Tản văn

Những hàng thông lặng im

Hồ Huy 11:06 04/10/2023

Những hàng thông đã lặng im từ lâu lắm. Như từ hóa thạch, như từ lòng đất, như từ đại dương, những đại dương san hô mà loài người đã vô tình quên lãng. Thông như là sự hóa thạch của những trầm tích ấy. Những trầm tích mà hôm nay, ngày mai, bất cứ khi nào có thể lại sẽ reo ca trong lòng bạn. Này hỡi em yêu! Và đó là một sự nhiệm màu!

Phải mất lâu thật lâu tôi mới thoát ra khỏi cảm giác say trong bước chân của người thơ lữ thứ, đến thành phố này, ăn thành phố này, ngủ thành phố này, yêu thành phố này và mắc nợ thành phố này để thấy rằng buổi chiều như một rặng san hô trầm tích.

Thành phố như một mùa trầm tích, yêu thương như một mùa trầm tích. Và Đà Lạt ư, với những hàng thông lặng im đầy vơi thời gian kia như vừa thoát ra khỏi một thành phố cổ dưới lòng đại dương để mà du dương hoài niệm… Những rặng thông như đã từng là hóa thạch của những rặng san hô từ triệu triệu năm. Như từ khi bạn chưa biết yêu, như từ khi tôi chưa lớn lên, như từ khi con tim còn chưa biết quên… những hàng thông đã đứng đó, luôn đứng đó, như những người đàn ông mỉm cười nhìn những người đàn bà hạnh phúc. Và trong số những người đàn ông ấy, trong những cây thông trầm tư thời gian đan vào những ngón tay đan ấy, ắt hẳn có cả những người đàn ông bị phụ tình.

Ôi! Những người đàn ông bị phụ tình, có phải là những buổi chiều đang rơi miệt mài ngoài mái hiên kia.

nhung-hang-thong.jpg

Đà Lạt mưa, tôi mưa, em mưa, con đường mưa, thời gian mưa, quá vãng mưa, chân đồi lưa thưa một bóng hoe vàng. Một bóng hoe vàng của loài cúc dại hoe buồn. Đà Lạt là thế, là sương đấy, là mưa đấy, là gió đấy, là trống trải đấy. Hẳn rồi, khi bạn cô đơn.

Khi tôi lớn lên thì thông đã reo ca bao đời trên đầu. Thông xanh mươn mướt, thông sạch man mát, thông kiên trung hơn lưỡi mác đường gươm. Và thông là ai, hỡi những hàng thông lặng im kia?

Thì bởi những hàng thông lặng im kia đã lặng im ngàn đời trên đầu, giữa những bon chen, giữa những trái ngang, giữa những cơ cực, giữa những ngờ vực, giữa những trầm tích mà tôi từng nghĩ thông hóa san hô… Đời thông là những tiếng thì thào vi vu… Là gì ư? Là “kiếp sau xin chớ làm người”…

Thành phố này đẹp vì thông? Đừng ai cãi nhảm với tôi điều đó! Nhưng thành phố này cũng buồn vì thông? Cũng lại đừng ai tranh luận với tôi điều đó. Bởi vì sao? Chẳng vì sao hết, bởi vì thông luôn luôn im lặng. Mà sự im lặng tội nghiệp khiến cho đôi lúc tôi đã có cảm giác: hàng thông kia, cây thông kia như những người đàn ông bị phụ tình…

Ở nơi xứ thông, ở nơi vi va vi vu vi vút kia, thành phố đôi lúc ôm cái dấu lặng thật to trong những khuông nhạc thật nhỏ mà ngân nga cả những “đồi thông hai mộ”. Hình như những dấu lặng ấy, những quãng lặng ấy đã trỗi lên những thung lũng tình, những thung lũng yêu, những thung lũng của bao dung. Và sự bao dung chói chang nhất luôn luôn là sự bao dung im lặng. Khi ấy tôi nhận ra vẻ đẹp tuyệt vời của đàn ông.

