Danh thắng & Di tích Hà Nội

Lăng mộ và nhà thờ Ngô Thì Nhậm (huyện Thanh Trì)

Sơn Dương (t/h) 10:12 27/04/2023

Lăng mộ và nhà thờ Ngô Thì Nhậm thuộc xã Tả Thanh Oai, huyện Thanh Trì, Hà Nội.

Ngô Thì Nhậm sinh ngày 11 tháng chín năm Bính Dần (1746) tự Hy Doãn, hiệu Đạt Hiên. Khi nghiên cứu Phật học có hiệu là Hải Lượng thiền sư. Ông nội Ngô Thì Nhậm là Ngô Thì Úc; thân sinh là Ngô Thì Sĩ đều là những danh sĩ nổi tiếng. Năm 18 tuổi Ngô Thì Nhậm đã viết cuốn “Nhị thập tứ sử toát yếu” và soạn cuốn “Tứ gia thuyết phể”. Năm 1765 ông đỗ đầu thi hương, năm 1769 đỗ khoa sĩ vọng và được bổ làm Hiến Sát phó sứ Hải Dương. Năm 30 tuổi đỗ đệ Tam giáp đồng tiến sĩ xuất thân khoa Ất Mùi. Năm 1776 thăng chức giám sát Ngự sử xứ Sơn Nam rồi bổ chức Đốc đồng Kinh Bắc kiêm Đốc đồng Thái Nguyên (triều vua Lê Hiển Tông). Khi Trịnh Khải lên ngôi chúa (1782), ông phải lánh về vùng Thái Bình, Sơn Nam Hạ một thời gian dài.

Năm 1788, Nguyễn Huệ ra Bắc lần thứ hai đã cho người mời ông ra giúp việc. Ông được trọng dụng và làm Tả thị lang Bộ Lại, tước Trình Phái hầu. Sau chiến thắng Kỷ Dậu (1789), ông được thăng từ Thượng thư Bộ Binh lên làm Tổng tài Quốc sử quán và soạn thảo các văn bản ngoại giao, được triều đình cử đi sứ sang Trung Quốc năm 1793. Năm 1796, ông cáo quan trở về lập Thiền viên nghiên cứu triết học và Phật giáo tại phường Bích Câu.

Khi triều Tây Sơn sụp đổ, nhà Nguyễn lên, Ngô Thì Nhậm và em rể là Phan Huy Ích bị đem ra kể tội và đánh đòn tại Văn Miếu. Ông mất ngay sau trận đòn đó ngày 16 tháng hai năm Quý Hợi (1803) lúc 57 tuổi.

Nhà thờ Ngô Thì Nhậm là một ngôi nhà ba gian xây dựng đơn giản. Ở giữa là bàn thờ ông. Gian bên phải đặt một tấm bia lớn do dòng họ sao chép ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám ghi việc đỗ đạt của ông. Cách nhà thờ vài chục mét là khu lăng mộ Ngô Thì Nhậm. Trên mộ có gắn ba tấm bia nhỏ nội dung ca ngợi công đức của danh nhân Ngô Thì Nhậm. Di tích còn giữ được một số hiện vật quý như cuốn gia phả của dòng họ Ngô - Ngô Thì, tập “Ngô gia văn phái”, 6 đôi câu đối.

Ngô Thì Nhậm là một danh nhân văn hoá lớn cuối thế kỷ XVIII. Ông đã để lại cho hậu thế nhiều tác phẩm có giá trị.

Lăng mộ và nhà thờ ông đã được Bộ Văn hoá và Thông tin xếp hạng di tích lịch sử, kiến trúc nghệ thuật năm 1994./.

Theo Hà Nội Danh thắng và Di tích tập 01

Bài liên quan
(0) Bình luận
  • Chùa Yên Bình (huyện Gia Lâm)
    Chùa Yên Bình có tên chữ là Sùng Linh tự. Chùa thuộc thôn Yên Bình (An Bình), xã Dương Xá, huyện Gia Lâm, Hà Nội.
  • Chùa Xuyên Dương (huyện Thanh Oai)
    Chùa Xuyên Dương hiện nay tọa lạc tại xã Xuân Dương, huyện Thanh Oai, Hà Nội.
  • Chùa Xuân Nộn (huyện Đông Anh)
    Chùa Xuân Nộn có tên chữ là Giao Quang tự hay gọi theo ngôn ngữ hàng ngày của người dân địa phương là “chùa Cả” để phân biệt với ngôi “chùa Con” cùng làng. Chùa hiện ở thôn Xuân Nộn, xã Xuân Nộn, huyện Đông Anh, Hà Nội.
  • Chùa Xuân Canh (huyện Đông Anh)
    Chùa Quan Âm có tên chữ là Quan Âm tự và tên địa danh là “chùa Thượng Lão” hiện ở thôn Xuân Canh, xã Xuân Canh, huyện Đông Anh, Hà Nội.
  • Chùa Xuân Đỗ Hạ (quận Long Biên)
    Chùa Xuân Đỗ Hạ, hiện nay thuộc phường Cự Khối, quận Long Biên, Thành phố Hà Nội.
  • Di tích Nhà tù Hoả Lò
    Nhà tù Hoả Lò hiện nay ở vị trí số nhà 1 phố Hoả Lò, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Nguyên đây là thôn Phụ Khánh, nơi chuyên làm các loại ấm đất, siêu đất và các loại hoả lò bằng đất đem bán khắp kinh kỳ nên có tên gọi là Hoả Lò.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Mắm cáy
    Mắm cáy là món ăn dân dã từ bao đời nay gắn bó với người dân quê tôi như củ khoai nước, quả cà pháo... Mâm cơm nhà nông thời hợp tác xã thường có món rau khoai lang luộc, đĩa cá kho và bát nước mắm cáy (người dân thường vẫn gọi thân mật là nước cáy). Giản dị vậy thôi mà sao mỗi khi đi xa lại nhớ đến nao lòng.
  • Góc nhìn đa chiều về lễ vật trong hội làng Thăng Long - Hà Nội
    Từ buổi ban sơ dựng nước đến ngày nay, Thăng Long - Hà Nội mang trong mình bao trầm tích văn hóa, lịch sử. Góp thêm những góc nhìn đa chiều, cuốn sách “Lễ vật trong hội làng Thăng Long - Hà Nội” (Nxb Hà Nội, 2023) giúp người đọc khám phá những giá trị văn hóa truyền thống phong phú, đặc sắc của mảnh đất kinh kỳ.
  • Tọa đàm “Sự hòa hợp giữa tín ngưỡng dân gian và Phật giáo thông qua tục thờ nữ thần ở Việt Nam”
    Sáng 22/9, Hội Văn nghệ dân gian Hà Nội đã tổ chức tọa đàm “Sự hòa hợp giữa tín ngưỡng dân gian và Phật giáo thông qua tục thờ nữ thần ở Việt Nam” với sự tham gia của đông đảo các hội viên trong Hội.
  • Đề xuất bổ sung cấp chính quyền thành phố thuộc thành phố Hà Nội
    Xây dựng dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) bổ sung cấp chính quyền thành phố thuộc thành phố Hà Nội, quy định một số thẩm quyền vượt trội của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân thành phố thuộc thành phố Hà Nội so với thẩm quyền của chính quyền quận, huyện.
  • Hà Nội điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chi tiết Khu đô thị mới An Thịnh – Mê Linh
    UBND TP Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 4655/QĐ-UBND về phê duyệt nhiệm vụ điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 Khu đô thị mới An Thịnh - Mê Linh, thuộc các xã Tiền Phong, Đại Thịnh, Thanh Lâm và thị trấn Quang Minh, huyện Mê Linh, Hà Nội.
Đừng bỏ lỡ
Lăng mộ và nhà thờ Ngô Thì Nhậm (huyện Thanh Trì)
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO