Con đê trài chãi ngăn sông với làng, những bến đò bên sông vẫn đẹp như mơ và mát rượi.
Con đê trài chãi ngăn sông với làng, những bến đò bên sông vẫn đẹp như mơ và mát rượi. Những bụi tre dưới chân đê và ngay cả tên những bến đò cùng những nghi thức của lễ hội xuân của những làng xã ven đê cho người làng niềm tự hào khiến khách vãng lai phải cảm thán rằng “làng đẹp như cổ tích”.
Một trong những làng bên sông ấy là làng Hoàng Xá, xã Thống Nhất, huyện Thường Tín, TP. Hà Nội. Làng nhỏ không thuần nông mà có nghề thổi thủy tinh. Thổi thủy tinh bằng miệng thành phẩm có bọt như xưa hay trong vắt theo yêu cầu của khách hàng hôm nay, sản phẩm nhỏ như cái “tăm phong đèn”, cái “cóng” cho chim cảnh ăn, hay to hơn như cái chao đèn, cái bình hoa thì cũng vẫn được thổi theo đúng nghĩa của nó đều được thổi thủ công. Thổi bằng hơi của những người làm nghề, những người thợ trong làng.
Cho dẫu những thịnh suy của nghề đã và đang trải qua thì những xưởng lớn nhỏ trong làng bễ vẫn nổi lửa, có những người thợ vẫn đau đáu với nghề với tình cảm đặc biệt “nghề chọn người”, “ruộng bề bề không bằng nghề trong tay”. Một nghề đặc biệt, sản phẩm ra đời trong một khoảnh khắc với sự kết hợp hài hòa, trọn vẹn của khối óc, bàn tay và hơi thở. Một nghề mà người ngoài nhìn vào sẽ “hốt hoảng” vì tay người thợ kia đang cầm vào thủy tinh nóng chảy loãng như nước và người thợ đã “sai khiến” được chất lỏng ấy bằng cách của “phù thủy”.
Hiện giờ ở làng Hoàng Xá nghề không còn thịnh như xưa, dân làng cũng đã có nghề khác để mưu sinh cùng với canh nông, nhưng tiếng tăm của nghề này vẫn còn, vẫn còn đơn hàng đặt đi xa - gần và thế là “bễ” của những người thợ bám trụ với nghề vẫn được nhen nhóm. Một trong số những người bám nghề phải nói là kiên cường là anh Đặng Văn Thọ, người làng Hoàng Xá.
Từ khoảng 70 năm về trước nghề thổi thủy tinh về đến cái làng nhỏ bên sông Hồng này, người trong làng làm, bố của anh Thọ cũng làm. Khoảng hơn 10 tuổi cậu bé Thọ biết nghề như lẽ đương nhiên. Nghe lỏm chuyện người lớn, mơ về những pha lê của người Tây nhưng cậu Thọ vẫn mải chơi khăng, chơi bi cùng chúng bạn mà bỏ việc nhà.
“Bi ve ngãnh khế” về tay đám trẻ con nhà quê như thể điều kì diệu, còn thủy tinh Hoàng Xá ngày ấy vẫn đầy bọt, xấu và thô kệch. Cái đèn dầu chân cập kênh, cái cốc méo mó, cái “tăm phong đèn” (bóng đèn) thắp lên tù mù. Nhưng khách xa gần vẫn về cất buôn đi mọi chợ, còn theo đường sông đi rất xa theo cánh cất buôn đến những miền đất mà người làng cũng chưa từng đến. Bao năm có nghề người làng không đói. Thủy tinh Hoàng Xá có tiếng từ đó, góp mặt cho đất trăm nghề Hà Tây.
Khi nghề thịnh, cả làng làm nghề. Bễ nhà ai cũng đỏ lửa, thổi ra tiền. Người làng nói thế, người trong vùng cũng đều nói thế, đúng quá!
Xã hội phát triển, điện về sáng khắp xóm thôn, “tăm phong đèn’’ và đèn dầu ế là đương nhiên. Cùng với đó, cơ chế thị trường đưa hàng cùng chủng loại nhập khẩu từ nhiều nguồn về đến chợ làng vừa rẻ vừa phong phú chủng loại hơn nhiều, làng nghề lao đao, người làm nghề phải tính việc khác là lẽ đương nhiên. Nhưng ai đã từng làm nghề thì vẫn nhớ, ơn nghề mà gia đình cũng đã xây được nhà gạch, nuôi được con cái khôn lớn. Hàng hóa cạnh tranh, tay mình thua sản phẩm công nghệ cao nên đành chịu chứ nếu còn đơn, còn việc thì bố con, anh em trong nhà, trong họ vẫn còn bảo được nhau làm nghề.
Tính thế, nhưng rồi hàng nhập khẩu ùn ùn chiếm thị trường vô cùng bắt mắt. Nghề suy chỉ còn vài xưởng trụ lại. Thọ vẫn nhớ những viên bi lấp lánh. Anh giữ những xưa cũ và quyết tâm giữ nghề. Anh bền bỉ, kiên trì, ngay cả khi không có đơn đặt hàng thì cũng bệt bễ làm cho đỡ nhớ, thổi những sản phẩm mình thích. Anh nghĩ còn ruộng, không chết đói được, nên canh nông sẽ nuôi nghề lúc khốn khó này và cái tăm phong đèn còn cần, thì thổi còn ra tiền lẻ.
Thọ thổi. Đã mấy lần thay bễ. Thọ thổi các thể loại hàng đặt. Từ những cái ống nghiệm dụng cụ y tế cho đến những vật dụng trang trí nội thất. Từ cái bóng đèn nhỏ cho đến cái bóng đèn bão, lọ hoa. Cũng có khi Thọ thổi theo ý nghĩ, sở thích của mình, thổi cho đỡ nhớ tiếng lửa reo bễ...
Chẳng có nghề nào kì lạ thế này. Khi nhiệt độ cả 1000 đến 1200 độ, thủy tinh lỏng, bị bàn tay, hơi thở và sự sáng tạo của chủ nhân sai khiến trở nên ngoan ngoãn vô cùng. Chỉ sau khoảnh khắc hơi thở điều tiết ấy, thủy tinh mang diện mạo, mang hồn vía. Thọ làm được và thành công. Làng nghề còn là bởi người như Thọ, thủy tinh handmade chưa hết sóng gió, nhưng có chỗ đứng. Làng nghề chưa bao giờ chết.
Thọ hiểu giản dị, giời không phụ người, nghề không phụ người. Thọ làm nghề mưu sinh, đủ trang trải, cùng vợ nuôi 5 con trai.
Thọ hoàn thiện được đơn hàng cho khách, Thọ biến ước mơ của họ thành hiện thực. Thọ góp phần để công trình hoàn hảo. Thọ làm hiện diện một vật dụng để mắt người chạm đến, tâm hồn bỗng mênh mang.
Anh Đặng Văn Thọ - người kiên trì, bền bỉ giữ nghề thổi thủy tinh.
Làng nghề thịnh suy đi qua mấy thế hệ. Mấy ai nghĩ, có ngày cái bọt thô, lỗi kia lại được chào đón. Cái bóng đèn trang trí mỏng dính, hình bất kỳ không phải nhập khẩu mà xuất phát từ bễ, từ lò, từ hơi thở mạnh nhẹ của Thọ thổi thủy tinh - Hoàng Xá.
Xứ Việt, văn hiến, văn vật từ cội nguồn rồng tiên bao giờ mạch nguồn làng xã cũng vô cùng quan trọng. Cho đến bây giờ cũng luôn được người làng bồi đắp. Thọ thổi thủy tinh cũng là một người làng nghề có đầy đủ những phẩm chất đáng quý cần cù sáng tạo, giữ nghề... góp phần làm nên tên xã, tên làng góp phần làm nên bản sắc quê hương.
Bình luận của bạn đã được gửi và sẽ hiển thị sau khi được duyệt bởi ban biên tập.
Ban biên tập giữ quyền biên tập nội dung bình luận để phù hợp với qui định nội dung của Báo.
Năm nay mọi thứ dường như trôi qua chậm hơn, Lập Xuân rồi mà vẫn cứ rét ngọt và nắng hanh hao mãi. Phải đến qua Nguyên tiêu mới thấy lác đác mưa phùn cùng gió nồm ẩm thổi vào Giêng hai Bắc bộ. Chiều nay trà thất của tôi đón khách quý từ phương xa ghé thăm.
Ngày Tết, tôi có hứng thú đi tìm miền cỏ nước. Từ thuở bé đến bây giờ vẫn nguyên một mong ước giản dị mà xa xôi ấy. Ví von một chút là được vị thần thiêng liêng của Tết năm đó mừng tuổi cho một hình sắc cánh đồng vào xuân. Ngẫm thế, chợt thấy nếu được trải mình vào cánh đồng đang dâng lên tràn chảy sắc xuân ấy, thật sẽ là một món quà trang trọng, lịch lãm và cải biến diệu kỳ.
Hương xuân chạm vào cánh cửa thời gian, phố dài lên áo mới cũng là lúc đông rời đi chẳng bỏ quên gót mùa. Trong tiếng cựa mình của chồi non, xuân hòa cùng vào nỗi nhớ, dư âm Tết xưa cất gọi yêu thương. Tôi là đứa trẻ rất thích Tết, thích không khí chộn rộn, tất bật vui tươi những ngày cận Tết. Mùi Tết, hương vị Tết cứ len lỏi vào trong lòng tôi suốt những năm tháng tuổi thơ.
Chọn cho mình một góc quán cà phê ngoài trời, tôi nhìn dọc theo Phố sách Hà Nội. Vài ba người có lẽ là khách du lịch đang thích thú chụp ảnh và lựa sách, thi thoảng so vai, sửa lại khăn choàng khi có cơn gió ngang qua.
Ngoài kia, gió mùa Đông Bắc ào ạt tìm về, bập bùng trên mái tôn, hun hút luồn vào khe cửa. Những chiếc lá cuối thu lặng lẽ buông mình. Đất trời hanh hao đón một mùa đông mới. Chị em tôi chui ra khỏi chăn chờ mẹ tìm quần áo ấm.
Chiều. Làn gió se lạnh vời vợi dọc theo những con phố. Gió về cuốn đi cái oi nồng của những ngày nắng hanh hao. Bỗng vòng xe vô tình rẽ vào phố cũ. Lâu lắm không về phố, hình như đã không còn cảm giác thân thuộc ngày nào. Phố cũ hiện ra trước mặt là lạ, quen quen…
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa có văn bản trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt “Đề án bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh, tỉnh Nghệ An giai đoạn 2026 – 2030” (sau đây gọi là Đề án).
Tối 31/3, tại Landmark 81 (TP.HCM) đã diễn ra sự kiện ra mắt bộ phim 'Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối'. Bộ phim tái hiện cuộc sống và quá trình chiến đấu của những du kích ở Củ Chi trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ.
Trong thơ ca Việt Nam, hình tượng người mẹ không chỉ mang ý nghĩa sinh thành, dưỡng dục mà còn là biểu tượng của sự hi sinh thầm lặng, lòng bao dung vô hạn và những giá trị văn hóa truyền thống bền vững.
Ngày 1/4, tại Trường Đại học Anh Quốc Việt Nam (BUV) đã tổ chức lễ khánh thành giai đoạn 2 của khuôn viên học xá tại Ecopark với tổng vốn đầu tư dự kiến 165 triệu USD. Sự kiện đánh dấu bước tiến quan trọng trong cam kết cung cấp môi trường học tập đẳng cấp quốc tế cho sinh viên Việt Nam và quốc tế.
Sau hơn hai tháng triển khai, Cuộc thi tìm hiểu 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025) do Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam và Trung ương Đoàn chỉ đạo tổ chức đã nhận được 966.528 bài dự thi.
Tour đêm “Tiếng chuông Trấn Vũ” tại Di tích Quốc gia đặc biệt đền Quán Thánh (quận Ba Đình) dự kiến chính thức vận hành, đón du khách vào tháng 8/2025.
Nghệ sĩ Xuân Hinh cho biết, ông vui vì MV Bắc Bling đạt hơn 100 triệu view trên YouTube. Ông tham gia vào MV để động viên lớp trẻ làm nghệ thuật với một tinh thần mới.
Đây là lần thứ 11 giải thưởng diễn ra, với Ban giám khảo gồm các các đại diện chuyên môn của Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam. Giải ảnh cũng góp phần quảng bá thêm về hình ảnh thiên nhiên, đất nước, con người, đặc biệt các di sản vật thể và phi vật thể của Việt Nam.
Từ ngày 1/4 đến ngày 4/5, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam sẽ diễn ra các hoạt động tháng 4 với chủ đề "Sắc màu văn hoá các dân tộc Việt Nam", sự kiện góp phần hưởng ứng tôn vinh Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam (19/4).
Thực hiện Kết luận của Ban Bí thư Trung ương Đảng về việc tổ chức Tổng kết 50 năm nền văn học, nghệ thuật Việt Nam sau ngày đất nước thống nhất (tại Công văn số 7907-CV/VPTW, ngày 18/9/2023 của Văn phòng Trung ương Đảng), Ban Tuyên giáo Trung ương ban hành Kế hoạch tổ chức các hoạt động Tổng kết 50 năm nền văn học, nghệ thuật Việt Nam sau ngày đất nước thống nhất (30/4/1975-30/4/2025).
Công ty Sách Liên Việt vừa ra mắt bạn đọc cuốn sách song ngữ "Lan hài Việt Nam – Vẻ đẹp quyến rũ của tự nhiên" của tác giả Chu Xuân Cảnh. Đây là công trình đầu tiên dành toàn bộ nội dung để giới thiệu về lan hài tại Việt Nam.
Ngày 31/3, tại Bảo tàng Hùng Vương, thành phố Việt Trì, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Phú Thọ và tỉnh Vĩnh Phúc đã tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề “Văn hóa Hùng Vương trong dòng chảy văn minh sông Hồng”.
Ngày 4-4-2025 (tức ngày 7-3 Âm lịch) tới đây, UBND Quận Long Biên sẽ tổ chức lễ đón nhận bằng xếp hạng "Di tích lịch sử cấp Thành phố" với hai di tích đình Gia Thượng và đền Rừng. Đây là 2 trong số 17 di tích vừa được UBND TP Hà Nội xếp hạng danh hiệu trên. Cùng với đó là khai mạc lễ hội truyền thống phường Ngọc Thụy