Một buổi chiều lãng đãng mưa bay, nhìn những đôi tình nhân dắt dìu nhau ngang qua xứ thông, tôi lãng xẹt qua một vài điệu nhạc u buồn “thành phố nào vừa đi đã mỏi”. Kỳ lạ thay, con người chúng ta lại ưa chuộng những thứ buồn tê tái, những vẻ đẹp tê tái, những lời yêu thương tê tái… Đứng trong thứ chiều cũng tê tái đang đưa đẩy những vẻ đẹp ủy mị lên đôi môi em, bất giác tôi lại nhớ đến người thiên cổ với câu thơ trác tuyệt:

“Kiếp sau xin chớ làm người

Làm cây thông đứng giữa trời mà reo”

Thông luôn là sự vận động, một dòng vận động nhiều chiều trong sự lặng im. Những vẻ đẹp lặng im chưa bao giờ chết! Và thành phố này đã sống động vì thông đến nhường nào?

Đêm đổ xuống đồi thông, những đồi thông bất tận, đứng trên ban công của một khách sạn hạng sang ở trung tâm thành phố Đà Lạt tôi nhìn ra cuộc đời ngoài kia. Và cuộc đời ấy là gì? Giữa những bàn tay ấm như than hồng mà người người đang đan vào nhau, giữa những cơn mưa vừa lướt qua hè phố mà những đôi môi chưa kịp bậm vào nhau, giữa những lời yêu thương vừa rơi rụng ở đâu đó nơi khu chợ đêm mà mỗi lần ghé Đà Lạt nhất định bạn phải đến, thì ngoài kia, nơi xa xa kia những hàng thông đang cô đơn…

Những hàng thông cô đơn, chúng cô đơn như những rặng san hô trong giấc mơ ngớ ngẩn thi ca của tôi. Mà hình như tôi đã tiên đoán trước một điều, dẫu có đi hết cuộc đời này tôi cũng chẳng bao giờ nói cho cạn vẻ đẹp của sự cô đơn. Một vẻ đẹp của thông, hay cũng là một vẻ đẹp của con người. Bởi thông là bao dung.

Hỡi em yêu! Cho ta quỳ dưới hàng thông kia một đêm sương giá. Núi non kia là bóng cả. Chẳng che chắn nổi một đời vi vu… Và đó là một sự nhiệm màu!

Bài liên quan
  • Người dệt văn trên cánh sóng
    Sau tập tản văn “Tháng Mười bẻ nắng sau lưng chiều” (Nxb Văn học, 2020) vào tháng 9 này, tác giả Hồ Huy lại tiếp tục ra mắt bạn đọc tập tản văn "Thấp thoáng đời nhau". Theo nhà văn Lê Minh, quản trị viên của diễn đàn Tản Văn Hay đồng thời là bạn văn tri kỷ của tác giả thì “Thấp thoáng đời nhau” của Hồ Huy chính là sự lựa chọn sáng suốt của những người yêu thích tản văn. Còn tôi, khi thao thức với những trang văn của anh, tôi lại hình dung anh như người dệt văn trên cánh sóng.
(0) Bình luận
  • Phượng tím vắt ngang trời thương nhớ
    Đến Đà Lạt vào ngày nắng chói, đôi mắt chị dõi tìm loài hoa gieo thương nhớ, phượng tím. Đà Lạt mùa nào sắc đó, đều là những loài đặc trưng của xứ sở ngàn hoa. Mùa dã quỳ vàng hoang hoải, mùa cỏ hồng bềnh bồng như mây, mùa hoa ban trắng tinh khôi, mùa anh đào ngọt ngào trong trẻo. Với chị, lưu luyến nhất vẫn là mùa phượng tím. Mùa này phượng rải sắc tím ngăn ngắt khắp đất cùng trời, gợi lên trong lòng xiết bao lưu luyến.
  • Phù sa đời cha
    Cha trầm lành như đất, tôi là con gái nhưng lại đáo để, nghịch ra trò. Vậy mà hai cha con lại bện nhau như hình với bóng.
  • Dáng quê
    Ai cũng có trong lòng một dáng hình quê hương để mà thương, mà nhớ. Với tôi, đó là hình dáng con đường đi học, của bụi tre làng thấp thoáng trong đêm trăng; là dáng mẹ gánh lúa trên đê hay dáng cha đang lom khom cày ruộng. Quê hương không chỉ là nơi ta được sinh ra và nuôi lớn, mà còn là nơi chan chứa nhiều kỷ niệm êm đềm của tuổi thơ.
  • Những mùa xuân nối tiếp
    Mùa xuân vẫn về qua cây cầu vắt ngang sông. Một khúc sông rộng đủ để những chuyến đò ngang bối rối, chênh chao. Khi không còn chở đò nữa, bóng người lái đò cứ thế xa dần, mờ dần phía cuối con đê. Bến đỗ, nẻo về ngoằn ngoèo, xa tít tắp. Ai đó còn gọi với: thầy ơi, u ơi. Chiếc lá rơi vào chiều lỗi hẹn. Quê và những mùa xuân nối tiếp làm xao động tấm chân tình.
  • Bà ngoại của tôi
    Bà ngoại tôi có dáng người gầy gầy, lưng bà hơi còng, tóc bà xen kẽ sợi đen, sợi bạc. Khuôn mặt bà nhiều nếp nhăn, nhưng khi bà cười, gương mặt bà vô cùng phúc hậu.
  • Trà Hương vị du ca
    Trong những tinh túy ẩm thực, trà là đồ uống mang hành trình gợi đầy chiêm nghiệm. Trà đến với người bởi nhớ, bởi duyên và bởi sự mê đắm của người, bảo tri kỷ thật chẳng sai.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Hiểu rõ hơn lịch sử Quốc Tử Giám dưới thời nhà Lý
    Tại Nhà Đông vu, khu Đại Thành thuộc Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội), những hiện vật được trưng bày thường xuyên với chủ đề “Quốc Tử Giám - Trường Quốc học đầu tiên” giúp du khách tìm hiểu rõ hơn về lịch sử Quốc Tử Giám dưới thời Lý.
  • Phát động Cuộc thi sáng tác tranh cổ động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô
    Sáng nay 9/5, Sở VH&TT Hà Nội phối hợp với Cục Văn hóa cơ sở (Bộ VHTT&DL) phối hợp Phát động Cuộc thi Sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô.
  • Giao hưởng Điện Biên - thành tựu mới của nhà thơ Hữu Thỉnh
    Chiến thắng Điện Biên là chiến thắng vĩ đại “lừng lẫy Điện Biên chấn động địa cầu” (Tố Hữu), làm rạng danh nước Việt trên thế giới “Nước Việt Nam từ máu lửa/ Rũ bùn đứng dậy sáng lòa” (Nguyễn Đình Thi). Ngày 7/5/1954, lá cờ Quyết chiến Quyết thắng tung bay trên nóc hầm tướng De Castriest, ngày 12/5 Bác Hồ đã có bài thơ dài đăng trên báo Nhân Dân: “Quân ta toàn thắng ở Điện Biên Phủ”. Rồi sau đó, Tố Hữu có bài thơ nổi tiếng “Hoan hô chiến sĩ Điện Biên”. Bên cạnh những tác phẩm thơ, Điện Biên còn được nhắc đến trong nhiều truyện ngắn, tiểu thuyết, các cuốn sách hồi ký, biên khảo…
  • Hội thảo Văn hóa năm 2024 khơi nguồn lực, tạo động lực phát triển thiết chế văn hóa
    Thông tin từ Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch, ngày 12/5 tại tỉnh Quảng Ninh, Ủy ban Văn hóa - Giáo dục của Quốc hội, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và tỉnh Quảng Ninh sẽ phối hợp tổ chức Hội thảo Văn hóa năm 2024 với chủ đề “Chính sách và nguồn lực cho phát triển thiết chế văn hóa, thể thao”.
  • Khai mạc Triển lãm Quốc tế chuyên ngành Y Dược Việt Nam lần thứ 31
    Sáng 9/5, Triển lãm Quốc tế chuyên ngành Y Dược Việt Nam lần thứ 31 – VIETNAM MEDI-PHARM 2024 đã chính thức khai mạc tại Cung Văn hoá Hữu nghị (số 91 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội).
Đừng bỏ lỡ
Những hàng thông lặng im
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO