Khắc khoải bến phà xưa

Tản văn của Hồ Huy| 14/11/2022 11:04

Chiều đã ngả sang thu. Thu đã úa sang đông. Đông đã hồng lên những đốm nắng khiến người ta phải thương nhau, nhớ nhau, yêu nhau. Lòng dạ tôi bồi hồi níu thị xã vào trong tầm mắt. Ánh ngày còn chưa tắt, trên những lối cũ nhộn nhịp người xe. Ở đâu đó câu kinh giáo đường đổ dài trên những mái vòm lớp học một thời. Ở đâu đó con vượn đen vẫn tru trơ tiếng hót trong vườn hoa thị xã. À mà không thị xã của tôi đã lên cấp thành phố tự lâu rồi...

ben-pha-tan-de(1).jpg

Buổi chiều cuối năm, dòng sông lặng tờ, những con thuyền bé nhỏ nép sâu vào khúc nắng. Người lái đò trầm ngâm nghiêng mình nghe sông vắng. Đâu đây đã mấy nhịp cầu. Ai đã từng ngang qua chẳng thể quên bến phà Tân Đệ, bến phà xưa đã khiến bao người mắt lệ, mỗi khi rục rịch quê hương.


Những khi giáp Tết vài chiếc phà nối đuôi nhau gồng gánh, người người, xe xe, nói nói, cười cười, tải lên hai đầu bến những niềm vui hạnh ngộ. Suốt cả thời sinh viên tôi đã quen với hình bóng những con phà và có một điều hình như ai cũng ngầm hiểu, khúc sông này, con phà này đã tạo ra sự giao thoa gắn kết giữa hai mảnh đất Thái Bình - Nam Định. Người dân ở hai đầu bến đôi khi đã chẳng biết mình thuộc về Nam Định hay Thái Bình, bởi một lẽ họ chung một khúc sông, chung một công việc, chung những niềm vui hay nỗi buồn và chung cả những hẹn ước lứa đôi...
Từ khi chiếc cầu Tân Đệ như một cánh tay vươn dài, từ khi những con phà giấu vào thương nhớ, từ khi mỗi độ qua đây niềm vui hay nỗi buồn thoáng ra cứ ngỡ, cầu xây những bình minh.


Thế nhưng hình như cây cầu nào cũng mang trên mình nó những tâm tư truyền kiếp, sự cô đơn ám ảnh từ khi là những con đò. Ngày trước, khi chỉ là bến phà nối giữa đôi bờ, mỗi dịp về quê, tôi lại bươn bả lòng mình vào khúc sông này, nhìn ra chung quanh dòng phù sa chín đỏ, nhìn ra đâu đây mắt em thơ ngây...


Cầu Tân Đệ như một bờ vai vạm vỡ của người đàn ông để cho dải tóc mềm và mượt của cô gái xuân thì ghé lên mỗi buổi chiều thưa vắng. Ơi, lại là những buổi chiều thưa vắng, những chiếc xe bon bon lấp lắng nhịp cầu. Người đi về đâu, sông trôi về đâu, mà sao yêu thương vời vợi. Xẹt mau. Chẳng còn đứng mà trông nhau.


Chẳng còn đứng mà thương nhau. Chẳng còn đứng mà chờ đợi nhau. Ngày xưa, phà đã sang cầu...
Cầu Tân Đệ với tôi cũng chẳng là một ngoại lệ, nó luôn ám ảnh về sự ra đi, sự trở về của biết bao lớp người. Giống như tôi biết bao lần ra đi từ bến sông này và cũng biết bao lần trở về từ cây cầu này. Nhưng với tôi, con phà cũ, khúc sông cũ và những bóng hình chưa bao giờ cũ không thể phai nhòa.
Năm ấy tôi chỉ là một cậu bé từ dưới trường huyện lên học ở trường phổ thông cơ sở chuyên thị xã Thái Bình. Một đứa nhà quê với bản tính rụt rè đã khiến cho mọi thứ chung quanh tôi ngày ấy đều trở nên mơ hồ, khó nắm bắt, tôi luôn tự nhủ lòng mình phải cẩn thận, im lặng mà ngắm nhìn mà học hỏi.


Trường của tôi ngày ấy lọt thỏm trong khu giáo dân, những lớp học bé xíu, những mái vòm lớp học cũng cong cong như những họa hình mà đã nhiều lần tôi an nhiên chân Chúa.
Tôi học chuyên văn, lớp toàn con gái, lớp 4 lớp 7 còn có 2 bạn trai nữa nhưng từ lớp 8 trở lên đến 12 thì tôi trở thành mì chính cánh. Đó cũng là lý do mà các thầy cô thường hay thiên vị bênh vực tôi trước đám con cháu Bà Trưng, Bà Triệu.
Vào trường mới, bạn mới, thầy cô mới, những lớp học mới, những con đường mới. Và chương trình học của lớp mới chạy trước hẳn với chương trình học lớp cũ 1 tháng nên tôi cứ phải vất vả đuổi theo. Cô Trần Tuyết Lan dạy toán luôn phải dừng lại giảng giải cho tôi trước sự khó chịu của mấy đứa con gái.


Vài ba câu chuyện tôi mặc cái áo len đỏ cũng thật khôi hài và đáng nhớ, nhưng có lẽ chuyện tôi kể dưới đây là chuyện đáng nhớ nhất nhưng lại chỉ có mình tôi thầm giữ kín trong tim mình bấy lâu.
Cuối năm lớp 8 nhà trường tổ chức cho học sinh chúng tôi đi thăm lăng Bác trong một ngày mưa rét. Tôi vẫn còn nhớ chuyến xe buổi sớm ấy đến đón chúng tôi khi con vượn trong vườn hoa thị xã vừa kịp trỗi lên thống thiết những dải âm thanh bình minh.


Xe đến bến phà Tân Đệ, chúng tôi phải dừng lại chờ phà khá lâu, màn sương chưa kịp tan giăng hai đầu bến như bảo ban những khói thơm nghi ngút từ hàng phở hàng xôi hai bên đường thản nhiên bay lên.
Tôi như một đứa gà tồ, còn chưa kịp biết phải móc tiền ra mua đồ ăn sáng, mắt còn lim dim nhoái ra phía bờ sông ồn ào ngoài kia ngắm nhìn chiếc phà đang sắp sửa cập bờ. Bỗng một bàn tay ấm vỗ lên vai tôi: Huy ơi, cô mua xôi cho con đây, ăn thứ này cho an toàn và chắc dạ. Con ăn đi nhé!


Tôi run run quay lại nhìn, thì đó chính là cô giáo dạy toán của tôi, cô Trần Tuyết Lan. Tôi chạm vào mắt cô, đôi mắt chứa chan tình thương của một người mẹ hiền.
Với sự hiểu biết của tôi ngày đó, với những gì tôi từng nghe ngày đó thì ngoài mẹ tôi ra chưa có một người đàn bà nào gọi tôi bằng con cả. Cách gọi xưng con của cô làm tâm hồn một đứa văn chương như tôi ôm những nhạy cảm vào lòng mà mến thương mãi, mãi...
Năm sau, năm sau, năm sau, nhiều năm sau... chúng tôi ai cũng lớn khôn và trưởng thành. Ngôi trường xưa với nhiều khung cửa mái vòm bên khu giáo dân chỉ còn là ký ức.


Tôi không còn là cậu bé nhút nhát năm nào. Cuộc đời đã dẫn tôi đi khắp nơi, đã dạy bảo tôi làm nhiều việc nên làm. Chỉ có một điều duy nhất tôi chưa làm nổi. Ấy là đừng làm một đứa vô ơn.
Thú thực trong nhiều hoàn cảnh éo le của cuộc sống, tiếng gọi “con” của cô đã kéo tôi trở lại là chính mình, trở lại một con người lương thiện như bản chất tôi vốn có. Đôi khi giữa cái sống và cái chết, giữa cái ác và điều tốt, giữa thiên lương và quỷ dữ hơi ấm của nắm xôi năm nào đã níu giữ đôi bàn chân tôi.


Vậy nhưng ngần ấy năm trôi qua hình như, lại là hình như, chỉ có một lần duy nhất tôi về thăm cô. Có nhiều lần tôi thầm nghĩ sau những thất bại ê chề, sau những lầm lạc của chính mình tôi có một ngày quay về để gọi cô một tiếng Mẹ! Nhưng điều ấy vẫn chưa xảy ra...
Một đêm cuối năm, tôi thả bộ trên cây cầu Tân Đệ. Gió sông từ thượng nguồn ồn ã chảy về. Những cây đèn khuya vàng lên những ánh sáng rộn ràng, nhưng chẳng thể khỏa lấp một nỗi buồn nhấm nha nhấm nhẳng. Tôi ngã vào sự cô đơn của chính mình. Dường như vừa có cuộc chia tay nào xảy ra nơi này. Dường như có cuộc hội ngộ vừa xảy ra nơi này. Dường như có những cái hôn vừa vỡ vụn nơi này?


Không phải. Chẳng có cuộc chia tay nào hết. Chẳng có cuộc hội ngộ nào hết. Chẳng có nụ hôn nào hết. Chỉ có những khắc khoải trong lòng về một bến phà cũ, một người thầy cũ, một đứa học trò cũ, một nắm xôi đã cũ. Nhưng tiếng gọi “con” của người thầy thì chẳng cũ bao giờ. Này tôi...!

Bài liên quan
  • Làng thổi thủy tinh
    Con đê trài chãi ngăn sông với làng, những bến đò bên sông vẫn đẹp như mơ và mát rượi.
(0) Bình luận
  • Yêu Hà Nội từ những trang văn
    Dẫu không sinh ra và lớn lên ở Hà Nội nhưng tôi yêu Hà Nội tha thiết. Tình yêu này có lẽ đã có trong tôi từ khi còn thơ bé. Thuở ấy, Hà Nội còn là giấc mơ xa xỉ với một đứa trẻ suốt ngày quanh quẩn bên ruộng đồng vườn tược, bên những dòng sông tít tắp miền Tây Nam Bộ xa xôi.
  • Cô giáo chủ nhiệm mới
    Ngày đầu tiên tới trường luôn là ngày hồi hộp nhất trong cả năm học. Nhưng đối với Hà, cứ nghĩ đến việc phải từ bỏ mọi sự thoải mái trong những ngày hè để lê người đi học là thấy ngại.
  • Có phải em, mùa thu…
    Bầu trời hôm nay như rộng hơn, mây như xanh hơn, gió như thanh mát hơn, mênh mang đến tận cùng. Gió cuối hạ lang thang đầu dãy phố, la đà trên vòm phượng xanh biếc còn sót lại những bông hoa cuối mùa bừng lên rực rỡ. Có phải em, mùa thu…!
  • Cơm cà muối mặn, rưng rưng ngày bão
    Đã hai ngày rồi, cơn bão ghé ngang qua nhà. Mẹ ngồi buồn bã trước thềm. Mưa gió, đàn vịt, đàn gà chẳng đi kiếm ăn được. Chúng nép mình dưới bụi chuối, co ro bởi đôi cánh đã ướt rượt. Đàn gà con nối đuôi nhau, lạc giọng tìm mẹ.
  • Nhớ những cơn mưa quê hương
    Đêm trời Âu, những tia chớp dọc ngang như xé toạc không gian thành trăm mảnh. Ngả nghiêng theo tiếng sấm là màn mưa lộp bộp, rì rào… rồi ào ào như thác đổ. Mưa mùa hạ. Đích thực là mưa mùa hạ...
  • Hương sen vương vấn sợi trà
    Những ngày còn công tác ở Hà Nội, ông ngoại tôi đã xin được giống sen Hồ Tây về trồng trong đám ruộng lầy cải tạo thành ao, bờ mòn dần hóa thành đầm sen đầu tiên ở bản. Những nhà hàng xóm ngắm bông sen to, đẹp thơm ngát một vùng thì đến xin vài ngó già.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • [Podcast] Bánh tẻ Cầu Liêu – Món ăn thấm hồn quê của làng Thạch xá
    Vùng đất xứ Đoài không chỉ nổi tiếng với những danh lam thắng cảnh, mà còn có nhiều món ăn ngon, trở thành nét văn hóa ẩm thực đặc trưng của xứ Đoài, trong đó có món Bánh tẻ. Bánh tẻ xuất hiện sớm tại 2 địa danh của vùng xứ Đoài xưa là Cầu Liêu (Thạch Thất) và Phú Nhi (Sơn Tây). Nếu như bánh tẻ Phú Nhi được gói bằng lá dong, lá chuối như nhiều loại bánh tẻ khác thì bánh tẻ Cầu Liêu so với những nơi khác là bánh được gói bằng loại lá đặc biệt – lá tre mai.
  • Bản hòa ca Hà Nội qua tranh vẽ
    70 tác phẩm đa dạng về chất liệu từ màu nước, ký họa, lụa, sáp dầu... với chủ đề về Hà Nội sẽ được giới thiệu tới công chúng tại Trung tâm thông tin triển lãm 93 Đinh Tiên Hoàng, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội từ 20/11 đến 28/11/2024.
  • Khai mạc triển lãm ảnh “Sắc màu các dân tộc Việt Nam”
    Chiều 18/11, tại Trung tâm Giám định và Triển lãm tác phẩm Mỹ thuật, Nhiếp ảnh (số 29 Hàng Bài, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội), Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) tổ chức khai mạc triển lãm ảnh “Sắc màu các dân tộc Việt Nam”.
  • Nghề dệt thổ cẩm truyền thống của người Mường được công nhận Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia
    Việc công nhận “Nghề dệt thổ cẩm của đồng bào dân tộc Mường xã Kim Thượng, xã Xuân Đài” là Di sản văn hóa phi vật thể cũng đánh dấu hướng phát triển du lịch gắn với bảo tồn văn hóa đặc trưng ở Phú Thọ.
  • Trưng bày chuyên đề “Hoàng đế Lê Thái Tổ - Người khai sáng vương triều Hậu Lê”
    Chào mừng Ngày Di sản Văn hoá Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024), sáng 18/11, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội, Ban Quản lý Di tích danh thắng Hà Nội tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề: “Hoàng đế Lê Thái Tổ - Người khai sáng vương triều Hậu Lê”. Phó Bí thư Thường trực Thành uỷ Nguyễn Văn Phong tới dự.
  • Khám phá Hà Nội qua triển lãm "Mười Bốn Art Show 2024"
    Triển lãm “Mười Bốn Art Show 2024” đang diễn ra tại không gian Aqua Art - Hanoi Aqua Central 44 Yên Phụ, Trúc Bạch, Ba Đình, Hà Nội.
  • Hang xóm Trại và Mái đá làng Vành chính thức nhận Bằng xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt
    Di tích khảo cổ Hang xóm Trại và Mái đá Làng Vành, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hoà Bình vừa được công nhận là Di tích quốc gia đặc biệt.
  • Ra mắt hai cuốn sách văn hóa Việt tại Trung Quốc
    Trong khuôn khổ của Tuần lễ Văn hóa sách Trung Quốc – Đông Nam Á 2024 được tổ chức tại Thành phố Nam Ninh (Trung Quốc), Công ty Cổ phần Văn hóa Chi (Chibooks) đã tổ chức lễ ra mắt sách “Vắt qua những ngàn mây” và “Người Hà Nội, chuyện ăn chuyện uống một thời” ấn bản tiếng Trung vào chiều 16/11. Đây là lần đầu tiên sách Văn hóa Việt được dịch ra tiếng Trung và được xuất bản chính thức tại Trung Quốc. Sự kiện do Công ty Cổ phần Văn hóa Chi và NXB Khoa học Kỹ thuật Quảng Tây đồng tổ chức.
  • Lễ hội thiết kế sáng tạo Hà Nội 2024 khẳng định thương hiệu “Thành phố sáng tạo”
    Tối 17/11, Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội 2024 “Giao lộ Sáng tạo” đã kết thúc với thành công ngoài mong đợi, tạo dấu ấn trong lòng nhân dân Thủ đô và du khách.
  • [Podcast] Quốc Tử Giám - Trường Đại học đầu tiên của Việt Nam
    Văn Miếu - Quốc Tử Giám là biểu tượng của “nguyên khí quốc gia”, nơi đây đào tạo sĩ tử và hơn thế nữa, là nơi tôn vinh nhân tài. Hiện nay, Di tích đặc biệt quan trọng này đang là nơi lưu giữ những hiện vật vô cùng giá trị: Bia Tiến sĩ là Bảo vật Quốc gia, Di sản tư liệu thế giới; Khuê Văn Các được chọn là Biểu tượng của Thủ đô Hà Nội…
Khắc khoải bến phà xưa
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO