Tản văn

Mùa ngô nếp đến

Tản văn của Trần Thủy 02/12/2023 16:39

Mùa ngô nếp, chẳng còn ai bảo chính xác nó đến vào mùa nào. Vì bây giờ quanh năm đều có ngô. Nhưng trong tâm trí tôi, một kẻ tha hương thì khác. Khi cơn gió heo may lùa vào da thịt đã biết tê biết cóng; khi những vạt nắng vàng, sớm nhạt màu lúc bóng chiều buông, đích thực mùa ngô nếp sẽ đến.

Đã có lần, một mình dạo bước trong đêm đầu đông Hà Nội, hít hà hương hoa sữa còn chút nồng nàn. Bất chợt, tôi vương phải mùi ngô nếp nướng đang lan tỏa trong không gian thơm lừng, khiến bước chân dừng lại. Trong vùng sáng vàng nhạt của ánh đèn đường, những ô cửa sổ trên cao dường như đã khép hờ đi ngủ. Người đàn bà bận rộn với chậu than hoa, bên cạnh là tải ngô cùng dăm ba cái ghế đẩu. Bếp than đỏ lửa lách tách. Những đốm sáng nhảy nhót như mời gọi tôi sà đến. Chìa tay ra mà hơ, mà xoa xoa vào nhau cho tan đi lớp giá. Ba bốn bắp ngô óng ánh nâu vàng, tí tách nổ lép bép. Khi mắt ngô đã trong và sậm màu, ấy là lúc ngô chín. Tôi cẩn thận lấy lớp bẹ mà bọc cho khỏi bỏng, rồi từ từ thưởng thức. Từng hạt ấm mềm đưa lên miệng. Hạt hơi cứng phần ngoài do hơ lửa, nhưng nhanh chóng dẻo thơm khi chạm đến phần thịt và thấm ngọt lúc sữa ngô ứa ra, túa vào chân răng quá đã.

ngo-1.jpg

Tôi ăn mà không biết miệng mình đã lem nhem. Chỉ biết chẳng thể đừng khi chưa tách đến hạt cuối cùng. Cái mùi thơm ấm áp cứ vấn vít đôi tay,đưa lên hít hà vẫn thòm thèm tiếc nuối. Ngô nướng là một trong những món quà vặt đêm đông luôn cuốn hút bất cứ ai. Người ta không nỡ dửng dưng khi đi qua một bếp ngô đang đỏ đượm, thơm nồng. Dưới ánh lửa hồng, những nụ cười giòn tan, những khuôn mặt sáng bừng. Sương khuya như ngừng rơi, lạnh giá đâu dám lại gần. Bởi ở đó, mùa đông không có chỗ. Chỉ có ngọt bùi đang sưởi ấm những trái tim cô đơn, xích lại gần nhau ấm áp.

ngo-2.jpeg

Người Hà Nội thích ăn ngô trẩy từ bãi giữa sông Hồng, nơi con sông thẫm đỏ phù sa, cuồn cuộn trở trong mình bao dưỡng chất tuyệt vời. Xưa kia, những người dân ngụ cư coi bãi giữa là nơi đất trời cho. Họ lập xóm làm nhà. Có khi, nhà chỉ là cái chòi chui ra chui vào. Họ chăm chỉ cần mẫn canh tác trên khoảng đất màu mỡ. Ngô khoai và các loại hoa màu cứ thế tốt tươi. Đến bãi giữa là thấy ngăn ngắt một màu xanh trải dài mướt mắt. Mà thứ cây gì trồng ở đây cũng mỡ màng, ngọt lịm. Chẳng thế, ngô bãi giữa luôn cuốn hút những người dân xung quanh đó. Đến mùa, phải nhớ mà mua.

Nhà tôi không ở gần bãi giữa, nhưng hồi nhỏ, tôi vẫn cùng bọn trẻ con trong khu tập thể đạp xe lên cầu Long Biên. Cây cầu cổ kính nổi bật giữa ráng chiều đỏ lựng. Màu xanh mươn mướt của các thửa ngô làm nền phía dưới. Hai nhánh sông Hồng dịu dàng bao bọc xung quanh, khiến tôi liên tưởng đến một bức tranh thủy mặc vô cùng ấn tượng. Chúng tôi xuống bãi bằng chiếc thang nhỏ ở giữa cầu. Đi trong bạt ngàn ngô là ngô, tĩnh tâm để hít hà mùi hương từ lá, từ thân, từ những bắp ngô đang hé mình, quện cùng mùi đất phù sa nồng nàn… như được trở về một vùng quê thanh bình yên ả. Trái ngược với phía bên kia khi rời cầu, là hối hả bon chen, là ồn ào phố thị. Thật quý giá biết bao chút hồn quê còn sót lại ở nơi này.

Ngay trước chòi canh ngô, tôi đã thấy một cái nồi to đang bốc khói nghi ngút. Ngô đấy, ngô tươi vừa trẩy đem luộc luôn đấy. Bác nông dân hồ hởi nói với chúng tôi, rồi chẳng đắn đo, bác mời mấy khách hàng nhí mỗi đứa một bắp nóng hôi hổi. Lần lượt bóc từng lớp bẹ tươi ra là những hạt ngô đều tăm tắp, tròn trịa, lẫn những sợi râu mịn màng. Ngô nếp luộc thường được chọn là ngô bánh tẻ. Lúc bắp ngô chuyển màu vàng nhạt, hạt mẩy đều căng mọng, ấn vào có sữa non, ấy là ngô đã đủ độ. Mùi ngô thơm ngọt, thịt dẻo quánh, nhai dù dính răng mà ngon khó cưỡng. Chúng tôi ăn đến tận lõi, để tận hưởng thứ nước tinh túy, ngọt lịm tận bên trong mà mẹ thiên nhiên ban tặng. Khi về, đứa nào đứa nấy khệ nệ hai túi to đùng.

Số ngô đó sẽ được mẹ chia làm mấy phần. Túm râu ngô màu hung sẫm, mẹ gom lại, đun nước cho chị em tôi uống chống tiểu dắt. Một phần mẹ đem luộc cho các con thưởng thức luôn. Phần còn lại, vào cuối tuần rảnh, mẹ tôi sẽ đồ một nồi xôi ngô thơm phức. Những hạt ngô vàng nhạt bóng bẩy, kết cùng những hạt nếp căng tròn. Rồi mẹ tôi rưới chút mỡ gà, rắc tý hành khô, thái vài dao đậu xanh giã nhuyễn. Tôi ăn và đã mang cả nồi xôi ngô của mẹ theo suốt cuộc đời. Nhưng, có lẽ nhớ nhất là những mẻ ngô mẹ phơi se se để dành cho hôm mưa phùn. Căn nhà hun hút gió lùa, mặc bao nhiêu áo cũng thấy rét. Mấy mẹ con tôi lại tí tách bên bếp lửa. Ánh lửa soi rọi những đôi má đỏ lựng vì nẻ. Tôi chăm chú nhìn vào mẻ ngô đang đều đặn chuyển mình dưới đôi tay khéo léo của mẹ. Khi những hạt ngô đã thực sự óng giòn, thơm tho mùi lửa, mẹ sẽ đổ vào giấy báo ủ ấm, kéo cả lũ tôi chui tọt vào chăn. Chân mấy mẹ con quấn lấy nhau cho đỡ lạnh. Và cứ thế chúng tôi vừa trò chuyện râm ran vừa nhẩn nha thưởng thức những hạt ngô béo bùi ấm nóng, bỏ mặc ngoài kia, mùa đông đang vỗ về qua song cửa.

Tôi đã đi qua bao mùa tuyết trắng xa nhà. Mỗi lần trở về, có dịp qua cầu Long Biên - cây cầu chứng nhân lịch sử của Hà Nội, lòng tôi lại bùi ngùi bao cảm xúc pha chút tiếc nuối. Bãi giữa giờ không còn xanh mướt như xưa, ngô cũng chẳng còn nhiều. Chỉ còn đất hoang và cỏ lau chen nhau mọc. Có lẽ, cuộc sống hiện đại đã khiến người dân ở đây phải tìm đến những công việc khác.

Và mỗi khi gió heo may tràn về, tôi lại nhớ quay quắt hương vị mùa xưa. Những ấm áp đêm đông, những yêu thương thơm thảo, ngọt bùi...

Ôi… mùa ngô nếp trong tôi!

Bài liên quan
  • Ký ức mùa quả chín
    Mấy bữa nữa là giỗ bà ngoại rồi. Mẹ đã vội vàng từ Hà Nội về quê. Sáng, mẹ gọi điện báo: “Con à, xoài và vải đã chín cả rồi, mai Hoàn nghỉ về quê hái xoài và vải cho mẹ nhé!”... Vậy là một mùa quả chín lại về.
(0) Bình luận
  • Phượng tím vắt ngang trời thương nhớ
    Đến Đà Lạt vào ngày nắng chói, đôi mắt chị dõi tìm loài hoa gieo thương nhớ, phượng tím. Đà Lạt mùa nào sắc đó, đều là những loài đặc trưng của xứ sở ngàn hoa. Mùa dã quỳ vàng hoang hoải, mùa cỏ hồng bềnh bồng như mây, mùa hoa ban trắng tinh khôi, mùa anh đào ngọt ngào trong trẻo. Với chị, lưu luyến nhất vẫn là mùa phượng tím. Mùa này phượng rải sắc tím ngăn ngắt khắp đất cùng trời, gợi lên trong lòng xiết bao lưu luyến.
  • Phù sa đời cha
    Cha trầm lành như đất, tôi là con gái nhưng lại đáo để, nghịch ra trò. Vậy mà hai cha con lại bện nhau như hình với bóng.
  • Dáng quê
    Ai cũng có trong lòng một dáng hình quê hương để mà thương, mà nhớ. Với tôi, đó là hình dáng con đường đi học, của bụi tre làng thấp thoáng trong đêm trăng; là dáng mẹ gánh lúa trên đê hay dáng cha đang lom khom cày ruộng. Quê hương không chỉ là nơi ta được sinh ra và nuôi lớn, mà còn là nơi chan chứa nhiều kỷ niệm êm đềm của tuổi thơ.
  • Những mùa xuân nối tiếp
    Mùa xuân vẫn về qua cây cầu vắt ngang sông. Một khúc sông rộng đủ để những chuyến đò ngang bối rối, chênh chao. Khi không còn chở đò nữa, bóng người lái đò cứ thế xa dần, mờ dần phía cuối con đê. Bến đỗ, nẻo về ngoằn ngoèo, xa tít tắp. Ai đó còn gọi với: thầy ơi, u ơi. Chiếc lá rơi vào chiều lỗi hẹn. Quê và những mùa xuân nối tiếp làm xao động tấm chân tình.
  • Bà ngoại của tôi
    Bà ngoại tôi có dáng người gầy gầy, lưng bà hơi còng, tóc bà xen kẽ sợi đen, sợi bạc. Khuôn mặt bà nhiều nếp nhăn, nhưng khi bà cười, gương mặt bà vô cùng phúc hậu.
  • Trà Hương vị du ca
    Trong những tinh túy ẩm thực, trà là đồ uống mang hành trình gợi đầy chiêm nghiệm. Trà đến với người bởi nhớ, bởi duyên và bởi sự mê đắm của người, bảo tri kỷ thật chẳng sai.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • Ghi danh Cửu Đỉnh - Hoàng Cung Huế là di sản tư liệu thế giới
    “Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng Cung Huế” đã được Ủy ban Chương trình Ký ức Thế giới Khu vực Châu Á - Thái Bình Dương của UNESCO ghi danh là di sản tư liệu thế giới.
  • Hà Nội: Lễ hội tôn vinh mối tình cao đẹp của Chử Đồng Tử - Tiên Dung
    Lãnh đạo UBND xã Hồng Vân (huyện Thường Tín, TP. Hà Nội) vừa chia sẻ, công tác chuẩn bị tổ chức Lễ hội tình yêu 2024 tại xã Hồng Vân đã hoàn tất. Tối 8/5, tại Quảng trường Thống Nhất (phố đi bộ đêm) xã Hồng Vân, Lễ hội tình yêu 2024 sẽ khai màn.
  • Nhớ chuyến chụp ảnh ở Điện Biên năm ấy
    Thấm thoắt Chiến thắng Điện Biên “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” đã qua 70 năm. Ngày ấy tôi còn nhỏ, chưa đủ tuổi tham gia chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ. Hằng ngày, tôi chỉ thấy người lớn mua và đọc báo Tia sáng đưa tin về các máy bay của hãng “Đa-cô-ta”, máy bay “Bê-vanh-xít” (B.26) tại các sân bay Bạch Mai, Gia Lâm (Hà Nội) và phi trường Cát Bi (Hải Phòng - tên gọi sân bay Cát Bi ngày ấy), máy bay liên tục cất và hạ cánh chở lính nhảy dù, xe tăng, trọng pháo đổ xuống Mường Thanh - Điện Biên Phủ
  • Những kỷ vật biểu tượng của chiến dịch Điện Biên Phủ
    Chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” là dấu son chói lọi trong lịch sử kháng chiến chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam. Giờ đây, chiến tranh đã lùi xa, nhưng giá trị và thông điệp từ những kỷ vật kháng chiến của những năm tháng không thể nào quên sẽ còn mãi. Nó gợi nhớ một thời đạn bom, hy sinh thầm lặng, những cống hiến, đóng góp lớn lao của các thế hệ cha anh vì độc lập tự do và thống nhất Tổ quốc.
  • Triển lãm giao lưu mỹ thuật TP. Hồ Chí Minh - Huế - Hà Nội
    Mục tiêu của cuộc triển lãm nhằm thắt chặt tình cảm của hội viên  Hội Mỹ thuật 3 miền, thúc đẩy mối quan hệ học tập sáng tạo nghệ thuật trong lĩnh vực mỹ thuật của 3 thành phố lớn.
  • Xúc động lá thư gửi từ Điện Biên của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng gửi bạn thơ 66 năm trước
    Trong cuốn sách “Bốn năm sau và những trang viết về Điện Biên” của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng (nhà văn Nguyễn Huy Thắng biên soạn và chú dẫn), vừa được NXB Trẻ tái bản và phát hành, độc giả không khỏi xúc động với lá thư của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng viết từ Điện Biên năm 1958 gửi nhà thơ Nguyễn Xuân Sanh.
  • "Những ngày Văn học châu Âu" tại Việt Nam: Giới thiệu những tác phẩm về đa dạng giới tính
    “Những ngày văn học châu Âu” sẽ diễn ra từ nay đến 19/5 tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, giới thiệu những tác phẩm về đa dạng giới tính.
  • Liên hoan Kịch nói toàn quốc năm 2024
    Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành Quyết định 1196/QĐ-BVHTTDL về việc tổ chức “Liên hoan Kịch nói toàn quốc - 2024”.
  • Giám sát biểu diễn nghệ thuật Ca Huế, sản phẩm du lịch độc đáo trên sông Hương
    Để phát huy hơn nữa hoạt động quản lý, tổ chức và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch độc đáo trên sông Hương phục vụ du khách, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế vừa ra Quyết định số 21/2024/QĐ-UBND về việc Quản lý và tổ chức hoạt động biểu diễn Ca Huế.
  • Huyện Phú Xuyên (Hà Nội): Tổ chức triển lãm Chiến thắng Điện Biên Phủ và tri ân các chiến sĩ
    Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) và hướng tới Kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng huyện Phú Xuyên (30/7/1954 – 30/7/2024), Trung tâm Văn hóa – Thông tin và Thể thao huyện Phú Xuyên (TP. Hà Nội), Hội Cựu chiến binh và Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đầy tổ chức triển lãm ảnh kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.
Mùa ngô nếp đến
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO