Tản văn

Những cơn mưa mùa hạ

Tản văn của Bùi Nhật Lai 09:03 23/07/2025

Hè về, không chỉ có tiếng ve râm ran hay ánh nắng chói chang nhuộm vàng lối đi mà còn có những cơn mưa. Mưa mùa hạ ồn ào, vội vã kéo đến cùng những trận giông bất chợt. Nó không buồn bã, dai dẳng như mưa phùn cuối đông mà dứt khoát, mạnh mẽ, đổ ào xuống rồi vội vã tạnh. Mưa tạt vào những ô cửa kính, len lỏi qua từng ngóc ngách ký ức, khẽ đánh thức một miền tuổi thơ xa xăm, ướt đẫm hương mưa và kỷ niệm.

untitled-1.jpg

Mưa mùa hạ gợi tôi nhớ đến những mùi hương xưa cũ. Không rõ từ bao giờ, những cơn mưa rào đã trở thành một phần không thể thiếu trong ký ức tuổi thơ. Mỗi khi giọt mưa đầu tiên chạm đất, một mùi hương đặc trưng lại ùa về: mùi đất ẩm, mùi lá cây dập vỡ, mùi ngai ngái của cỏ vườn vừa được gột rửa. Nếu đi ngang qua đầm sen, ta sẽ cảm nhận rất rõ mùi thơm dịu nhẹ của hương sen hòa trong tiếng mưa rơi lộp độp trên những lá sen tròn xanh mướt. Đó là mùi hương của bình yên, của tự do, của những buổi chiều mưa, cả lũ trẻ con trốn nhà tắm mưa, cười vang cả xóm. Mùi hương ấy còn vương trong giấc ngủ trưa hè, khi tiếng mưa rơi đều đều trên mái lá ru tôi vào những giấc mộng ngọt lành.

Những trò chơi dưới mưa cũng là nỗi nhớ không thể phai mờ trong tôi. Mưa không phải là rào cản mà là “chất xúc tác” cho những trò chơi tuổi thơ đầy nghịch ngợm. Tôi nhớ những buổi chiều, khi bầu trời xám lại, báo hiệu mưa sắp đến, lũ trẻ trong xóm í ới gọi nhau. Mưa càng to, chúng tôi càng khoái chí, cởi phăng áo quần, dầm mình dưới mưa, hò hét, lấy chân quẫy nước té vào nhau, mặc cho nước mưa chảy ròng ròng trên mặt. Tiếng cười giòn tan hòa vào tiếng mưa, tạo nên bản giao hưởng độc đáo của tuổi thơ. Có những chiều, mưa chỉ vừa đủ ướt đường, lũ trẻ chúng tôi lại thi nhau chạy nhảy trên những vũng nước đọng. Cảm giác nước bắn tung tóe lên mặt, lên tóc, thật tự do, sảng khoái. Có lẽ, chỉ khi ấy, chúng tôi mới thực sự được là chính mình, không vướng bận khuôn phép người lớn.

Nhưng có lẽ niềm vui lớn nhất của bọn trẻ chúng tôi là sau những trận mưa lớn, nước dâng ngập cánh đồng làng ven con suối nhỏ, dân làng lại rủ nhau đi bắt cá ngược. Mưa lũ lớn, nước dâng cao, cá từ ao hồ tràn ra, từ sông ngược vào. Ngay từ đầu mùa hạ, bà con đã chuẩn bị vó, nơm, vợt, đó... Khi nước lên, người lớn, trẻ nhỏ đều ra đồng kéo vó, úp nơm. Khi nước rút, họ dùng đơm đó chặn ở những dòng nước rút để bắt cá. Mải mê dầm mưa, có người quên cả đói khát vì cá bắt được quá nhiều. Những mùa lũ như thế, dân làng thu được bao cá tôm - món quà hào phóng từ thiên nhiên ban tặng.

Niềm vui từ những cơn mưa theo tôi suốt những tháng năm sau này. Mưa còn là nguồn cảm hứng cho những câu chuyện mẹ kể vào những ngày mưa rỗi việc. Tôi thường nằm gối đầu lên đống áo quần cũ, bên thúng đồ mẹ đang ngồi khâu vá. Khi những giọt mưa gõ đều đều trên mái nhà, mẹ vừa vá áo vừa nhìn ra khoảng sân ướt át, vừa kể chuyện cổ tích về ông bụt, bà tiên, những con vật biết nói. Giọng mẹ trầm ấm, ánh mắt mẹ lấp lánh ánh sáng của những ký ức diệu kỳ, những điều đẹp đẽ. Tôi còn nhớ, có lần mẹ kể về “Cô bé quàng khăn đỏ” giữa tiếng mưa rì rào, tôi đã tưởng tượng ra cô bé đi giữa rừng sâu, dưới màn mưa lất phất. Những câu chuyện ấy hòa quyện tiếng mưa, nuôi dưỡng tâm hồn tôi, dạy tôi biết yêu thương và ước mơ.

Sự trở lại của ký ức được gợi nhớ từ những cơn mưa mùa hạ luôn là nỗi nhớ trong tôi. Giờ đây, khi đã trưởng thành, những cơn mưa không còn mang theo tiếng cười nghịch ngợm hay chuyện cổ tích mẹ kể, nhưng mỗi giọt mưa rơi vẫn gợi tôi về một miền ký ức tươi đẹp. Tôi thường ngồi bên cửa sổ, nhâm nhi tách trà, lặng nhìn hạt mưa nhảy nhót trên sân và để hồn mình trôi về những ngày thơ ấu.
Đó là kỷ niệm, là cảm xúc, là những mảnh ghép vô giá làm nên bức tranh tuổi thơ tôi. Đó là hương vị đất trời, là tiếng cười hồn nhiên, là những câu chuyện mẹ kể. Mưa mùa hạ mãi mãi là một phần trong trái tim tôi, nhắc nhớ tôi về một thời ngây thơ, trong trẻo và đẹp đẽ. Một thời tôi luôn có mẹ ở bên, mẹ là chỗ dựa vững chãi cho tôi suốt những năm tháng tuổi thơ tươi đẹp./.

Bài liên quan
  • Người đi về phía biển
    Khi biển sinh ra, tôi chưa biết hát. Khi biển lớn lên, em chưa biết khóc. Khi biển mặn mòi, thì đã có những dấu chân đi về phía biển. Biển ở phía đường chân trời, một nơi tưởng chừng như chưa từng có sự nhọc nhằn, vất vả. Bởi chân trời luôn luôn là ước mơ.
(0) Bình luận
  • Cha tôi – người tuyệt vời nhất
    Với tôi, cha là người tuyệt vời nhất, là số một. Nếu có kiếp sau, tôi vẫn mong được làm con gái của cha – một người cha mà suốt cuộc đời tôi luôn ngưỡng mộ, yêu thương và biết ơn.
  • Cầu Long Biên bắc qua miền yêu thương
    Có đôi lúc tôi nghĩ, con người ta phải sống bao nhiêu cuộc đời mới đi hết được chiều dài thời gian, mới hiểu và cảm nhận đầy đủ lịch sử của cây cầu đầu tiên bắc qua sông Hồng, một cây cầu chạm vào ba thế kỷ. Cầu giống như con rồng khổng lồ uốn lượn trên cao với từng lớp vẩy thép đan xen, ngày đêm lặng lẽ bảo vệ người dân qua lại nơi dòng nước chảy xiết. Cây cầu ấy mang tên Long Biên, cây cầu bắc qua miền yêu thương.
  • Người đi về phía biển
    Khi biển sinh ra, tôi chưa biết hát. Khi biển lớn lên, em chưa biết khóc. Khi biển mặn mòi, thì đã có những dấu chân đi về phía biển. Biển ở phía đường chân trời, một nơi tưởng chừng như chưa từng có sự nhọc nhằn, vất vả. Bởi chân trời luôn luôn là ước mơ.
  • Bên thềm giếng cũ
    Chiều cao nguyên giăng giăng mây phủ, khói sương mờ ảo giữa thăm thẳm núi đồi, tiếng chim chíu chít gọi nhau về tổ trên nền trời rực ánh tà dương. Vạt sáng huyền hoặc cuối ngày ấy trở thành sợi chỉ mảnh dắt kẻ tha phương lần về miền nhớ.
  • Về ăn cơm mẹ nấu
    Chiều chậm trôi bên nhánh sông hiền hòa chảy êm dòng văn vắt. Mùa lúa chín đã qua còn lưu lại bao miết mải phù sa trên từng gốc rạ se sắt, hanh hao trồi lên khỏi mặt ruộng khô nứt.
  • Nhớ giàn nho của ngoại
    Sớm mai thức giấc, ánh nắng lọt qua khung cửa sổ, dịu dàng rơi trên bàn làm việc, lướt nhẹ lên những đồ vật quen thuộc: vài cuốn sách đang đọc dở, ly trà còn vương hơi ấm và... một chùm nho. Đưa mắt nhìn thật lâu vào chùm nho ấy, một cảm giác xao xuyến đầy mến thương y như vừa tìm được một người bạn cũ lâu ngày không gặp ùa về trong tôi.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Sân khấu Việt hòa vào dòng chảy sáng tạo đương đại
    Trong kỷ nguyên hội nhập mạnh mẽ về văn hóa, nghệ thuật sân khấu Việt Nam đang chứng minh sức sống mãnh liệt khi vững vàng bảo tồn di sản, tôn vinh giá trị cội nguồn, đồng thời không ngừng khám phá những hướng đi mới nhằm mở rộng tầm vóc nghệ thuật và chinh phục trái tim khán giả.
  • Nữ liệt sĩ, chiến sĩ biệt động người làng Đông Ngạc
    Sinh ra trong gia đình giàu truyền thống yêu nước tại làng Đông Ngạc (nay thuộc quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội), bà Phạm Thị Chinh (tức Phạm Thị Phan Chính) là một trong những nữ chiến sĩ biệt động đầu tiên hoạt động trong nội thành Sài Gòn. Cuộc đời bà là hành trình cống hiến âm thầm nhưng vô cùng quả cảm cho cách mạng, kết tinh những phẩm chất cao đẹp của người phụ nữ Việt Nam trong kháng chiến.
  • Cha tôi – người tuyệt vời nhất
    Với tôi, cha là người tuyệt vời nhất, là số một. Nếu có kiếp sau, tôi vẫn mong được làm con gái của cha – một người cha mà suốt cuộc đời tôi luôn ngưỡng mộ, yêu thương và biết ơn.
  • Thủ tướng: Đại học Phenikaa phải phấn đấu trở thành hình mẫu về mô hình đại học tư thục thế hệ mới
    Chiều 22/7, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ công bố quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc chuyển Trường Đại học Phenikaa thành Đại học Phenikaa. Nhân dịp này, Đại học Phenikaa cũng công bố Chiến lược đột phá phát triển.
  • Báo Mỹ gọi Phú Quốc là “một giấc mơ có thực”
    Trong bài viết “Phú Quốc: Giấc mơ và tương lai” thuộc ấn phẩm đặc biệt của tạp chí du lịch hàng đầu thế giới đến từ Mỹ - Travel + Leisure, đảo Ngọc được nhận định là có sự chuyển mình ngoạn mục - từ một nơi ít người biết trở thành một trong những điểm đến phát triển nhanh nhất Đông Nam Á, đem đến nhiều thách thức và cả những cơ hội lớn.
Đừng bỏ lỡ
  • [Podcast] Mộc mạc hương vị bánh gio Liên Hồng
    Nhắc tới vùng đất xứ Đoài - huyện Đan Phượng trước đây, chúng ta thường nghĩ ngay đến mảnh đất có bề dày lịch sử, văn hóa. Xưa kia Đan Phượng chính là kinh đô của nước Vạn Xuân dưới triều Hậu vua Lý Nam Đế. Không những vậy, Đan Phượng trước đây sở hữu những món ăn đã nổi tiếng khắp Thủ đô, như nem Phùng, rượu đậu Hồng Hà, cháo se Hạ Mỗ... và không thể không nhắc đến bánh gio Liên Hồng, nay thuộc xã Ô Diên - Thành phố Hà Nội.
  • Lắp rào kính cường lực trong điện Thái Hòa bảo vệ Ngai vua triều Nguyễn
    Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã lắp đặt hệ thống hàng rào bằng kính cường lực để bảo vệ các bảo vật, hiện vật trưng bày ở điện Thái Hòa (Đại Nội Huế).
  • Chùm thơ của tác giả Nguyễn Thiện
    Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu chùm thơ của tác giả Nguyễn Thiện - chùm thơ là một nhắc nhớ về sự hy sinh mất mát của biết bao thế hệ vì độc lập tự do của dân tộc nhân dịp kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025).
  • Hà Nội tạm dừng các hoạt động vui chơi, giải trí, du lịch để ứng phó với bão số 3
    Sở Văn hóa và Thể thao Thành phố Hà Nội yêu cầu các địa phương chủ động triển khai phương án bảo vệ các di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn quản lý; tạm dừng các hoạt động vui chơi, giải trí, du lịch trong thời gian có cảnh báo lũ...
  • Phiên trù bị Đại hội đại biểu Đảng bộ xã Phúc Thọ lần thứ I, nhiệm kỳ 2025-2030
    Chiều 21/7, Đảng bộ xã Phúc Thọ trọng thể tổ chức phiên thứ Nhất (phiên trù bị), Đại hội đại biểu Đảng bộ xã Phúc Thọ lần thứ I, nhiệm kỳ 2025-2030 với sự tham dự của 220 đại biểu chính thức, đại diện cho hơn 3.400 đảng viên trong toàn Đảng bộ xã.
  • Phú Thượng: Lấy ý kiến góp ý vào dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ phường lần thứ I
    Chiều 21/7, tại trụ sở Đảng ủy phường Phú Thượng, Ban Thường vụ Đảng ủy phường tổ chức hội nghị lấy ý kiến góp ý vào dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ phường lần thứ I, nhiệm kỳ 2025-2030.
  • “Những ngày phim Việt Nam” tri ân các anh hùng, liệt sĩ
    Từ ngày 21 đến 23/7, Viện Phim Việt Nam tổ chức “Những ngày phim Việt Nam” nhằm tưởng nhớ và tri ân các anh hùng, liệt sĩ đã hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc. Sự kiện diễn ra tại rạp Ngọc Khánh, số 523 Kim Mã, Hà Nội.
  • Nhận diện thách thức - hành động đồng bộ
    Trong tiến trình xây dựng Thủ đô văn hiến - văn minh - hiện đại, việc tạo lập và phát triển môi trường văn hóa là yêu cầu xuyên suốt, gắn với các chủ trương lớn của Đảng và định hướng phát triển của Thành phố Hà Nội. Tuy nhiên, thực tiễn triển khai thời gian qua cũng cho thấy nhiều vướng mắc, đòi hỏi những giải pháp hiệu quả, đồng bộ hơn trong giai đoạn tới.
  • Phường Sơn Tây tổ chức hoạt động tri ân các gia đình người có công dịp 27/7
    Nhân dịp kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sỹ (27/7/1947 – 27/7/ 2025), sáng ngày 21/7, Đảng ủy – HĐND – UBND - Ủy ban MTTQ phường Sơn Tây (TP. Hà Nội) đã tổ chức 3 đoàn đi thăm, tặng quà 16 gia đình chính sách, người có công tiêu biểu trên địa bàn.
  • Hà Nội chủ động, tập trung ứng phó bão số 3
    Ngày 20/7, Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã ban hành Công điện số 08 /CĐ-UBND gửi Giám đốc, Thủ trưởng các Sở, ban, ngành Thành phố; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các phường, xã về việc chủ động, tập trung ứng phó bão số 3 năm 2025 trên địa bàn Thành phố.
Những cơn mưa mùa hạ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO