Danh thắng & Di tích Hà Nội

Đình Trung Kính Hạ (quận Cầu Giấy)

Sơn Dương (t/h) 31/07/2023 16:11

Di tích đình Trung Kính Hạ hiện thuộc tổ 8, phường Trung Hoà, quận Cầu Giấy, Hà Nội.

dinh-lang-trung-kinh-ha.jpg
Đình làng Trung Kính Hạ

Trung Kính vốn là vùng đất cổ có lịch sử tạo dựng lâu đời. Trung Kính trước kia là một xã riêng gồm hai thôn Trung Kính Thượng và Trung Kính Hạ. Nhân dân Trung Kính lấy nông nghiệp đa canh làm nguồn sống. Ngoài ra nhân dân thôn Thượng, thôn Hạ còn có nghề cổ truyền làm tăm tre, đũa tre, hương đen, hương trầm, xạ, hương vòng...

Các bản thần phả của Hộ Nhi hương (xã Trung Hoà) cho biết đời Hùng Vương thứ 18, các tướng của vua Hùng như Hùng Công Nộn và Phan Tây Nhạc đã đến đóng quân ở khu vực này.

Theo cuốn ngọc phả hiện còn lưu lại tại đình do Hàn Lâm viện Đông các Đại học sĩ Nguyễn Bính phụng soạn vào năm Hồng Đức nguyên niên và được sao lại dưới triều vua Lê Hy Tông năm thứ 5, niên hiệu Long Đức thì đình Trung Kính Hạ thờ vị thành hoàng là Hùng Công Nộn - một nhân vật sống vào thời Hùng Vương thứ 18. Hùng Công Nộn đã cùng Tản Viên sơn thần ra trận chống giặc Phán giành thắng lợi, được vua Hùng Duệ vương phong cho Hùng Công chức Bảo Tước hầu và phong cho xã Kính Chủ là Hộ Nhi hương, ban thưởng vàng bạc, châu báu. Khi Hùng Công Nộn qua đời vua phong ông là Quốc Vương Đại thần, cho giúp dân Trung Kính Chủ lập miếu phụng thờ.

Thời vua Lê Đại Hành, đem quân đi đánh giặc, qua đền Kính Chủ làm lễ cầu đảo, thắng trận trở về vua liền phong mỹ tự cho thần là Vạn Cổ phúc thần, dữ quốc đông hưu, lại gia phong Uy Dũng đại thần. Đến thời Cao Thái Tổ hoàng đế khởi nghĩa Lam Sơn khi tiến quân đến Kính Chủ, mật đảo ứng nghiệm, thắng trận trở về lên ngôi hoàng đế vua gia phong thần là Linh Ứng Hùng Lược. Các đời vua Thái Tông, Nhân Tông, Thánh Tông, Hiển Tông, Tuế Tông, Chiêu Tông, Trang Tông triều Hậu Lê đều sắc phong thờ ngài.

Hiện nay chưa tìm thấy tài liệu nào ghi chép lại một cách chính xác niên đại khởi dựng của di tích. Song căn cứ vào khối kiến trúc vật chất hiện còn và hệ thống di vật, đặc biệt là đạo sắc mang niên hiệu Cảnh Hưng thứ 28 (1767) có thể đoán định ngôi đình được khởi dựng vào khoảng thời Lê và được trùng tu nhiều lần vào thời Nguyễn.

Người Trung Kính thờ thần Hùng Công Nộn và Lê Đại Hành ở đình, coi như một trung tâm hội tụ đoàn kết cộng đồng để bảo vệ xây dựng xóm làng. Hiện nay, đình được xây theo hướng tây trong một khuôn viên rộng thoáng. Đình có quy mô kiến trúc khang trang toạ lạc ở giữa khu trung tâm cư trú của làng. Các hạng mục kiến trúc của đình được bố cục hài hoà, đăng đối, thống nhất với nhau trong một không gian văn hóa tĩnh lặng của làng quê Việt Nam. Trước đình có ao hình bán nguyệt theo thế phong thuỷ.

Hiện nay, di tích còn bảo lưu được hệ thống các di vật phong phú về thể loại và chất liệu: sắc phong thời Lê Trung hưng, 17 đôi câu đối, 3 hương án, kiệu long đình, kiệu bát cống, đỉnh đồng, 5 tấm bia đá, một bia niên hiệu Vĩnh Trị (1676 - 1680), ba bia niên hiệu Bảo Đại 5 (1930) và một bia dựng năm niên hiệu Thành Thái 19 (1907), một chuông đồng đúc vào thời Nguyễn...

Đình Trung Kính Hạ đã được UBND thành phố Hà Nội xếp hạng di tích lịch sử, kiến trúc nghệ thuật năm 2008./.

Theo Hà Nội Danh thắng và Di tích tập 02

Bài liên quan
  • Đình, chùa Tương Mai (quận Hoàng Mai)
    Đình Tương Mai ở làng Tương Mai, quận Hoàng Mai, Hà Nội, hiện nay ở số nhà 13 phố Nguyễn Đức Cảnh, phường Tương Mai, quận Hoàng Mai, Hà Nội.
(0) Bình luận
  • Bảo tàng Mỹ thuật ở giữa làng quê (huyện Ba Vì)
    Xứ Đoài là một vùng đất tối cổ - vùng địa văn hoá, địa thi hoạ - nơi mà con người có thể trải nghiệm đời mình trong hệ sinh thái tự nhiên của vùng đất, đi qua những truyền thuyết, cổ tích, để từ đó tạo nên tâm tính, giọng nói đặc trưng của con người xứ Đoài. Nắng và gió, núi và sông xứ Đoài đã gợi cảm hứng sáng tác cho một Tản Đà, một Quang Dũng và nhiều thi nhân, hoạ sĩ: từ Tô Ngọc Vân, Nguyễn Gia Trí đến Sĩ Tốt, Nguyễn Tiến Chung, Nguyễn Tư Nghiêm, Nguyễn Sáng... và những thế hệ văn nghệ sĩ sau này, ở họ đều có những sáng tác xuất sắc về xứ Đoài.
  • Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày (huyện Phú Xuyên)
    Đi khắp các vùng miền của Tổ quốc, những cựu tù binh Phú Quốc đã sưu tầm kỷ vật, di vật, tranh ảnh có liên quan đến các nhà tù trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược mà đồng đội và các ông đã trải qua. Hơn 20 năm kiếm tìm và góp nhặt, Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày, do chính những người cựu tù năm xưa thành lập là những minh chứng chân thực về một thời oanh liệt và hào hùng của dân tộc.
  • Bảo tàng Quê hương phong trào chiếc gậy Trường Sơn (huyệnỨng Hoà)
    Hoà Xá là một làng quê nằm sát bờ tả sông Đáy, thuộc vùng ven chiêm trũng Khu Cháy. Nơi đây sớm có phong trào cách mạng ngay từ những năm 1930, là hậu phương trung thành của cuộc kháng chiến chống Pháp. Trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Hòa Xá được xem là quê hương của phong trào động viên thanh niên lên đường “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” và câu chuyện huyền thoại “chiếc gậy Trường Sơn”.
  • Khu Cháy, Bảo tàng Khu Cháy - một địa chỉ đỏ về truyền thống đấu tranh cách mạng ở Ứng Hoà, Phú Xuyên
    “Khu Cháy” là thuật ngữ để nói về một khu du kích trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp gồm 22 xã ở phía nam huyện Ứng Hoà và tây huyện Phú Xuyên, Hà Nội.
  • Bảo tàng Tổng cục II (quận Hoàng Mai)
    Toạ lạc tại số 322 đường Lê Trọng Tấn, quận Hoàng Mai, Hà Nội trên khuôn viên rộng 3.500m2, gồm 2 tầng nhà và phần trưng bày ngoài trời, Bảo tàng Tổng cục II hiện lưu giữ 5.830 hiện vật, trong đó có nhiều hiện vật quý hiếm gắn liền với cuộc đời hoạt động của nhiều chiến sĩ tình báo xuất sắc của Quân đội nhân dân Việt Nam. Với chức năng phục vụ công tác nghiên cứu, tham quan học tập, giáo dục truyền thống, Bảo tàng Tổng cục II chính thức được Bộ Văn hoá - Thông tin công nhận nằm trong hệ thống các bảo tàng cấp 2 toàn quân.
  • Bảo tàng Binh chủng Thông tin (quận Ba Đình)
    Bảo tàng Binh chủng Thông tin thuộc loại hình bảo tàng lịch sử chuyên ngành quân sự, là thể chế văn hoá, có chức năng bảo quản và trưng bày các sưu tập về lịch sử Binh chủng Thông tin liên lạc nhằm phục vụ nhu cầu nghiên cứu, giáo dục, tham quan và hưởng thụ văn hoá của cán bộ, chiến sĩ trong Binh chủng và nhân dân, bạn bè quốc tế.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Thủ đô Hà Nội đã đạt được những kết quả khá toàn diện trên hầu hết các lĩnh vực
    Đây là một trong những nội dung được Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng nhấn mạnh trong bài phát biểu tại Lễ kỷ niệm 100 năm Ngày sinh Đồng chí Đào Duy Tùng (20/5/1924 – 20/5/2024, nguyên Thường trực Ban Bí thư, quê quán xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, TP. Hà Nội) diễn ra sáng 13/5.
  • Đảng bộ và Nhân dân Hà Nội noi gương đồng chí Đào Duy Tùng để viết tiếp những trang sử hào hùng của Thủ đô
    Sáng 13/5, Thành ủy – Hội đồng Nhân dân - Ủy ban Nhân dân - Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 100 năm Ngày sinh Đồng chí Đào Duy Tùng (20/5/1924 – 20/5/2024) – nguyên Thường trực Ban Bí thư, người cộng sản kiên trung, nhà lý luận xuất sắc của Đảng ta trước, trong thời kỳ đầu đổi mới.
  • Ngỡ ngàng Phùng Khắc Bắc, một chấm xanh
    hùng Khắc Bắc sinh năm 1944, tên khai sinh là Phùng Khắc Toàn. Anh tham gia quân đội từ 1966 đến 1988 và được biết đến như một cây bút văn xuôi.
  • Tàu cao tốc TP.HCM - Côn Đảo chính thức hoạt động
    Tàu cao tốc từ TP.HCM đi Côn Đảo xuất phát từ Cảng Sài Gòn - Hiệp Phước (Nhà Bè) 3 chuyến/tuần, xuất phát lúc 7h sáng, thời gian di chuyển hết khoảng 4 giờ đồng hồ sẽ đến nơi.
  • Một ngày với Hồ Tây
    10 giờ đêm, nhận được tin nhắn từ một người bạn cũ: “Hò hẹn mãi cuối cùng em chẳng đến/Chỉ sợ ngày xuân vội vã đi rồi. Xin lỗi phải nhại thơ Hoàng Nhuận Cầm để chuyển tải hết những mong ngóng của anh. Mai là chủ nhật, có rảnh để về Hà Nội với anh không?”. Tôi phì cười. Hò hẹn từ đầu năm sẽ lên thăm anh, nhờ anh làm hướng dẫn viên du lịch một vòng Thủ đô, vậy mà gần 6 tháng trôi qua, lời hẹn vẫn chưa thành hiện thực. Tôi nhìn lịch, nhắn cho anh: “Mai em rảnh, em lên nhé!”. Ngay lập tức anh trả lời: “OK nhé, anh đợi em!”.
Đừng bỏ lỡ
Đình Trung Kính Hạ (quận Cầu Giấy)
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO