Tản văn

Khói chiều nhớ Tết làng xa

Tản văn của Đinh Tiến Hải 07/02/2024 06:51

Con người ta sinh ra, lớn lên, trưởng thành rồi xa làng, xa quê có rất nhiều thứ để nhớ. Đặc biệt là vào những ngày cuối năm lây phây mưa bụi, Tết đến xuân về. Có người nhớ gia đình, nhớ bữa cơm sum họp ngày tất niên đến quay quắt. Có người nhớ mùi của Tết đến cồn cào, nhớ mùi của lá dong, gạo nếp, mùi của hoa đào, quất cảnh, của nồi nước mùi già còn bốc khói nghi ngút. Với tôi, trong tất cả những điều để nhớ về Tết xưa còn có thêm một thứ mùi, đó là: Mùi của khói.

images2333283_resize.jpg

Mùi khói quyến dụ nhất là mùi của nhang trầm cha thắp đêm ba mươi, mùi của củi, lửa rực hồng trong căn bếp của mẹ, mùi của vị khói quê từ những cọng rơm vàng, mùi của đống rấm bà đốt lá sau vườn tiễn ngày cũ sang sông… Làng tôi nằm ven bờ sông Đáy, nơi có những thửa ruộng chạy dài vào tận chân núi đá vôi. Trên cánh đồng mênh mông ấy, tôi đã biết nhớ mùi khói đốt đồng từ thuở ấu thơ, mùi của đồng đất, rạ rơm, của những ngọn khói cuộn vòng rồi tan ra như sương mỏng. Tôi yêu những ngọn khói lam chiều mỗi khi ngoại bện mồi rơm nhóm lửa, khói từ gian bếp làm ấm cả chiều đông, ấm cả căn nhà tuổi thơ tôi từng sống.

anh-chuyen-tet-xua-tet-nay-187.jpg

Quê tôi có tục lệ, cuối năm nhà nào cũng phải làm lễ cúng đồng. Hồi còn sống bà bảo, đồng đất làng nào cũng có một vị thần cai quản, coi sóc cho mùa màng bội thu, cho phần mộ của tổ tiên, ông bà, cha mẹ được ấm cúng. Vì thế, cuối năm nhà nào cũng phải có một cái lễ mọn gọi là lòng thành để lễ tạ thần linh cai quản ở xứ này. Cúng đồng là một tín ngưỡng văn hóa của người làng tôi từ bao đời nay và cũng là lời thỉnh cầu cho một năm mới an lành, may mắn. Lễ cúng gồm hương trầm, vàng mã, hoa quả, trầu cau, gạo, muối và một chút rượu trắng. Sau lễ cúng là lễ hóa vàng, cả cánh đồng nghi ngút khói hương bay theo ngọn khói về trời. Tuổi thơ tôi là nơi cất giữ những ký ức về làng trong tâm thức của một người con xa xứ, về những kỷ niệm thời thơ ấu bên gia đình và những ngọn khói lam chiều mang đầy vị nhớ.

Những năm tháng xa quê, có lần tôi đi chợ phiên ngày Tết của người dân tộc Dao. Trong tất cả những sắc màu của lễ hội, sự vội vã, tưng bừng của ngày Tết, bỗng đụn khói nhà ai đốt lá trong vườn níu ánh nhìn tôi. Tự dưng lòng tôi chùng xuống, những ký ức về làng, về bà tôi gom lá trong vườn chiều ngày ba mươi Tết cứ hiện dần trong kí ức như một thước phim quay chậm. Hình ảnh bà lụi cụi trong vườn quét từng chiếc lá tre, lá ổi, lá khế rồi vun thành một đống rấm to cuối vườn và châm lửa đốt. Lửa bén dần vào từng chiếc lá. Khi những ngọn khói bay lên cao và tan loãng ra bà mới bảo: Đốt lá vườn cũng là một tục lệ tâm linh ngày cuối năm con ạ, đốt đi những chiếc lá vàng vừa là để dọn vườn, cũng là để chờ đợi những mầm xanh hy vọng trên cành khi mùa xuân đến. Đốt lá cũng là để xua đi những điều không may mắn còn sót lại trong một năm cũ và làm ấm khu vườn trong đêm cuối năm.

Tôi chợt nghĩ, đời người tưởng dài mà cũng thật ngắn ngủi như đời lá, khi chiếc lá còn xanh thì được rễ cây nuôi dưỡng và xanh hết mình cho tháng năm xanh, con người cũng vậy, cống hiến hết mình cho cuộc đời, cho cộng đồng rồi lại làm một cuộc hành hương trở về nguồn cội. Có ai trong cuộc đời này chống lại được quy luật của thời gian, có chiếc lá nào mãi xanh được trên cành. Biết yêu quý cuộc đời, biết hướng về quê hương chính là trân trọng và tôn vinh các giá trị truyền thống cho thế hệ tiếp theo. Những giá trị đó giúp chúng ta sống tốt hơn, có trách nhiệm hơn với cuộc đời, biết yêu thương, san sẻ, biết lan tỏa lá lành đùm lá rách trong những ngày cuối năm, phải chăng đó cũng chính là cội nguồn nơi khởi sinh sự sống.

Trở về quê, mỗi lần thắp nụ trầm hương lên bàn thờ tổ, trong khói hương nghi ngút tôi lại nhớ lời bà dạy: Phật không những ở nơi đền, chùa, miếu mạo, mà Phật còn ở trong tâm mỗi người. Thắp hương là dâng nén tâm nhang, khói hương linh thiêng nơi cửa chùa, nơi thư phòng là nơi dẫn lối cho con người làm những điều thiện, nhắc nhở chúng ta chớ để thời gian trôi qua vô ích.

Cuộc sống ở quê tôi bây giờ đã khá giả, hiện đại hơn rất nhiều, một số gia đình đã sử dụng bếp từ, bếp ga, bếp điện. Nhà tôi, mẹ vẫn dùng bếp củi để luộc bánh chưng vào ngày áp Tết, vẫn dùng bếp trấu để xào, nấu thức ăn, có lẽ mẹ đã quen nếp nhà xưa từ rất lâu rồi. Mỗi lần trở về, nhìn ngọn khói lam chiều cuộn bay trên gác bếp tôi lại bồi hồi nhớ bà, nhớ những ngọn khói chiều trong Tết làng xa./.

Bài liên quan
  • Phố núi đợi mùa
    Sớm mai thức giấc, cơn gió mang cái lạnh se sắt từ đâu ùa về. Tia nắng mỏng manh không đủ sức tan đi giọt sương khuya còn ướt đầm trên lá, ngược lại, biến chúng thành những viên ngọc lóng lánh cười trong nắng. Mới dăm hôm trước, nắng thu vẫn còn ấm áp cả không gian, mà nay, khí trời bàng bạc như thể mùa đông chạm ngõ. Ngó bên hiên nhà, hoa dã quỳ bừng nở, thay thời gian báo hiệu mùa về.
(0) Bình luận
  • Hương sen vương vấn sợi trà
    Những ngày còn công tác ở Hà Nội, ông ngoại tôi đã xin được giống sen Hồ Tây về trồng trong đám ruộng lầy cải tạo thành ao, bờ mòn dần hóa thành đầm sen đầu tiên ở bản. Những nhà hàng xóm ngắm bông sen to, đẹp thơm ngát một vùng thì đến xin vài ngó già.
  • Những cô hàng xén bây giờ ở đâu?
    Sớm mai, khi mà trời mới tảng sáng, có khi còn cả giăng với sao, có khi thì mờ sương chả rõ mặt người, người làng này, làng kia đã cùng đi chợ sớm. Ai cũng mong những bán sớm mua sớm cho chọn được hàng ưng ý. Có những khi mưa gió, áo tơi, nón che không nhận ra nhau.
  • Yêu một người Hà Nội
    Chuyến bay lúc 4 giờ chiều hạ cánh xuống sân bay Nội Bài với lời chào là bản nhạc "Nhớ về Hà Nội". Trống ngực tôi loạn xạ cứ như đang đến cuộc hẹn đã mong đợi từ lâu.
  • Gác nhớ
    Ở phố, đâu thiếu những nhà cao chọc trời nhưng vẫn thấy nhớ một căn gác nhỏ. Lạ nỗi, mỗi khi lên đó nhìn ra phố, tôi bỗng thấy cuộc đời này thật khác. Căn gác như một nơi trốn chạy thực tại, một cách yêu thương mình bằng những kỉ niệm.
  • Chiếc ghế mây của cha
    Những ngày mưa to gió lớn, không đi làm nương được, mẹ rủ đám con gái chúng tôi lấy ghế mây ra đầu hè ngồi khâu vá. Bà nội tôi đeo kính lão xỏ kim, bà cười móm mém theo những câu chuyện kể tếu táo của đám trẻ chúng tôi. Chiếc ghế mây phát ra âm thanh kin kít chịu đựng sức nặng cơ thể con người theo những điệu cười khúc khích.
  • Phượng tím vắt ngang trời thương nhớ
    Đến Đà Lạt vào ngày nắng chói, đôi mắt chị dõi tìm loài hoa gieo thương nhớ, phượng tím. Đà Lạt mùa nào sắc đó, đều là những loài đặc trưng của xứ sở ngàn hoa. Mùa dã quỳ vàng hoang hoải, mùa cỏ hồng bềnh bồng như mây, mùa hoa ban trắng tinh khôi, mùa anh đào ngọt ngào trong trẻo. Với chị, lưu luyến nhất vẫn là mùa phượng tím. Mùa này phượng rải sắc tím ngăn ngắt khắp đất cùng trời, gợi lên trong lòng xiết bao lưu luyến.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Người dân đội nắng đứng bên đường khóc tiễn Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về lòng đất mẹ
    Trong thời tiết nắng nóng Hà Nội lên tới 40 độ C, nhưng rất nhiều người dân vẫn đội nắng đứng trên các tuyến đường hướng về Nghĩa trang Mai Dịch để tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng lần cuối.
  • Những dòng sổ tang nhoè nước mắt tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại quê nhà
    Rất đông người dân ở mọi độ tuổi, có người già, thanh thiếu niên, trẻ nhỏ... lặn lội từ các quận, huyện của thành phố Hà Nội và các tỉnh đến để tiễn đưa người lãnh đạo đáng kính.
  • Người dân nghẹn ngào, tiếc thương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
    Tại quê nhà Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, thôn Lại Đà, xã Đông Hội, huyện Đông Anh, Thành phố Hà Nội, những đôi mắt đỏ hoe, cùng hàng ngàn giọt lệ đã, đang và sẽ rơi là những hình ảnh đầy xúc cảm, thể hiện sự tiếc thương, kính trọng của người dân đối với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
  • Toàn văn lời điếu tại Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
    Ngày 26/7, Lễ truy điệu đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam được cử hành trọng thể theo nghi thức Quốc tang tại Nhà tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông (Hà Nội). Lễ truy điệu cũng được tổ chức đồng thời tại Hội trường Thống Nhất (thành phố Hồ Chí Minh) và quê nhà Tổng Bí thư tại xã Đông Hội, huyện Đông Anh (Hà Nội). Trong niềm tiếc thương vô hạn, Chủ tịch nước Tô Lâm - Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Lễ tang đã đọc Lời điếu tại Lễ Truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
  • [Video] Người dân từ mọi miền đất nước xếp hàng để được thắp nén tâm hương tưởng nhớ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
    Tang lễ đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được tổ chức theo nghi thức Quốc tang trong hai ngày 25 và 26/7/2024. Lễ viếng đồng chí Nguyễn Phú Trọng được tổ chức tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, thành phố Hà Nội, bắt đầu từ 7 giờ đến 22 giờ ngày 25/7 và từ 7 giờ đến 13 giờ ngày 26/ 7/ 2024. Lễ viếng, Lễ truy điệu đồng chí Nguyễn Phú Trọng được tổ chức cùng thời gian trên tại Hội trường Thống Nhất, Thành phố Hồ Chí Minh và tại quê nhà xã Đông Hội, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội.
Đừng bỏ lỡ
Khói chiều nhớ Tết làng xa
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO