Danh thắng & Di tích Hà Nội

Đình Tuân Lề (huyện Đông Anh)

Sơn Dương (t/h) 24/07/2023 19:33

Đình Tuân Lề thuộc thôn Tuân Lề, xã Tiên Dương, huyện Đông Anh, Hà Nội.

Thôn Tuân Lề trước đây có tên nôm là Cửa Ải, cái tên gợi nhớ đến vùng đất này một thời là cửa ngõ phía tây nam thành Cổ Loa của vua Thục An Dương Vương.

Đình Tuân Lề thờ Thành hoàng làng là Lý Nam Đế, một nhân vật lịch sử có nhiều công lao đóng góp cho sự nghiệp giải phóng dân tộc. Thần tích rằng: Vua họ Lý huý Bôn (hay còn gọi là Lý Bí) người Thái Bình, Long Hưng, vua có tài văn võ, trước làm quan cho nhà Lương, khi gặp loạn trở về Thái Bình. Bấy giờ các thú lệnh tàn bạo, hà khắc, người lấn ấp, cướp biên giới, vua dấy binh đánh đuổi, xưng là Lý Nam Đế đặt quốc hiệu Vạn Xuân đóng đô ở Long Biên. Khi Trần Bá Tiên đem quân xâm lược nước Vạn Xuân, trong một lần tiến quân đi qua Đông Ngàn, Nam Đế đã cho nghỉ đóng quân ở trang Tuân Lề, một đêm được 2 vị nữ thần của làng là Ả Nương và Ả Đê ngự ở miếu làng báo mộng âm phù giúp nước. Hôm sau, vua lấy 30 trai tráng trong làng làm gia thần đi đánh giặc. Sau khi thắng trận trở về vua đã ban phong 2 vị âm phù là công chúa gia phong hiệu là Tuệ Tĩnh phu nhân. Sau khi vua mất, dân làng theo lệ phụng thờ Lý Nam Đế cùng 2 vị nữ thần làm thành hoàng làng và giữ nguyên phong tục đến ngày nay.

Đình Tuân Lề toạ lạc trên khu đất cao, thoáng đãng ở vị trí trung tâm của làng. Ngôi đình có kiến trúc không lớn, được bố cục hài hoà trong một không gian rộng thoáng, các nếp nhà cổ ẩn mình dưới những tán cây cổ thụ quanh năm xanh tốt tạo cho di tích một vẻ đẹp thâm nghiêm, huyền bí. Kiến trúc của đình còn bảo lưu những nét đẹp độc đáo riêng so với các kiến trúc tôn giáo khác. Nó được khẳng định qua sự tồn tại của các mảng chạm khắc trên cốn nách, đầu dư, rường cốn, bẩy hiên mang phong cách nghệ thuật TK XIX - XX. Nhà Tiền tế xây kiểu tường hồi, bít đốc được trang trí các hình tứ linh, tứ quý mang đậm phong cách kiến trúc đình làng Việt Nam thời Nguyễn.

Bộ sưu tập hiện vật trong di tích hiện còn rất phong phú, đa dạng các di vật được chạm khắc tinh xảo mang giá trị thẩm mỹ cao với các đề tài quen thuộc như: Tứ linh quần hội, phượng vũ, hổ phù, rồng mây, qua đó người nghệ nhân đã gửi gắm những ước mơ nguyện vọng của mình cầu mong mưa thuận giá hoà, dân khang vật thịnh. Đặc biệt 3 đạo sắc phong thần triều Lê là nguồn sử liệu quý giá cho công tác nghiên cứu lịch sử, phong tục tập quán của làng quê Việt.

Lễ hội làng Tuân Lề được tổ chức vào ngày 6 tháng giêng âm lịch, đây là dịp gặp gỡ sum họp của những người con xa quê mỗi khi tết đến xuân về. Lễ hội làng được tổ chức với nghi lễ trang nghiêm, sau lễ tế thần là lễ rước kiệu thánh. Lễ vật cúng thánh là các sản phẩm nhà nông như xôi nếp, thủ lợn, gà trống, hoa quả bốn mùa. Phần hội có tổ chức các trò chơi dân gian như cờ tướng, chọi gà, kéo co, du tiên, hát thờ cửa đình...

Với những giá trị về lịch sử, kiến trúc, nghệ thuật, năm 2006 đình Tuân Lề được UBND thành phố Hà Nội ra quyết định và cấp bằng công nhận di tích lịch sử, kiến trúc nghệ thuật./.

Theo Hà Nội Danh thắng và Di tích tập 02

Bài liên quan
(0) Bình luận
  • Bảo tàng Mỹ thuật ở giữa làng quê (huyện Ba Vì)
    Xứ Đoài là một vùng đất tối cổ - vùng địa văn hoá, địa thi hoạ - nơi mà con người có thể trải nghiệm đời mình trong hệ sinh thái tự nhiên của vùng đất, đi qua những truyền thuyết, cổ tích, để từ đó tạo nên tâm tính, giọng nói đặc trưng của con người xứ Đoài. Nắng và gió, núi và sông xứ Đoài đã gợi cảm hứng sáng tác cho một Tản Đà, một Quang Dũng và nhiều thi nhân, hoạ sĩ: từ Tô Ngọc Vân, Nguyễn Gia Trí đến Sĩ Tốt, Nguyễn Tiến Chung, Nguyễn Tư Nghiêm, Nguyễn Sáng... và những thế hệ văn nghệ sĩ sau này, ở họ đều có những sáng tác xuất sắc về xứ Đoài.
  • Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày (huyện Phú Xuyên)
    Đi khắp các vùng miền của Tổ quốc, những cựu tù binh Phú Quốc đã sưu tầm kỷ vật, di vật, tranh ảnh có liên quan đến các nhà tù trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược mà đồng đội và các ông đã trải qua. Hơn 20 năm kiếm tìm và góp nhặt, Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày, do chính những người cựu tù năm xưa thành lập là những minh chứng chân thực về một thời oanh liệt và hào hùng của dân tộc.
  • Bảo tàng Quê hương phong trào chiếc gậy Trường Sơn (huyệnỨng Hoà)
    Hoà Xá là một làng quê nằm sát bờ tả sông Đáy, thuộc vùng ven chiêm trũng Khu Cháy. Nơi đây sớm có phong trào cách mạng ngay từ những năm 1930, là hậu phương trung thành của cuộc kháng chiến chống Pháp. Trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Hòa Xá được xem là quê hương của phong trào động viên thanh niên lên đường “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” và câu chuyện huyền thoại “chiếc gậy Trường Sơn”.
  • Khu Cháy, Bảo tàng Khu Cháy - một địa chỉ đỏ về truyền thống đấu tranh cách mạng ở Ứng Hoà, Phú Xuyên
    “Khu Cháy” là thuật ngữ để nói về một khu du kích trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp gồm 22 xã ở phía nam huyện Ứng Hoà và tây huyện Phú Xuyên, Hà Nội.
  • Bảo tàng Tổng cục II (quận Hoàng Mai)
    Toạ lạc tại số 322 đường Lê Trọng Tấn, quận Hoàng Mai, Hà Nội trên khuôn viên rộng 3.500m2, gồm 2 tầng nhà và phần trưng bày ngoài trời, Bảo tàng Tổng cục II hiện lưu giữ 5.830 hiện vật, trong đó có nhiều hiện vật quý hiếm gắn liền với cuộc đời hoạt động của nhiều chiến sĩ tình báo xuất sắc của Quân đội nhân dân Việt Nam. Với chức năng phục vụ công tác nghiên cứu, tham quan học tập, giáo dục truyền thống, Bảo tàng Tổng cục II chính thức được Bộ Văn hoá - Thông tin công nhận nằm trong hệ thống các bảo tàng cấp 2 toàn quân.
  • Bảo tàng Binh chủng Thông tin (quận Ba Đình)
    Bảo tàng Binh chủng Thông tin thuộc loại hình bảo tàng lịch sử chuyên ngành quân sự, là thể chế văn hoá, có chức năng bảo quản và trưng bày các sưu tập về lịch sử Binh chủng Thông tin liên lạc nhằm phục vụ nhu cầu nghiên cứu, giáo dục, tham quan và hưởng thụ văn hoá của cán bộ, chiến sĩ trong Binh chủng và nhân dân, bạn bè quốc tế.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Khai mạc hoạt động nghiên cứu, trao đổi về bảo tồn và phát huy giá trị di sản giữa Hà Nội và Bắc Kinh
    Trong khuôn khổ hợp tác về lĩnh vực di sản văn hóa, Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội phối hợp với Trung tâm Quản lý Công viên Bắc Kinh, Văn phòng Ban quản lý Cung điện Mùa hè tổ chức Lễ Khai mạc hoạt động nghiên cứu, trao đổi về bảo tồn và phát huy giá trị di sản giữa Hà Nội và Bắc Kinh, bao gồm: Triển lãm “Thăng Long - Hà Nội: Di sản kết nối và hội tụ” và Tọa đàm “Bắc Kinh- Hà Nội, kết nối phát huy giá trị di sản” tại Khu di sản thế giới Di Hòa Viên (Bắc Kinh). Đây là hoạt động bên lề nhân chu
  • Lan tỏa tinh thần yêu chuộng hòa bình, đoàn kết, phát triển của tuổi trẻ Thủ đô
    Chào mừng Kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024) và các ngày lễ, kỷ niệm quan trọng trong năm 2024, UBND Thành phố Hà Nội sẽ tổ chức “Festival Thanh niên quốc tế lần thứ III năm 2024” với nhiều hoạt động văn hóa nghệ thuật đặc sắc, hấp dẫn thể hiện tinh thần yêu chuộng hoà bình, đoàn kết, hữu nghị và phát triển của tuổi trẻ Thủ đô.
  • Ấn tượng sinh viên trường múa biểu diễn trong kỳ thi tốt nghiệp
    Học viện Múa Việt Nam đã tổ chức Chương trình thi Tốt nghiệp trình độ Trung cấp vào 3 ngày 14/5 đến 16/5 vừa qua với những nội dung thi như: múa cổ điển Châu Âu, múa dân gian dân tộc Việt Nam, múa đương đại,…
  • Lấp lánh gốm sứ Bát Tràng
    “Trước khi về, nhớ sang Bát Tràng mua cho mẹ bộ bát đĩa nhé!”. Nghe lời dặn của mẹ, ký ức một thuở hiện về và nỗi nhớ căn nhà kỷ niệm cứ xốn xang trong tôi. Nơi đó có mẹ đang móm mém mỉm cười chờ tôi. Thấy con về, nhất định mẹ sẽ hỏi “Có sang Bát Tràng không?”. Tôi sẽ đùa “Nhà thiếu gì bát đĩa mà mẹ cứ phải Bát Tràng!”. Mẹ sẽ mắng yêu “Đấy là tôi dặn mua sắm cho anh em anh đấy chứ. Thi thoảng các con về đây ăn uống đầy nhà đầy cửa không vui sao!”... Càng nghĩ, ký ức càng cuộn lên khôn nguôi, trong đó có những hình ảnh rất quen thuộc trong nhà tôi – một gia đình miền núi nhưng đậm đặc hơi hướng một miền đất đồng bằng nổi tiếng - Bát Tràng.
  • Vinamilk & Quỹ Sữa Vươn Cao Việt Nam lần thứ 17 thêm nhiều bữa có sữa cho trẻ em
    Năm 2024, Quỹ Sữa Vươn Cao Việt Nam và Vinamilk tiếp tục hành trình năm thứ 17, dành tặng 630.000 hộp sữa cho gần 8.000 trẻ em có hoàn cảnh khó khăn khắp cả nước. Không chỉ mang “niềm vui uống sữa” cho hàng trăm nghìn trẻ em, chương trình đã tiếp thêm sức mạnh cho nhiều em nhỏ theo đuổi ước mơ, hoài bão của mình.
Đừng bỏ lỡ
Đình Tuân Lề (huyện Đông Anh)
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO