Tản văn

Cha tôi – người tuyệt vời nhất

Nguyễn Thị Bích Giao 21/07/2025 14:07

Với tôi, cha là người tuyệt vời nhất, là số một. Nếu có kiếp sau, tôi vẫn mong được làm con gái của cha – một người cha mà suốt cuộc đời tôi luôn ngưỡng mộ, yêu thương và biết ơn.

Cha tôi có dáng cao dong dỏng, nét mặt luôn ánh lên vẻ thông minh, cương nghị. Tôi không biết cha từng học đến lớp mấy, chỉ nhớ chữ cha viết không đẹp, lại hơi khó đọc. Nhưng điều đó không làm tôi bận tâm, vì cả đời cha sống ngay thẳng, chân thành, luôn là chỗ dựa vững chắc cho gia đình và mọi người xung quanh.

Cha từng làm nhiều việc, từng đảm đương nhiều nhiệm vụ ở địa phương. Công việc nào cha cũng hoàn thành tốt, được mọi người yêu quý. Trong mắt tôi, cha luôn là người hiểu biết, đạo đức. Ông luôn dạy chị em chúng tôi sống tử tế, học hành nên người để trở thành người có ích cho xã hội.

Cha luôn bên con trước bão giông cuộc đời - Ảnh 1
Trong mắt con, cha luôn là người tuyệt vời nhất. (Ảnh minh hoạ)

Những năm chiến tranh, đất nước thiếu thốn, bữa cơm gia đình chẳng mấy khi đủ no. Nhìn các con ăn thòm thèm, cha buồn lắm nhưng vẫn động viên chúng tôi: “Nhà mình còn sướng, có khoai để ăn. Nhiều nhà chẳng có mà ăn nữa kia”. Mẹ xới cho cha chút cơm, cha lại lặng lẽ đổ sang bát cho đứa út, còn mình chỉ ăn khoai.

Có lần, anh trai tôi hỏi: “Cha ơi, con nghe nói cán bộ xã được phân xe đạp, sao không thấy cha mang về?”, cha chỉ cười hiền: “Mấy người khác còn vất vả hơn nhà mình nhiều, cha nhường rồi con ạ”. Anh tôi buồn, nhưng cha vỗ về và giải thích, thế là anh yên tâm. Nhà tôi có bảy anh chị em, Tết đến, xã phân bốn cái áo mới, cha mang về hai. Chị tôi thắc mắc còn hai cái nữa đâu, cha vẫn nhẹ nhàng: “Nhà bác Bình khổ hơn, cha nhường cho bác ấy rồi”. Nhìn con bác Bình mặc áo mới, chị tôi buồn lắm. Nhưng rồi cũng quen...

Tôi đi học xa, hè về, cha dặn: “Có mấy dây khoai cha giấu trên bếp, con lấy mà ăn. Cha để phần đấy, nếu không là hết từ lâu rồi”. Cha học mẹ cách giấu khoai, giấu lạc vào bồ treo trên xà nhà. Thấy các con thèm ăn lạc, cha bày cách dùng sào nhọn chọc thủng bồ cho lạc rơi xuống. Đến mùa gieo hạt, mẹ lấy xuống thì chỉ còn cái bồ rỗng không.

Cha luôn theo sát từng bước chân của chị em chúng tôi. Dù bận việc suốt ngày, nhiều khi khuya mới về, nhưng ông vẫn biết chúng tôi cần gì, thiếu gì. Chỉ tiếc, ông bất lực vì không có tiền (ngày ấy lương của cha được trả bằng lúa). Cha thường động viên chúng tôi: “Phải học thật giỏi các con ạ. Cha mà được học như các con, cha đã làm được nhiều việc lắm”. Cha đâu có học luật mà vẫn giải quyết mọi việc đâu ra đấy, từ việc nhà tới viêc làng.

Ngày ấy, học hết lớp 7 là tốt lắm rồi. Hết lớp 7 là được đi học sơ cấp hoặc trung cấp, rồi được thoát ly là niềm mơ ước của thanh niên. Được thoát ly nghĩa là có tiêu chuẩn phiếu vải, mì sợi, gạo. Gia đình tôi có hai chị được thoát ly, cha mẹ tự hào lắm.

Rồi anh trai tôi đi thanh niên xung phong. Ngày anh lên đường, cả nhà lo lắng, còn cha điềm tĩnh động viên: “Đấy là thực hiện nghĩa vụ công dân đó các con”. Anh chuyển sang bộ đội và hy sinh tại chiến trường Campuchia năm 1971. Ngày nhận giấy báo tử, mẹ tôi vật vã khóc ngất, còn cha ngồi thẫn thờ ở góc giường. Lúc ấy, tôi từng nghĩ cha thương anh ít hơn mẹ, nhưng tôi đã nhầm. Cha gầy sọp đi sau đó và ít nói hơn. Thi thoảng tôi thấy cha quay mặt lau nước mắt. Nhưng ông vẫn nhẹ nhàng an ủi mẹ: “Vì đất nước bà ạ. Cả nước đều mất mát chứ đâu chỉ riêng nhà mình”. Nỗi đau quá lớn, sau đó không lâu mẹ tôi mất vì bệnh nội thương. Chúng tôi đã lớn, đã biết gắng gượng, động viên để cha đỡ buồn nhưng một lần nữa, cha lại gầy đi thấy rõ.

Năm 1975, anh rể tôi hy sinh khi làm nghĩa vụ cho Tổ quốc. Chị gái tôi vừa sinh con, nghe tin buồn quá mà phát bệnh. Gia đình bên nhà anh rể đón cháu về nuôi, chị em tôi đi học hết nên chỉ còn mình cha đi bệnh viện chăm chị. Có lần tôi nghỉ học về thăm chị, đến bệnh viện hỏi y tá phòng trực chị nằm đâu, cô y tá nhìn tôi xúc động nói: “Cháu có một người cha vĩ đại. Cô làm ở đây bao năm, chưa thấy ai chăm con tận tụy như ông”. Tôi kể lại chuyện này cho các chị nghe, ai cũng trào nước mắt. Chị tôi từng tâm sự: “Chị nợ cha quá nhiều…”

Tôi đi làm xa rồi lập gia đình, ở cùng với mẹ chồng. Mỗi lần về thăm cha, cha đều hỏi hai mẹ con có hòa thuận không. Đôi khi tôi phàn nàn mẹ chồng tiết kiệm quá, cha gạt đi: “Bà tiết kiệm cho con chứ cho ai. Bà thương con mới làm như vậy”. Thỉnh thoảng tôi cũng tiết kiệm biếu cha đôi đồng nhưng cha không giữ để chi tiêu mà chia cho các chị, các cháu tôi. Cha luôn dặn tôi: “Sống ở xa, phải đối tốt với láng giềng, bạn bè, để cuộc sống được vui vẻ”.

Tình thương của cha bao la như trời như biển. Nhiều đêm nằm suy tư, tôi lại tự hỏi "trên đời này, có bao nhiêu người cha tuyệt vời như cha mình", rồi lại thầm trả lời, mình là một trong những người con may mắn nhất. Nếu có kiếp sau, tôi vẫn mong là con gái của cha - người cha tuyệt vời và đáng kính yêu nhất đời tôi./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
  • Cầu Long Biên bắc qua miền yêu thương
    Có đôi lúc tôi nghĩ, con người ta phải sống bao nhiêu cuộc đời mới đi hết được chiều dài thời gian, mới hiểu và cảm nhận đầy đủ lịch sử của cây cầu đầu tiên bắc qua sông Hồng, một cây cầu chạm vào ba thế kỷ. Cầu giống như con rồng khổng lồ uốn lượn trên cao với từng lớp vẩy thép đan xen, ngày đêm lặng lẽ bảo vệ người dân qua lại nơi dòng nước chảy xiết. Cây cầu ấy mang tên Long Biên, cây cầu bắc qua miền yêu thương.
  • Người đi về phía biển
    Khi biển sinh ra, tôi chưa biết hát. Khi biển lớn lên, em chưa biết khóc. Khi biển mặn mòi, thì đã có những dấu chân đi về phía biển. Biển ở phía đường chân trời, một nơi tưởng chừng như chưa từng có sự nhọc nhằn, vất vả. Bởi chân trời luôn luôn là ước mơ.
  • Bên thềm giếng cũ
    Chiều cao nguyên giăng giăng mây phủ, khói sương mờ ảo giữa thăm thẳm núi đồi, tiếng chim chíu chít gọi nhau về tổ trên nền trời rực ánh tà dương. Vạt sáng huyền hoặc cuối ngày ấy trở thành sợi chỉ mảnh dắt kẻ tha phương lần về miền nhớ.
  • Về ăn cơm mẹ nấu
    Chiều chậm trôi bên nhánh sông hiền hòa chảy êm dòng văn vắt. Mùa lúa chín đã qua còn lưu lại bao miết mải phù sa trên từng gốc rạ se sắt, hanh hao trồi lên khỏi mặt ruộng khô nứt.
  • Nhớ giàn nho của ngoại
    Sớm mai thức giấc, ánh nắng lọt qua khung cửa sổ, dịu dàng rơi trên bàn làm việc, lướt nhẹ lên những đồ vật quen thuộc: vài cuốn sách đang đọc dở, ly trà còn vương hơi ấm và... một chùm nho. Đưa mắt nhìn thật lâu vào chùm nho ấy, một cảm giác xao xuyến đầy mến thương y như vừa tìm được một người bạn cũ lâu ngày không gặp ùa về trong tôi.
  • Mùa về trên tay mẹ
    Kề má vào bàn tay mẹ, lòng tôi nghẹn ngào xót xa khi thấy từng vệt chai sần trên những đường nhăn chằng chịt nứt nẻ tựa trái na khô. Đôi tay mẹ bây giờ không còn khỏe, lập cập lẫn run run như buổi chiều hôm mòn vẹt vì nắng gió. Những mùa màng xưa cũ , những vệt trầm thăng đã quá nửa đời người lần lượt hiện lên trên đôi tay mẹ. Và ký ức tôi lại sụt sùi nhẩm đếm. Dẫu bốn mùa xuân - hạ - thu - đông đã neo sẵn vào đất trời nhưng mùa của mẹ còn ngổn ngang nhiều hơn cả thế.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • Nhận diện thách thức - hành động đồng bộ
    Trong tiến trình xây dựng Thủ đô văn hiến - văn minh - hiện đại, việc tạo lập và phát triển môi trường văn hóa là yêu cầu xuyên suốt, gắn với các chủ trương lớn của Đảng và định hướng phát triển của Thành phố Hà Nội. Tuy nhiên, thực tiễn triển khai thời gian qua cũng cho thấy nhiều vướng mắc, đòi hỏi những giải pháp hiệu quả, đồng bộ hơn trong giai đoạn tới.
  • Phường Sơn Tây tổ chức hoạt động tri ân các gia đình người có công dịp 27/7
    Nhân dịp kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sỹ (27/7/1947 – 27/7/ 2025), sáng ngày 21/7, Đảng ủy – HĐND – UBND - Ủy ban MTTQ phường Sơn Tây (TP. Hà Nội) đã tổ chức 3 đoàn đi thăm, tặng quà 16 gia đình chính sách, người có công tiêu biểu trên địa bàn.
  • Hà Nội chủ động, tập trung ứng phó bão số 3
    Ngày 20/7, Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã ban hành Công điện số 08 /CĐ-UBND gửi Giám đốc, Thủ trưởng các Sở, ban, ngành Thành phố; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các phường, xã về việc chủ động, tập trung ứng phó bão số 3 năm 2025 trên địa bàn Thành phố.
  • Phường Phú Thượng chủ động triển khai các biện pháp phòng, chống bão lụt
    Ngay sau khi được thành lập, chính quyền phường Phú Thượng đã nhanh chóng bắt nhịp với yêu cầu thực tiễn, chủ động triển khai nhiều phần việc trọng tâm nhằm ổn định đời sống Nhân dân. Trong đó phường đặc biệt chú trọng công tác phòng, chống thiên tai, ứng phó với bão lụt.
  • Hà Nội khẩn trương hỗ trợ, thăm hỏi gia đình nạn nhân trong vụ lật tàu tại Quảng Ninh
    Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội yêu cầu tổ chức thăm hỏi chu đáo, kịp thời động viên, hỗ trợ cơ sở vật chất, tinh thần tạo mọi điều kiện tốt nhất sớm ổn định cuộc sống cho gia đình người bị nạn...
  • Chiêm ngưỡng tháp Chăm cổ nằm dưới mực nước biển
    Khi được phát hiện, tháp Mỹ Khánh (xã Phú Vinh, TP Huế) nằm sâu trong lòng đất cát dưới mực nước biển và đã được công nhận là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp Quốc gia.
  • Phường Tây Hồ tổ chức Đại hội Chi bộ Quân sự phường lần thứ I
    Ngày 18/7, Chi bộ Quân sự phường Tây Hồ đã long trọng tổ chức Đại hội Chi bộ lần thứ I, nhiệm kỳ 2025–2030.
  • Triển khai một số nội dung Đại hội đại biểu Đảng bộ phường Kim Liên lần thứ I
    Ngày 19/7, Đảng ủy phường Kim Liên đã tổ chức Hội nghị công bố các Quyết định thành lập các tổ chức cơ sở Đảng trực thuộc và triển khai Kế hoạch tổ chức Đại hội đại biểu Đảng bộ phường Kim Liên lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 - 2030.
  • Vở kịch “Đối mặt”: Thấm đượm lòng dũng cảm, sự hy sinh, tình yêu và nghị lực người chiến sĩ Công an
    Vở kịch “Đối mặt” (tác giả Trịnh Huyền, đạo diễn NSND Tuấn Hải) do Nhà hát kịch Hà Nội dàn dựng, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội phối hợp tổ chức biểu diễn tối 18/7 tại Rạp Công Nhân (số 42 Tràng Tiền, TP. Hà Nội) đã gây ấn tượng sâu sắc với người xem bởi sự chân thực, giàu cảm xúc và đầy tính nhân văn về những người chiến sĩ Công an dũng cảm, kiên cường.
  • Cùng Đỗ Quang Tuấn Hoàng khám phá “Ngàn năm trà Việt”
    Trong dòng chảy của đời sống văn hóa Việt, trà không chỉ là một thức uống quen thuộc mà còn là biểu tượng gắn liền với phong tục, nét văn hóa truyền thống của dân tộc. Góp thêm một lát cắt sâu sắc vào bức tranh đó, nhà báo – nhà nghiên cứu Đỗ Quang Tuấn Hoàng vừa ra mắt công trình khảo cứu mới mang tên "Ngàn năm trà Việt", do Chibooks liên kết Nhà xuất bản Lao động phát hành tháng 7/2025. Cuốn sách là kết quả của hành trình nhiều năm miệt mài trải nghiệm, nghiên cứu, quan sát và ghi chép của tác giả.
Cha tôi – người tuyệt vời nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO