Tôi trở về phố cũ vào một chiều thu se se lạnh. Bước chân tôi chầm chậm dừng nơi ngõ nhỏ xao xác gió, lác đác lá vàng rơi phủ đầy lên ký ức. Thấp thoáng trong chiều, bóng ai hao gầy sao giống dáng mẹ tôi đến thế. Thỉnh thoảng trên đường đời tấp nập, tôi lại bắt gặp vài bóng hình mảnh mai giống mẹ khiến lòng tôi không khỏi bâng khuâng. Bao nhiêu mùa thu đã trôi qua, tôi vẫn thẫn thờ tìm hình dáng mẹ giữa dòng đời hối hả.
Mẹ tôi - người con gái xứ đồng chiêm trũng Hà Nam có đôi mắt đẹp mà buồn thăm thẳm. Bà mang theo những câu ca dao đồng bằng Bắc Bộ đi lấy chồng bộ đội, làm dâu xứ Mường. Những năm tháng cha tôi xa nhà biền biệt một mình mẹ thân cò lặn lội, lo toan gánh gồng, nuôi đàn con thơ để cha tôi yên tâm công tác. Anh em tôi lần lượt lớn lên bằng những giọt mồ hôi mặn mòi, bằng lời ru ngọt ngào nhưng buồn da diết. Lời ru ấy mang theo cả nỗi cô đơn của mẹ. Khi hoàng hôn dần buông, từ trường trở về, hình ảnh mà tôi nhớ nhất là cái dáng nhỏ bé của mẹ hằn in bên bếp lửa chờn vờn. Chiều nào cũng vậy, mẹ luôn ngồi đó, thơm cùng những sợi khói mỏng tang vương vấn bay lên từ nắm rơm nếp, từ nồi cơm vừa chín tới để đợi các con trở về. Cái dáng nhỏ nhoi ấy luôn là điểm tựa ấm áp nhất của anh em tôi mỗi khi chiều buông.
Tôi nhớ dáng mẹ những chiều xuân mưa phùn lất phất bay. Cái dáng nhỏ nhoi in vào khoảng không trước hiên nhà. Bà vừa dõi ánh mắt về phương trời xa xăm vừa rủ rỉ kể chuyện. Câu chuyện của mẹ tôi xoay quanh ngôi làng nhỏ bên đình Tường Thụy cổ kính, trầm mặc, nghiêng nghiêng soi mình xuống làn nước trong veo của ao sen ngát hương. Nơi đó có những tháng ngày thơ ấu mẹ hạnh phúc lon ton theo bà ra đồng bới đất tìm khoai. Quê hương qua lời kể của mẹ hiện lên lung linh, êm đềm, dịu ngọt biết bao. Sau này lớn lên tôi mới hiểu đó là nỗi nhớ thương quê âm thầm, da diết của mẹ sau bao tháng năm dài xa nhà biền biệt. Là nỗi khắc khoải của những người con xa xứ mỗi khi nhắc về nơi chôn rau cắt rốn của mình.
Tôi nhớ dáng người gầy gầy của mẹ cắm cúi ngồi đan bên bậu cửa mỗi chiều đông. Ngày xưa, quê tôi nghèo lắm. Những tấm áo mỏng tang, bạc phếch, ngắn cũn cỡn được truyền từ anh sang em không che nổi thịt da con trẻ trong những ngày giá rét. Nhìn đám trẻ con trong xóm đứa chân trần, đứa phong phanh manh áo cộc, da thịt tím tái phơi ra trong gió rét mẹ tôi lại xót xa. Trời càng rét, mẹ càng thức khuya hơn. Đêm đêm, bà cặm cụi, cần mẫn bên ngọn đèn dầu tù mù, leo lét. Những cuộn len đủ màu và đôi que đan bố tôi vót từ cây tre đực già được bà nâng niu gìn giữ như báu vật. Mỗi lần ngồi đan, đôi bàn tay của bà thoăn thoắt như múa lượn trên đôi que đan bằng tre màu nâu đã lên nước bóng loáng. Từ đôi bàn tay ấy nào áo, nào tất, nào khăn choàng… chiếc màu xanh, chiếc màu đỏ, chiếc màu tím… cứ lần lượt hiện ra. Để hôm sau, những khăn, những áo đó lại ủ ấp, mang hơi ấm đến cho đám trẻ quê nghèo, xua đi buốt giá, giúp chúng tôi vượt qua những ngày đông lạnh lẽo.
Tôi nhớ da diết dáng mẹ tôi lui cui bên bếp lửa trong những ngày mưa dầm để làm món ngô bung cho anh em tôi. Mẹ tôi, người đàn bà chịu thương, chịu khó không chỉ giỏi đan lát mà bà còn nấu ăn rất ngon. Bà mang cả nỗi nhớ thương quê hương vào các món ăn của mình với đủ đầy màu sắc: Canh cá ngọt lịm thấp thoáng vài lát dọc mùng xanh nhạt, giòn sật sật, thơm mùi rau thìa là; canh cua mồng tơi xanh thẫm, mát lịm trưa hè; canh măng miến đậm đà hương vị núi rừng… Nhưng đi theo tôi suốt cuộc đời lại là món ngô bung của mẹ. Món ăn dân dã mà chứa chan tình thương yêu của bà đối với đàn con thơ dại. Món ăn mang đậm hương vị thôn quê nhưng cũng không kém phần cầu kỳ. Không phải ai cũng đủ kiên nhẫn để làm được món ngô bung vừa ngon, vừa dẻo vừa đậm đà hương vị như mẹ tôi. Món ngô bung thập cẩm của mẹ có những hạt ngô nếp trắng ngần, dẻo quánh. Điểm xuyết trong màu trắng đó là đậu đen tím thẫm và màu vàng ươm của đậu xanh. Không chỉ vậy, mẹ còn nuông chiều chúng tôi bằng cách phi một chút mỡ hành, rang chút muối lạc thơm lừng rồi rưới lên trên miệng bát. Vừa ngồi đếm những hạt mưa tí tách rơi bên hiên nhà, vừa nhẩn nha ăn ngô bung của mẹ là kỷ niệm không phai mờ trong ký ức thời thơ bé của tôi. Những hạt ngô béo ngậy, quyện với vị bùi bùi, thơm thơm của đậu xanh, đậu đen và muối lạc thấm vào ký ức, quyện vào thời gian. Dù xa mẹ bao năm rồi tôi cũng không thể nào quên được.
Bao năm tha hương nhưng tôi vẫn mang theo bóng dáng mẹ những chiều thu vàng ươm nắng. Hình bóng thân quen, mảnh mai mà vững chãi để tôi được tựa hồn mình vào mỗi khi lòng chênh chao, mỗi khi thấy cô đơn nơi xứ người. Nhớ những chiều thu đã rất xa, tôi ngồi bên mẹ lần nhổ những sợi tóc bạc phôi phai màu thời gian. Nhìn những sợi tóc bạc ngày một nhiều trên tay, lòng lại gợn lên nỗi lo lắng không nguôi. Lòng thầm mong thời gian trôi thật chậm để được bên mẹ nhiều hơn. Dẫu biết rằng sinh, ly, tử biệt là quy luật muôn đời, ai rồi cũng trải qua nhưng lòng cứ mong dù biết rằng không thể.
Rồi mẹ hóa mây trắng bay về hư không vào một chiều nắng vàng rời rợi bỏ lại bố con tôi bơ vơ, bỏ lại căn nhà quạnh quẽ, buồn hiu hắt. Bước chân tôi khi trở về chốn cũ bỗng thấy chông chênh. Còn đâu nụ cười của mẹ ấm như nắng chiều để mà sà vào dựa dẫm, để rì rầm kể muôn chuyện đời, chuyện người. Để rồi khi lòng vơi bớt chênh chao lại nhoẻn miệng cười chào mẹ trở về với nếp nhà nhỏ ven núi, trở về với đám học trò nghèo nơi điểm trường quanh năm mây mù bao phủ.
Mỗi lần trở về thăm quê ngoại, tôi lặng lẽ bước dọc triền đê nơi có hàng nhãn già trầm mặc, nghiêng mình soi bóng bên dòng sông chỉ để tìm lại bóng dáng thân thương của mẹ tôi thuở nào. Lặng lẽ ngồi bên hồ sen đình Tường Thụy, đẫm mình trong hương thơm ngạt ngào loang trong gió mà thả nỗi nhớ thương trôi theo nắng chiều. Bên kia sông, tiếng hát ru con ngọt ngào của người mẹ trẻ la đà giữa thinh không sao giống tiếng ru của mẹ tôi thuở nào.
“Ầu ơ…
Cái ngủ mày ngủ cho lâu
Mẹ mày đi cấy đồng sâu
chưa về…”
(Ca dao)
Cảnh vật vẫn còn đây, vẫn êm đềm, xinh đẹp mà người đã đi về tận nơi cuối trời. Để mỗi mùa thu về ngồi lặng ngắm những sợi nẳng vàng như tơ, lòng tôi lại hoang hoải nhớ mẹ da diết. Nỗi nhớ cứ khắc khoải, cứ cháy âm ỉ trong lòng. Đâu đây, hình bóng mẹ tôi vẫn như thấp thoáng trong khói sương để tôi mãi đi tìm.
Bình luận của bạn đã được gửi và sẽ hiển thị sau khi được duyệt bởi ban biên tập.
Ban biên tập giữ quyền biên tập nội dung bình luận để phù hợp với qui định nội dung của Báo.
Mùa ngô nếp, chẳng còn ai bảo chính xác nó đến vào mùa nào. Vì bây giờ quanh năm đều có ngô. Nhưng trong tâm trí tôi, một kẻ tha hương thì khác. Khi cơn gió heo may lùa vào da thịt đã biết tê biết cóng; khi những vạt nắng vàng, sớm nhạt màu lúc bóng chiều buông, đích thực mùa ngô nếp sẽ đến.
Mấy bữa nữa là giỗ bà ngoại rồi. Mẹ đã vội vàng từ Hà Nội về quê. Sáng, mẹ gọi điện báo: “Con à, xoài và vải đã chín cả rồi, mai Hoàn nghỉ về quê hái xoài và vải cho mẹ nhé!”... Vậy là một mùa quả chín lại về.
Những hàng thông đã lặng im từ lâu lắm. Như từ hóa thạch, như từ lòng đất, như từ đại dương, những đại dương san hô mà loài người đã vô tình quên lãng. Thông như là sự hóa thạch của những trầm tích ấy. Những trầm tích mà hôm nay, ngày mai, bất cứ khi nào có thể lại sẽ reo ca trong lòng bạn. Này hỡi em yêu! Và đó là một sự nhiệm màu!
Mắm cáy là món ăn dân dã từ bao đời nay gắn bó với người dân quê tôi như củ khoai nước, quả cà pháo... Mâm cơm nhà nông thời hợp tác xã thường có món rau khoai lang luộc, đĩa cá kho và bát nước mắm cáy (người dân thường vẫn gọi thân mật là nước cáy). Giản dị vậy thôi mà sao mỗi khi đi xa lại nhớ đến nao lòng.
Đã lâu rồi tôi không được thảnh thơi nằm đu đưa trên chiếc võng bên thềm nhà, nghe tiếng gió la đà vòm hoa khế tím. Những bông hoa khế li ti cứ hễ có cơn gió đi qua là rụng xuống, rải đầy trên bậc tam cấp đã xanh màu rêu.
Tháng Chín, ánh nắng nhẹ nhàng lướt qua khung cửa sổ, báo hiệu một mùa tựu trường nữa đã đến. Những cô cậu học trò lại háo hức chuẩn bị hành trang cho một năm học mới. Ở quê, những đứa trẻ lớn lên từ bùn đất, lấm lem.
Mùa ngô nếp, chẳng còn ai bảo chính xác nó đến vào mùa nào. Vì bây giờ quanh năm đều có ngô. Nhưng trong tâm trí tôi, một kẻ tha hương thì khác. Khi cơn gió heo may lùa vào da thịt đã biết tê biết cóng; khi những vạt nắng vàng, sớm nhạt màu lúc bóng chiều buông, đích thực mùa ngô nếp sẽ đến.
“Không gì ngoài cơn mưa” là tập truyện ngắn đầu tay của Triều Dương, một cây bút Gen Z đầy năng lượng sáng tạo và ngập tràn nhiệt huyết. Sách do Nxb Dân trí ấn hành, ra mắt năm 2023.
Đã có thời, khoảng thập niên đầu thế kỷ 21, giới viết văn Nghệ An có câu ca thân ái Nghệ An có mười nhà thơ: Thạch Quỳ là một Bích Ngơ là mười. Bích Ngơ là nhà thơ nữ Bích Nga, thuộc lớp nhà thơ sau Đổi Mới, bút pháp lạ, được bạn viết quý mến cả thơ lẫn người, xếp thứ mười là do cái vần của câu ca thôi, chứ đáng ra, xếp cao hơn đấy. Về Bích Nga xin nói ở bài khác. Bài này dành giới thiệu nhà thơ Thạch Quỳ, thuộc lớp nhà thơ chống Mỹ.
Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) với 13 nội dung liên quan đến nông nghiệp nhằm tháo gỡ khó khăn và tạo động lực để thành phố chủ động hơn trong việc thực hiện các chính sách và giải pháp phát triển nông nghiệp.
Chiều ngày 01/12, Trung tâm Thông tin du lịch (Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam) tổ chức Lễ khai mạc “Chương trình giới thiệu, trưng bày di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO công nhận gắn với phát triển du lịch vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi” tại Trung tâm Văn hóa Nghệ thuật (số 22 Hàng Buồm, quận Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội).
Diễn ra vào tối ngày 3/12/2023 tại Nhà hát lớn Hà Nội, VYO Grand Concert 2023 là buổi hòa nhạc đánh dấu một cột mốc quan trọng của Dàn nhạc giao hưởng trẻ Việt Nam (VYO) khi dàn nhạc tròn một năm tuổi.
Chiều 1/12, Hội Kiến trúc sư Hà Nội phối hợp với Sở Quy hoạch Kiến trúc Hà Nội tổ chức tọa đàm “Quy hoạch, kiến trúc nhà ở xã hội hiện tại và tương lai”. Nhiều vấn đề xoay quanh thực trạng, định hướng phát triển cũng như những giải pháp phát triển nhà ở xã hội của Thủ đô đã được các diễn giả tập trung bàn thảo.
Tuần lễ Âm nhạc Quốc tế Huế 2023 với chủ đề “Giai điệu bốn mùa” sẽ diễn ra từ 8 - 12/12 tại quảng trường Ngọ Môn (TP Huế) và sẽ có nữ nghệ sỹ đàn tranh, quán quân cuộc thi nhảy toàn Đông Nam Á“Super 24”, ban nhạc rock RedLight Band và nhóm nhảy Nine Family tham gia biểu diễn.
Vào dịp Tết dương lịch 2024, UBND tỉnh Điện Biên sẽ tổ chức Lễ hội Đua thuyền đuôi én lần thứ IX, Giải vô địch các CLB Dù lượn quốc gia lần thứ IV năm 2024 và Hội nghị quảng bá, xúc tiến du lịch tại thị xã Mường Lay.
Việt Anh, Thu Quỳnh cùng các diễn viên phim "Cuộc chiến không giới tuyến" đồng loạt thông báo tin nhận được bằng khen từ Bộ Quốc phòng vì những đóng góp cho bộ phim.
Sáng ngày 30/11, Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội tổ chức Hội nghị toạ đàm trực tuyến với chủ đề: “Triển khai thực hiện tiêu chí công nhận chuẩn đô thị văn minh và phát huy vai trò của hương ước, quy ước trong xây dựng đời sống văn hóa cơ sở trên địa bàn Thành phố". Hội nghị có sự tham gia của các điểm cầu tại 30 quận, huyện, thị xã trên địa bàn Thành phố.
Anh Tú - Diệu Nhi vẫn luôn là một trong những cặp đôi được quan tâm và yêu mến bậc nhất showbiz Việt, đặc biệt sau đám cưới đình đám hồi cuối năm 2022. Sau gần một thập kỷ gắn bó, cặp đôi này sẽ lần đầu tiên kết hợp trên màn ảnh rộng trong "Gặp lại chị bầu", dự kiến ra rạp dịp Tết Giáp Thìn 2024.
Đây là chia sẻ của đồng chí Trần Đức Hải, Thành ủy viên, Bí thư Huyện ủy Đan Phượng (Thành phố Hà Nội) với hơn 30 phóng viên, biên tập viên đang công tác tại các cơ quan báo chí Hà Nội.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành Quyết định số 3638/QĐ-BVHTTDL công bố thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực Di sản văn hóa thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.