Tản văn

Cầu Long Biên bắc qua miền yêu thương

Tản văn của Lê Minh 21:49 17/07/2025

Có đôi lúc tôi nghĩ, con người ta phải sống bao nhiêu cuộc đời mới đi hết được chiều dài thời gian, mới hiểu và cảm nhận đầy đủ lịch sử của cây cầu đầu tiên bắc qua sông Hồng, một cây cầu chạm vào ba thế kỷ. Cầu giống như con rồng khổng lồ uốn lượn trên cao với từng lớp vẩy thép đan xen, ngày đêm lặng lẽ bảo vệ người dân qua lại nơi dòng nước chảy xiết. Cây cầu ấy mang tên Long Biên, cây cầu bắc qua miền yêu thương.

untitled-3.jpg

Long Biên có nghĩa là “rồng giao nhau”. Theo truyền thuyết, một con rồng đã xuất hiện trên mặt sông Hồng từ khi vùng đất này hình thành, vào khoảng năm 627. Có lẽ vì thế mà cây cầu mang tên Long Biên, và được gọi trìu mến là “cầu Rồng” từ sau khi đổi tên vào năm 1945.

Cây cầu được khởi công xây dựng từ cuối thế kỷ XIX (12/9/1898) và khánh thành vào ngày 28/2/1902. Thời điểm đó, cầu Long Biên được ví như "Tháp Eiffel nằm ngang" với tổng chiều dài là 2.290 mét, được làm hoàn toàn bằng thép chất lượng cao, có 19 nhịp chính và 20 trụ lớn. Cầu do hãng Daydé et Pillé của Pháp thiết kế và thi công, mang đậm phong cách kiến trúc Pháp. Hơn một thế kỷ đã trôi qua, cây cầu vẫn đứng đó, sừng sững, trầm mặc giữa dòng chảy của thời gian.

Ban đầu, cầu mang tên Toàn quyền Đông Dương Paul Doumer, nhưng những người già như ông bà tôi thường gọi là cầu Sông Cái. Mãi đến năm 1945, khi thị trưởng Trần Văn Lai quyết định đặt lại tên cầu là Long Biên, cái tên ấy đã ở lại trong tâm trí người dân suốt gần một thế kỷ.

Khi còn nhỏ, tôi thường mặc định rằng cây cầu này dài lắm, dài hơn con số 2.290 mét rất nhiều. Dài đến nỗi đi từ đầu bên này Long Biên sang bên kia Hà Nội như bước vào một thế giới khác, cao sang và hiện đại. Kể cũng lạ, khi người ta yêu thương điều gì đó, giới hạn thường trở nên vô hình. Tiếng còi xe, dòng người nườm nượp qua lại, mọi thứ hoàn toàn khác với nhịp sống bên Gia Lâm nơi tôi ở. Tôi thường đi bộ qua cầu mỗi ngày sau giờ tan trường, rồi lại đi ngược về. Tôi thấy mình thích thú với điều ấy, dù biết chẳng để làm gì. Mỗi ngày, có khoảng 20 chuyến tàu chạy qua cầu. Hơn trăm năm, không biết đã có bao chuyến đã qua. Dòng sông trôi chưa giây phút nào dừng lại, đời người cũng vậy. Chỉ có cầu Long Biên là vẫn đứng yên - đứng yên cho người qua lại, đứng yên cõng nắng mưa, đứng yên như để giữ lại những gì thân thương nhất.

Tôi luôn nghĩ tuổi thơ mình vẫn còn ở đó, chỉ cần đi lên cầu thôi, vài bước chân là có thể cảm nhận được. Biết bao lần mẹ con tôi bịn rịn tiễn bố qua cầu lên đơn vị, rồi lại hân hoan đón bố trở về trong ngày đoàn tụ. Biết bao lần lũ trẻ chúng tôi lang thang qua cầu, chỉ để ngắm dòng người hay ghé chợ Đồng Xuân mua chung một món gì nho nhỏ rồi vui vẻ quay về. Chiếc cầu ấy đã chứng kiến bao câu chuyện yêu đương, bao lời hẹn hò. Những dấu tích của thời gian và cả những kỷ niệm của ai đó vẫn còn lưu ở đó. Tôi ngước lên, thấy nóc cầu cao chót vót. Tôi nhìn xuống, thấy lòng sông sâu thẳm phù sa.

Cầu chứng kiến bao người sớm khuya qua lại mưu sinh, chở bốn mùa yêu thương đến với Hà Nội. Có những khi sông Hồng vật vã chảy, ấy là lúc cây cầu như một người phụ nữ trở dạ trong đêm đầy gió, bởi gánh đè trĩu trên vai. Có bao lần sông miên man vặn mình trong cát, có lúc oằn lên vì bom đạn tàn phá, nhưng cây cầu vẫn sừng sững, hiên ngang.

Cầu Long Biên từng đi qua hai cuộc kháng chiến, là chứng nhân của những trang sử đau thương và hào hùng. Cầu đã đưa đón biết bao lượt người, vận chuyển bao chuyến hàng, và lặng lẽ góp mặt trong những dấu mốc lịch sử thiêng liêng: ngày độc lập mùng 2/9/1945, ngày giải phóng Thủ đô mùng 10/10/1954, ngày đất nước thống nhất mùng 30/4/1975. Trong chiến tranh chống Mỹ, cầu bị ném bom tới 14 lần, hỏng 16 nhịp, từng chia cắt, từng vỡ trụ, từng cong vênh. Nhưng rồi những người công nhân đường sắt gan dạ đã nối lại từng thanh ray, dựng lại từng nhịp cầu, để cây cầu một lần nữa ngẩng cao trong ngày toàn thắng 30/4/1975, hát khúc khải hoàn cùng dân tộc.

Với những ai thường xuyên qua cầu hay sống cạnh đó, có lẽ sẽ đủ gần để cảm nhận nhịp thở của nó. Cây cầu giờ đây đã cũ, nhuốm màu thời gian. Những thanh sắt hoen gỉ, những con ốc vít lỏng lẻo, đường ray mòn theo năm tháng. Nhưng với những người yêu cầu, họ vẫn tìm về như để tìm lại phần thanh xuân của mình. Tiếng xình xịch trên đường ray, tiếng còi tàu, mùi phù sa lẫn trong gió - tất cả vẫn thế, như chưa bao giờ thay đổi. Những trụ cầu vẫn bám chặt vào bề dày lịch sử, những người lặng lẽ qua lại vẫn bắc cho mình một cây cầu vô hình trong tâm tưởng, để mãi yêu thương.

Trong lòng những người yêu Hà Nội, cầu Long Biên là biểu tượng của sự bền bỉ, của vẻ đẹp cổ kính, của ký ức và lịch sử. Cầu là hiện thân của sự giao thoa văn hóa, là biểu tượng kiên cường và bất khuất của Thủ đô trong suốt thời kỳ kháng chiến. Dẫu không thể tránh khỏi sự xuống cấp, cầu Long Biên vẫn mang trong mình vẻ đẹp riêng, trầm lặng mà mạnh mẽ, cổ xưa mà thiêng liêng./.

Bài liên quan
  • Người đi về phía biển
    Khi biển sinh ra, tôi chưa biết hát. Khi biển lớn lên, em chưa biết khóc. Khi biển mặn mòi, thì đã có những dấu chân đi về phía biển. Biển ở phía đường chân trời, một nơi tưởng chừng như chưa từng có sự nhọc nhằn, vất vả. Bởi chân trời luôn luôn là ước mơ.
(0) Bình luận
  • Người đi về phía biển
    Khi biển sinh ra, tôi chưa biết hát. Khi biển lớn lên, em chưa biết khóc. Khi biển mặn mòi, thì đã có những dấu chân đi về phía biển. Biển ở phía đường chân trời, một nơi tưởng chừng như chưa từng có sự nhọc nhằn, vất vả. Bởi chân trời luôn luôn là ước mơ.
  • Bên thềm giếng cũ
    Chiều cao nguyên giăng giăng mây phủ, khói sương mờ ảo giữa thăm thẳm núi đồi, tiếng chim chíu chít gọi nhau về tổ trên nền trời rực ánh tà dương. Vạt sáng huyền hoặc cuối ngày ấy trở thành sợi chỉ mảnh dắt kẻ tha phương lần về miền nhớ.
  • Về ăn cơm mẹ nấu
    Chiều chậm trôi bên nhánh sông hiền hòa chảy êm dòng văn vắt. Mùa lúa chín đã qua còn lưu lại bao miết mải phù sa trên từng gốc rạ se sắt, hanh hao trồi lên khỏi mặt ruộng khô nứt.
  • Nhớ giàn nho của ngoại
    Sớm mai thức giấc, ánh nắng lọt qua khung cửa sổ, dịu dàng rơi trên bàn làm việc, lướt nhẹ lên những đồ vật quen thuộc: vài cuốn sách đang đọc dở, ly trà còn vương hơi ấm và... một chùm nho. Đưa mắt nhìn thật lâu vào chùm nho ấy, một cảm giác xao xuyến đầy mến thương y như vừa tìm được một người bạn cũ lâu ngày không gặp ùa về trong tôi.
  • Mùa về trên tay mẹ
    Kề má vào bàn tay mẹ, lòng tôi nghẹn ngào xót xa khi thấy từng vệt chai sần trên những đường nhăn chằng chịt nứt nẻ tựa trái na khô. Đôi tay mẹ bây giờ không còn khỏe, lập cập lẫn run run như buổi chiều hôm mòn vẹt vì nắng gió. Những mùa màng xưa cũ , những vệt trầm thăng đã quá nửa đời người lần lượt hiện lên trên đôi tay mẹ. Và ký ức tôi lại sụt sùi nhẩm đếm. Dẫu bốn mùa xuân - hạ - thu - đông đã neo sẵn vào đất trời nhưng mùa của mẹ còn ngổn ngang nhiều hơn cả thế.
  • Hương hoa mùa xuân tụ trong chén trà
    Năm nay mọi thứ dường như trôi qua chậm hơn, Lập Xuân rồi mà vẫn cứ rét ngọt và nắng hanh hao mãi. Phải đến qua Nguyên tiêu mới thấy lác đác mưa phùn cùng gió nồm ẩm thổi vào Giêng hai Bắc bộ. Chiều nay trà thất của tôi đón khách quý từ phương xa ghé thăm.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Trưng bày “Bút sắc, lòng son”: Tái hiện tinh thần, khí phách của người chiến sĩ cộng sản
    Sự kiện được tổ chức nhân kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2025), do Ban Quản lý Di tích Nhà tù Hỏa Lò tổ chức. Trưng bày diễn ra đến hết ngày 31/8/2025 tại Di tích lịch sử Nhà tù Hỏa Lò.
  • Phố Hàng Buồm - Không gian di sản giữa lòng thành phố sáng tạo
    Nằm trong lòng khu phố cổ Hà Nội, phố Hàng Buồm không chỉ là nơi lưu giữ những di sản quý giá của Thăng Long xưa mà còn là minh chứng sinh động cho sự hòa quyện giữa bảo tồn văn hóa và phát triển du lịch trong bối cảnh thành phố đang vươn mình trở thành đô thị sáng tạo. Giữa dòng chảy hiện đại hóa và đô thị hóa nhanh chóng, Hàng Buồm trở thành một mô hình điển hình cho việc phát huy giá trị di sản để hướng tới phát triển bền vững, vừa gìn giữ cốt cách văn hóa, vừa mở ra những trải nghiệm độc đáo cho khách du lịch.
  • Hội Liên hiệp VHNT Hà Nội tổng kết 6 tháng đầu năm 2025: Tiếp tục ổn định tổ chức, đẩy mạnh hoạt động chuyên môn
    “Đổi mới phương thức hoạt động, phát huy năng lực hội viên, nâng cao chất lượng sáng tác là yêu cầu tất yếu để Hội Liên hiệp VHNT Hà Nội đồng hành cùng Thủ đô trong giai đoạn phát triển mới”, NSND Trần Quốc Chiêm - Chủ tịch Hội nhấn mạnh tại Hội nghị tổng kết công tác 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2025 do Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật (VHNT) Hà Nội tổ chức sáng 16/7/2025.
  • Phường Tùng Thiện: Lan tỏa truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”
    Nhân kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 27/7/2025), Đảng ủy – HĐND – UBND - Ủy ban MTTQ Việt Nam phường Tùng Thiện (TP. Hà Nội) đã, đang tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa, tri ân người có công với cách mạng, các đối tượng chính sách, qua đó lan tỏa truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
  • Shophouse Thương phố Vinhomes Wonder City: Đón trọn sinh khí, đón đầu cơ hội tăng giá tại Tây Hà Nội
    Nằm ngay trên các trục giao thương huyết mạch, dòng shophouse Thương phố 120m² tại Vinhomes Wonder City không chỉ đón trọn vượng khí từ vị thế phong thuỷ hiếm có mà còn là tài sản chiến lược cho nhà đầu tư muốn tích luỹ giá trị bền vững và khai thác thương mại dài hạn tại Tây Hà Nội.
Đừng bỏ lỡ
Cầu Long Biên bắc qua miền yêu thương
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO