Tản văn

Những ngày chớm đông

Tản văn của Phương Hà 17/12/2023 07:53

Tỉnh dậy sau một giấc ngủ thật sâu, tôi vẫn cố cuộn tròn trong chăn nghe tiếng gió ù ù ngoài cửa sổ. Mím chặt đôi bờ môi khô, hít một hơi thật sâu, cảm nhận cái lạnh đang luồn sâu vào lồng ngực. Mùa đông đến thật rồi.

ha-noi-chom-dong.jpg

Bông hoa sữa cuối cùng đã không còn tỏa hương nữa. Thong dong ngoài phố, cố gắng hít hà cũng không tìm thấy được cái nồng nàn quen thuộc của nàng thu. Buổi sáng, thỉnh thoảng sương rất dày, đến trưa nắng lại vàng đượm. Trời hiu hiu gió thổi, nắng tươi nhưng không gắt, những tán lá nửa vàng nửa xanh, bóng bẩy, đung đưa như đang tận hưởng món quà của thiên nhiên.

Những ngày nắng đẹp giao mùa làm lòng người phơi phới tươi vui. Niềm hạnh phúc nhỏ nhoi ấy như tiếng chuông khẽ ngân vang trong lòng. Cuối thu chớm đông, trời mới thật là thu!

Ấy vậy mà cũng lúc giao mùa này lại có vài hôm trời oi hơn hẳn, khiến người ta có cảm giác như mùa hè đương trở lại. Để rồi khi đang xì xụp húp bát canh sấu thanh mát, chua dìu dịu, chợt nghe trên tivi báo tin không khí lạnh sắp về. Quãng này, nếu trời trở lạnh thì chắc chắn sẽ lạnh hẳn. Và chỉ còn những ngày nắng hanh tưởng như mùa thu thoảng qua.

Những ngày giao mùa, con người ta cũng tất bật hơn, bao nhiêu việc phải làm trước khi mùa đông tới. Nào là giặt lại chăn ga, mấy cái áo khoác dày sụ cũng được mang ra giặt tinh tươm rồi mới mặc lại. Mỗi cái áo, chiếc khăn là một câu chuyện cũ, những kỷ niệm vụn vặt bỗng đâu ùa về.

Ngồi ngẩn ngơ một lúc tôi lại nhớ cái áo len xinh xẻo này là quà tặng của cô bạn thân thời đại học. Năm ngoái, khi bạn quyết định sang nước ngoài định cư đã mua tặng tôi chiếc áo này. Cô ấy biết tôi thích chiếc áo đó lắm, nhưng cứ chần chừ mãi không dám mua trong những ngày tháng khó khăn vì công việc không được như ý.

Tôi cũng mua tặng bạn một chiếc khăn. Bạn vốn không thích quàng khăn, luôn chê khăn áo rườm rà thật vướng víu, đi đâu chỉ cần mặc một chiếc áo khoác cao cổ, kéo cao cổ áo lên cũng đủ ấm rồi. Tôi nói, sang bên đó sẽ lạnh lắm, mùa đông tuyết rơi trắng trời, phải quàng khăn mới đủ ấm. Cô bạn chẳng nói gì nữa, cụp mắt xuống rồi gật đầu. Trong tâm trí chúng tôi lúc đó đều nghĩ về mùa đông xứ lạ, và cứ thế lòng buồn hoang hoải.

Những ngày sắp chuyển mùa, con người ta lại ngổn ngang với những dự định còn dang dở. Ngày còn nhỏ, cứ mỗi khi đông sang, bà tôi lại lo lắng xem đậu đỗ phơi như thế đã khô chưa, cho vào phi thóc đến mùa sau liệu có bị sợ mốc… Ngắm những hạt đỗ đen bóng, hạt lạc hồng hồng, xinh xinh dưới nắng thu thật đẹp.

Bao năm ở phố, những nỗi lo ấy chỉ còn trong ký ức. Trước khi đông tới, tôi thường lên kế hoạch gặp gỡ vài người bạn cũ. Sợ rằng khi trời trở rét, ai cũng ngại ra ngoài nên chẳng gặp được nhau. Trời trở rét cũng là lúc trôi chảy về những ngày cuối năm, công việc sẽ bận bịu hơn bởi năm cùng tháng tận. Chẳng mấy chốc mà Tết lại đến, ai cũng sợ sẽ chẳng còn kịp cho một cuộc hẹn hò, thôi thì chớm đông trời đẹp, gặp nhau hàn huyên dăm ba câu chuyện cho lòng bớt bồn chồn.

Thu đi, đông tới luôn khiến cong người ta háo hức mong chờ, bởi mọi thứ đều đổi thay chỉ trong một cái chớp mắt. Chiều chiều, trên trời kéo tới những đám mây xám bạc, nắng biến đâu mất, thay vào đó là cái không khí ảm đạm thường thấy khi trời sắp đổ chuyển mưa.

Đợi mãi, cuối cùng cùng cơn mưa gọi rét cùng tới. Gió từ đâu cứ thế thổi ù ù qua tai. Cành lá lắc lư nghiêng ngả. Tôi vội mặc thêm chiếc áo len, chậm rãi đưa mắt nhìn xuống đường, nhìn dòng người hối hả. Lạnh thế này ai cũng muốn về nhà thật mau, ăn một bát cơm nóng, trò chuyện với người thân về ngày đầu tiên của mùa đông. Rồi trong những ký ức cỏn con về năm xưa tháng cũ, người ta cố nhớ xem năm ngoái, năm kia giờ này đã lạnh chưa.

Sáng sớm, thay vì uống vội một cốc nước lạnh, người ta lại bớt dăm ba phút rót thêm chút nước nóng vào cốc. Được cầm trong tay cái cốc sứ âm ấm cũng là một cái thú của mùa đông.

Tôi thích mở rộng cửa ban công, đứng ngoài đó hít hà gió trời, ngắm mọi người thư thả tản bộ trong công viên gần nhà, thế nhưng khi đông đến thì khác. Trời lạnh hẳn, gió cứ thế quất từng đợt giá buốt vào mặt. Tôi đành nhìn cảnh sắc bên ngoài qua ô kính hơi mờ.

Ngoài công viên, trẻ con đã diện áo len, áo dạ đủ màu, nhìn chúng như những đốm lửa nhỏ, cứ thế lon ton chạy khắp nơi. Tiếng cười thơ ngây, giòn vang bay trong gió./.

Bài liên quan
  • Mùa ngô nếp đến
    Mùa ngô nếp, chẳng còn ai bảo chính xác nó đến vào mùa nào. Vì bây giờ quanh năm đều có ngô. Nhưng trong tâm trí tôi, một kẻ tha hương thì khác. Khi cơn gió heo may lùa vào da thịt đã biết tê biết cóng; khi những vạt nắng vàng, sớm nhạt màu lúc bóng chiều buông, đích thực mùa ngô nếp sẽ đến.
(0) Bình luận
  • Phượng tím vắt ngang trời thương nhớ
    Đến Đà Lạt vào ngày nắng chói, đôi mắt chị dõi tìm loài hoa gieo thương nhớ, phượng tím. Đà Lạt mùa nào sắc đó, đều là những loài đặc trưng của xứ sở ngàn hoa. Mùa dã quỳ vàng hoang hoải, mùa cỏ hồng bềnh bồng như mây, mùa hoa ban trắng tinh khôi, mùa anh đào ngọt ngào trong trẻo. Với chị, lưu luyến nhất vẫn là mùa phượng tím. Mùa này phượng rải sắc tím ngăn ngắt khắp đất cùng trời, gợi lên trong lòng xiết bao lưu luyến.
  • Phù sa đời cha
    Cha trầm lành như đất, tôi là con gái nhưng lại đáo để, nghịch ra trò. Vậy mà hai cha con lại bện nhau như hình với bóng.
  • Dáng quê
    Ai cũng có trong lòng một dáng hình quê hương để mà thương, mà nhớ. Với tôi, đó là hình dáng con đường đi học, của bụi tre làng thấp thoáng trong đêm trăng; là dáng mẹ gánh lúa trên đê hay dáng cha đang lom khom cày ruộng. Quê hương không chỉ là nơi ta được sinh ra và nuôi lớn, mà còn là nơi chan chứa nhiều kỷ niệm êm đềm của tuổi thơ.
  • Những mùa xuân nối tiếp
    Mùa xuân vẫn về qua cây cầu vắt ngang sông. Một khúc sông rộng đủ để những chuyến đò ngang bối rối, chênh chao. Khi không còn chở đò nữa, bóng người lái đò cứ thế xa dần, mờ dần phía cuối con đê. Bến đỗ, nẻo về ngoằn ngoèo, xa tít tắp. Ai đó còn gọi với: thầy ơi, u ơi. Chiếc lá rơi vào chiều lỗi hẹn. Quê và những mùa xuân nối tiếp làm xao động tấm chân tình.
  • Bà ngoại của tôi
    Bà ngoại tôi có dáng người gầy gầy, lưng bà hơi còng, tóc bà xen kẽ sợi đen, sợi bạc. Khuôn mặt bà nhiều nếp nhăn, nhưng khi bà cười, gương mặt bà vô cùng phúc hậu.
  • Trà Hương vị du ca
    Trong những tinh túy ẩm thực, trà là đồ uống mang hành trình gợi đầy chiêm nghiệm. Trà đến với người bởi nhớ, bởi duyên và bởi sự mê đắm của người, bảo tri kỷ thật chẳng sai.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Cuộc thi viết, vẽ “Hành trình mùa xuân lên rừng, xuống biển”: 64 học sinh, tập thể được vinh danh
    Từ hơn 600.000 bài dự thi, Ban tổ chức cuộc thi viết, vẽ “Hành trình mùa xuân lên rừng, xuống biển” đã chọn lựa được 64 tác phẩm xuất sắc của em học sinh, tập thể nhà trường, Hội Đồng đội để trao giải.
  • Ngắm nhìn mùa hè rực rỡ qua triển lãm “Bóng nắng - Sự phản chiếu”
    Sáng 8/5, phòng tranh đương đại Gate Gate Gallery (55 Văn Miếu, Đống Đa, Hà Nội ) đã chính thức giới thiệu triển lãm "Bóng Nắng - Sự phản chiếu | The Sun's Reflection”. Đây là triển lãm đầu tay của họa sĩ Lê Quỳnh Anh sau hơn 10 năm theo đuổi nghệ thuật, đánh dấu bước ngoặt trong hành trình tìm kiếm ngôn ngữ hội họa cá nhân của họa sĩ.
  • Trận Điện Biên của âm nhạc Việt
    Ngay từ khi xuất hiện, tân nhạc Việt Nam đã thể hiện rất rõ bản sắc Việt trong giai điệu của mình. Bản sắc được thể hiện qua giai điệu nằm trong điệu thức phương Tây nhưng được viết ra từ tâm hồn Việt và giai điệu tiến hành theo điệu thức phương Đông tràn ngập âm hưởng Việt.
  • Quận Hoàn Kiếm: Thông báo việc cưỡng chế 13 hộ dân để xây Trường Tiểu học
    UBND quận Hoàn Kiếm đã ban hành Thông báo số 135/TB-UBND về việc cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất đối với các hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất tại 43F-47C Ngô Quyền và 36A Trần Hưng Đạo để thực hiện Dự án xây dựng Trường Tiểu học Võ Thị Sáu, quận Hoàn Kiếm.
  • Bài 2: Tham gia xây dựng hệ thống chính trị cơ sở các xã vùng biên
    Cùng với làm tốt nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia, Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Điện Biên còn tích cực tham mưu cho cấp uỷ, chính quyền địa phương các xã biên giới củng cố hệ thống chính trị, nâng cao năng lực lãnh đạo, hiệu lực, hiệu quả hoạt động của cấp uỷ, chính quyền các cấp trên địa bàn khu vực biên giới của tỉnh.
Đừng bỏ lỡ
  • Ghi danh Cửu Đỉnh - Hoàng Cung Huế là di sản tư liệu thế giới
    “Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng Cung Huế” đã được Ủy ban Chương trình Ký ức Thế giới Khu vực Châu Á - Thái Bình Dương của UNESCO ghi danh là di sản tư liệu thế giới.
  • Hà Nội: Lễ hội tôn vinh mối tình cao đẹp của Chử Đồng Tử - Tiên Dung
    Lãnh đạo UBND xã Hồng Vân (huyện Thường Tín, TP. Hà Nội) vừa chia sẻ, công tác chuẩn bị tổ chức Lễ hội tình yêu 2024 tại xã Hồng Vân đã hoàn tất. Tối 8/5, tại Quảng trường Thống Nhất (phố đi bộ đêm) xã Hồng Vân, Lễ hội tình yêu 2024 sẽ khai màn.
  • Nhớ chuyến chụp ảnh ở Điện Biên năm ấy
    Thấm thoắt Chiến thắng Điện Biên “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” đã qua 70 năm. Ngày ấy tôi còn nhỏ, chưa đủ tuổi tham gia chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ. Hằng ngày, tôi chỉ thấy người lớn mua và đọc báo Tia sáng đưa tin về các máy bay của hãng “Đa-cô-ta”, máy bay “Bê-vanh-xít” (B.26) tại các sân bay Bạch Mai, Gia Lâm (Hà Nội) và phi trường Cát Bi (Hải Phòng - tên gọi sân bay Cát Bi ngày ấy), máy bay liên tục cất và hạ cánh chở lính nhảy dù, xe tăng, trọng pháo đổ xuống Mường Thanh - Điện Biên Phủ
  • Những kỷ vật biểu tượng của chiến dịch Điện Biên Phủ
    Chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” là dấu son chói lọi trong lịch sử kháng chiến chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam. Giờ đây, chiến tranh đã lùi xa, nhưng giá trị và thông điệp từ những kỷ vật kháng chiến của những năm tháng không thể nào quên sẽ còn mãi. Nó gợi nhớ một thời đạn bom, hy sinh thầm lặng, những cống hiến, đóng góp lớn lao của các thế hệ cha anh vì độc lập tự do và thống nhất Tổ quốc.
  • Triển lãm giao lưu mỹ thuật TP. Hồ Chí Minh - Huế - Hà Nội
    Mục tiêu của cuộc triển lãm nhằm thắt chặt tình cảm của hội viên  Hội Mỹ thuật 3 miền, thúc đẩy mối quan hệ học tập sáng tạo nghệ thuật trong lĩnh vực mỹ thuật của 3 thành phố lớn.
  • Xúc động lá thư gửi từ Điện Biên của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng gửi bạn thơ 66 năm trước
    Trong cuốn sách “Bốn năm sau và những trang viết về Điện Biên” của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng (nhà văn Nguyễn Huy Thắng biên soạn và chú dẫn), vừa được NXB Trẻ tái bản và phát hành, độc giả không khỏi xúc động với lá thư của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng viết từ Điện Biên năm 1958 gửi nhà thơ Nguyễn Xuân Sanh.
  • "Những ngày Văn học châu Âu" tại Việt Nam: Giới thiệu những tác phẩm về đa dạng giới tính
    “Những ngày văn học châu Âu” sẽ diễn ra từ nay đến 19/5 tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, giới thiệu những tác phẩm về đa dạng giới tính.
  • Liên hoan Kịch nói toàn quốc năm 2024
    Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành Quyết định 1196/QĐ-BVHTTDL về việc tổ chức “Liên hoan Kịch nói toàn quốc - 2024”.
  • Giám sát biểu diễn nghệ thuật Ca Huế, sản phẩm du lịch độc đáo trên sông Hương
    Để phát huy hơn nữa hoạt động quản lý, tổ chức và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch độc đáo trên sông Hương phục vụ du khách, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế vừa ra Quyết định số 21/2024/QĐ-UBND về việc Quản lý và tổ chức hoạt động biểu diễn Ca Huế.
  • Huyện Phú Xuyên (Hà Nội): Tổ chức triển lãm Chiến thắng Điện Biên Phủ và tri ân các chiến sĩ
    Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) và hướng tới Kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng huyện Phú Xuyên (30/7/1954 – 30/7/2024), Trung tâm Văn hóa – Thông tin và Thể thao huyện Phú Xuyên (TP. Hà Nội), Hội Cựu chiến binh và Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đầy tổ chức triển lãm ảnh kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.
Những ngày chớm đông
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO