ thống soái tối cao, trung tâm đầu não của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Mỗi tấm bản đồ, mỗi chiếc ghế ngồi, điện thoại làm việc đều gợi nhớ về một thời oanh liệt, về những năm tháng khó khăn, cam go và những giây phút hào hùng của cả dân tộc trong niềm vui chiến thắng./.

Theo Hà Nội Danh thắng và Di tích tập 02

Bài liên quan
(0) Bình luận
  • Ô Quan Chưởng - Cửa ô cuối cùng của Hà Nội
    Cửa Ô Quan Chưởng nằm ở phía Đông thành Thăng Long xưa, hiện nay thuộc phường Đồng Xuân, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Đây là một trong những cửa ô quan trọng của thành Thăng Long còn sót lại cho đến ngày nay. Chứng kiến biết bao biến đổi thăng trầm của Thủ đô, giữa phố phường Hà Nội nhộn nhịp hôm nay, Ô Quan Chưởng vẫn sừng sững uy nghiêm, khoác lên mình vẻ đẹp cổ kính, bình yên...
  • Bảo tàng Mỹ thuật ở giữa làng quê (huyện Ba Vì)
    Xứ Đoài là một vùng đất tối cổ - vùng địa văn hoá, địa thi hoạ - nơi mà con người có thể trải nghiệm đời mình trong hệ sinh thái tự nhiên của vùng đất, đi qua những truyền thuyết, cổ tích, để từ đó tạo nên tâm tính, giọng nói đặc trưng của con người xứ Đoài. Nắng và gió, núi và sông xứ Đoài đã gợi cảm hứng sáng tác cho một Tản Đà, một Quang Dũng và nhiều thi nhân, hoạ sĩ: từ Tô Ngọc Vân, Nguyễn Gia Trí đến Sĩ Tốt, Nguyễn Tiến Chung, Nguyễn Tư Nghiêm, Nguyễn Sáng... và những thế hệ văn nghệ sĩ sau này, ở họ đều có những sáng tác xuất sắc về xứ Đoài.
  • Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày (huyện Phú Xuyên)
    Đi khắp các vùng miền của Tổ quốc, những cựu tù binh Phú Quốc đã sưu tầm kỷ vật, di vật, tranh ảnh có liên quan đến các nhà tù trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược mà đồng đội và các ông đã trải qua. Hơn 20 năm kiếm tìm và góp nhặt, Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày, do chính những người cựu tù năm xưa thành lập là những minh chứng chân thực về một thời oanh liệt và hào hùng của dân tộc.
  • Bảo tàng Quê hương phong trào chiếc gậy Trường Sơn (huyệnỨng Hoà)
    Hoà Xá là một làng quê nằm sát bờ tả sông Đáy, thuộc vùng ven chiêm trũng Khu Cháy. Nơi đây sớm có phong trào cách mạng ngay từ những năm 1930, là hậu phương trung thành của cuộc kháng chiến chống Pháp. Trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Hòa Xá được xem là quê hương của phong trào động viên thanh niên lên đường “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” và câu chuyện huyền thoại “chiếc gậy Trường Sơn”.
  • Khu Cháy, Bảo tàng Khu Cháy - một địa chỉ đỏ về truyền thống đấu tranh cách mạng ở Ứng Hoà, Phú Xuyên
    “Khu Cháy” là thuật ngữ để nói về một khu du kích trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp gồm 22 xã ở phía nam huyện Ứng Hoà và tây huyện Phú Xuyên, Hà Nội.
  • Bảo tàng Tổng cục II (quận Hoàng Mai)
    Toạ lạc tại số 322 đường Lê Trọng Tấn, quận Hoàng Mai, Hà Nội trên khuôn viên rộng 3.500m2, gồm 2 tầng nhà và phần trưng bày ngoài trời, Bảo tàng Tổng cục II hiện lưu giữ 5.830 hiện vật, trong đó có nhiều hiện vật quý hiếm gắn liền với cuộc đời hoạt động của nhiều chiến sĩ tình báo xuất sắc của Quân đội nhân dân Việt Nam. Với chức năng phục vụ công tác nghiên cứu, tham quan học tập, giáo dục truyền thống, Bảo tàng Tổng cục II chính thức được Bộ Văn hoá - Thông tin công nhận nằm trong hệ thống các bảo tàng cấp 2 toàn quân.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Khúc ca tình mẫu tử khi đối thoại với thời gian
    Bài thơ “Mẹ” của Đỗ Trung Lai thuộc đề tài quen thuộc nhưng luôn mang sức gợi lớn: đề tài người mẹ. Bài thơ được chọn vào sách giáo khoa Ngữ văn 7 (tập 1, bộ Cánh diều). Xuyên suốt bài thơ là bóng dáng vất vả, tảo tần của người mẹ gắn liền với tình cảm thiêng liêng, sâu đậm mà người con dành cho mẹ. Bằng nét bút tinh tế và nghệ thuật biểu đạt đầy sáng tạo, bài thơ tựa như một khúc ru trầm, nhẹ nhàng mà da diết, chạm đến từng góc khuất trong tâm hồn người đọc.
  • Hà Nội thông qua Nghị quyết quản lý công trình kiến trúc có giá trị và công trình, hạng mục công trình hạ tầng văn hóa, thể thao
    Tại Kỳ họp 19 (kỳ họp chuyên đề) ngày 19/11 của HĐND Thành phố Hà Nội, UBND Thành phố đã trình Dự thảo quy định việc nhượng quyền khai thác, quản lý công trình kiến trúc có giá trị và công trình, hạng mục công trình hạ tầng văn hóa, thể thao thuộc phạm vi quản lý của thành phố (thực hiện điểm a, b khoản 4 Điều 41 Luật Thủ đô). HĐND Thành phố đã xem xét và thông qua Nghị quyết về nội dung này.
  • Cô giáo Lan và những bài học không chỉ đến từ kiến thức
    Trong cuộc sống của mỗi chúng ta, có những khoảnh khắc và những con người đặc biệt mà ta không thể nào quên. Đối với tôi, một trong những người để lại ấn tượng sâu sắc nhất là cô Lan - giáo viên trường Tiểu học Liên Bảo (Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc).
  • Trường THCS Mễ Trì (Quận Nam Từ Liêm): Hành trình 62 năm với sự nghiệp “trồng người”
    Sáng 20/11, Trường THCS Mễ Trì đã long trọng tổ chức Lễ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam, 62 năm thành lập và 20 năm xây dựng phát triển của nhà trường trong giai đoạn mới, biểu dương những cán bộ, giáo viên có thành tích trong công tác dạy, đồng thời đón nhận Cờ thi đua xuất sắc của Chính phủ.
  • Chú trọng xuất bản các tác phẩm văn học, nghệ thuật chất lượng về xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh
    Theo Chỉ thị 30 – CT/TU, ngày 19/2/2024 của Thành ủy Hà Nội, việc xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh là quá trình lâu dài, đòi hỏi phải kiên trì, bền bỉ tiến hành thường xuyên. Trong đó yêu cầu Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Hà Nội tăng cường vai trò định hướng các hội chuyên ngành, các chi hội; động viên văn nghệ sĩ, nhà báo tích cực tham gia, sáng tác các tác phẩm văn học nghệ thuật, các tác phẩm báo chí có giá trị về tư tưởng nghệ thuật, góp phần nâng cao trình độ thẩm mỹ, cảm thụ văn hóa của Nhân dân, hình thành nhân cách chuẩn mực, nhất là giới trẻ, lan tỏa giá trị thanh lịch, văn minh của người Hà Nội trong thời kỳ mới.
Đừng bỏ lỡ
Nhà D67 - một di tích cách mạng tiêu biểu của thời đại Hồ Chí Minh - trong di tích Thành cổ Hà Nội (quận Ba Đình)
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO