Danh thắng & Di tích Hà Nội

Chùa Vĩnh Trù (quận Hoàn Kiếm)

Sơn Dương (t/h) 19/09/2023 15:42

Nằm ở khu vực trung tâm buôn bán sầm uất của 36 phố phường Hà Nội cổ, của kinh đô Thăng Long xưa, chùa Vĩnh Trù nổi lên với một Tam quan sừng sững. Chùa hiện ở số nhà 59 phố Hàng Lược, phường Hàng Mã, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

chua-vinh-tru-hk.jpg
Chùa Vĩnh Trù

Trước đây, vào thời Lê, chùa thuộc đất thôn Phủ Từ và thôn Vĩnh Trù, tổng Hậu Túc, huyện Thọ Xương, phủ Phụng Thiên. Thời Nguyễn thuộc tổng Đồng Xuân, sau đổi là phố Hàng Lược.

Chùa Vĩnh Trù thờ “Tứ vị Hồng Nương”, “Tam toà Thánh Mẫu” và các đức Phật. Về “Tứ vị Hồng Nương”, truyền thuyết cho rằng: “Tứ vị” đều là cung phi trong triều nhà Tống (Trung Quốc). Gặp năm nhà Tống bị giặc đánh phá, vua tôi thua chạy. Bốn mẹ con chạy giặc về đến vùng biển, nhờ một nhà sư cứu thoát. Nhà sư thấy bà mẹ là Hoàng phi xinh đẹp nên trêu ghẹo. Bà cự tuyệt, nhà sư xấu hổ đâm đầu xuống biển tự vẫn. Bốn mẹ con biết không sống được và cảm ơn nhà sư cứu sống trước đây, cũng nhảy xuống biển chết theo. Xác 4 người trôi dạt tới cửa Càn Hải (Nghệ An). Dân vớt lên chôn cất, lập đền thờ gọi là “Đền Cờn tứ vị”.

Các bà hoá thành âm phù cho dân. Dân miền sông biển thường đặt bàn thờ “Tứ vị” trong khoang để cầu yên sóng gió. Đời Trần, “Tứ vị” giúp các vua đánh tan giặc Nguyên - Mông nên càng thiêng liêng. Có nhiều nơi lập đền thờ “Tứ vị”. Riêng ở Hà Nội dọc sông Hồng và sông Tô có 10 nơi thờ “Tứ vị Hồng Nương”.

Về sự tích “Tam Thánh Mẫu”, sách Các nữ thần Việt Nam lược ghi: Bà chúa Liễu là con vợ chồng Lê Thái Công người thôn An Hải, Vân Cát, Thiên Bản, Sơn Nam Hạ (nay là huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định) tên là Giáng Tiên (cũng là Quỳnh Nương, con gái út của Ngọc hoàng). Năm 21 tuổi, người đã sinh một con gái rồi không bệnh mà mất. Người về trời đổi tên là Liễu Hạnh và được Ngọc hoàng thương gia cảnh lại cho giáng trần giúp chồng chăm con. Sau đó thoắt biến không trung đi mây về gió, chu du khắp nơi, trừ gian, giúp thiện. Có lần vua đi qua đền thờ Bà, thấy giầy được thay mới, nhân đó gọi là “đền Phủ Giầy”. Có lần đến Lạng Sơn giúp bộ Phùng Khắc Khoát sứ thành công. Lần thứ 3 xuống trần mang theo hai thị nữ xuống Phố Cát, vua Lê Huyền Tông cho là quái, liền phá chùa thờ Bà. Sau dân bị dịch mới tâu lên vua và cho lập lại miếu. Vua phong sắc là Nữ Hoàng công chúa. Bà lại giúp vua thắng giặc nên được gia phong là Chế thắng Hoà Diệu đại vương.

Bà chúa Thượng Ngàn là con của thần Tản Viên, là người tuyệt sắc và tài nghệ, được các vị thần núi non quyến luyến. Bà được phong là Thượng Ngàn công chúa, cai quản 81 cửa rừng cõi Nam Giao, trở thành Bà Chúa rừng xanh. Bà hai lần hiển linh âm phù cho tướng sĩ nhà Lý đánh thắng giặc Tống và tướng sĩ nhà Trần đánh thắng giặc Nguyên. Báo mộng cho Lê Lợi, Nguyễn Trãi trong cuộc kháng chiến chống quân Minh tại trận Sách Phản, Mường Yên, Chí Linh. Các triều đại đều có sắc phong để tạ ơn thần là đức Thánh Mẫu Thượng Ngàn.

Bà Mẫu Thoải là con Lạc Long Quân cho giao quản lãnh sông biển nước Nam, dinh cơ sở sông Nguyệt Đức. Là một trong các bà thần biển là Tam Giang công chúa được nhân dân gọi là Mẫu Thoải (nước) giúp nhân dân trong việc chống lũ lụt... Ở Thăng Long đời Lê Vĩnh Tộ, Mẫu Thoải giúp nhân dân khỏi nạn lụt ở sông Nhị tràn đê Yên Phụ. Đời Lê Thánh Tông, Mẫu Thoải âm phù cho quân nhà vua thoát trận cuồng phong ở vùng Phú Xuyên, Kim Bảng. Sau đó, vua phong tặng là Thượng đẳng thần, lấy hiệu là Nguyệt Nga công chúa và được coi là thần mẫu của thuỷ cung.

Hiện nay, chùa Vĩnh Trù không còn tư liệu nào xác định cụ thể về niên đại khởi dựng. Theo sách Đường phố Hà Nội của Nguyễn Vinh Phúc cho biết chùa Vĩnh Trù ra đời khoảng thế kỷ XIX, được thờ “Tứ vị Hồng Nương”. Qua các tư liệu trong dân gian và nhà sư trụ trì chùa cho biết: chùa Vĩnh Trù trước đây gọi là đình Vĩnh Trù, có từ lâu đời, làm nơi hội họp của các cụ bô lão trong làng. Thời Pháp thuộc, đình được tu sửa, đổi là đền Vĩnh Trù. Sau đó gọi là chùa Vĩnh Trù thờ Phật. Năm 1950, chùa Vĩnh Trù bắt đầu có sư trụ trì và được trùng tu lớn, xây thêm nhà giữa (Tam bảo) và nhà khách phía ngoài.

Hiện nay, chùa bao gồm các công trình: Cổng tam quan theo kiểu nghi môn, chùa chính với 3 nếp nhà theo hình chữ “tam”, biểu hiện Thiên - Địa - Nhân.

Trong Hậu cung của chùa còn có câu đối về “Tứ vị Hồng Nương”:

“Hương hoa thiên thu âm dục Tống

Phong ba nhất mộng mặc phù Trần”

Dịch nghĩa:

“Ngàn năm hương hoả ơn nhờ Tống

Một mộng phong ba vẫn giúp Trần”.

Một Chùa Vĩnh Trù còn giữ lại một số di vật như: sắc phong, ngai thờ bài vị, tượng Phật, câu đối... và những đồ đồng đạt giá trị nghệ thuật cao. Chùa Vĩnh Trù trước đây là đền Vĩnh Trù, nằm trong khu phố cổ của kinh thành Thăng Long, bên bờ phía đông của sông Tô Lịch. Thời Nguyễn, đây là nơi tập trung các nhà sản xuất lược chải đầu. Cuối thế kỷ XIX trở thành chợ Hoa ngày tết. Trong những ngày Hà Nội kháng chiến chống thực dân Pháp, phố Hàng Lược là giới tuyến phía tây của Liên khu I. Chùa Vĩnh Trù được chọn làm cơ sở của cuộc chiến đấu, là nơi diễn ra đánh phá ác liệt, và cũng là địa điểm cấp cứu thương bệnh binh...

Chùa Vĩnh Trù đã được Bộ Văn hoá và Thông tin xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật năm 1994./.

Theo Hà Nội Danh thắng và Di tích tập 02

Bài liên quan
  • Chùa Tăng Non (huyện Phúc Thọ)
    Chùa Tăng Non có tên chữ là Chân Linh tự, thuộc thôn Tăng Non, xã Thanh Đa, huyện Phúc Thọ, ngoại thành Hà Nội, cách trung tâm Thủ đô khoảng 40km về phía tây.
(0) Bình luận
  • Bảo tàng Mỹ thuật ở giữa làng quê (huyện Ba Vì)
    Xứ Đoài là một vùng đất tối cổ - vùng địa văn hoá, địa thi hoạ - nơi mà con người có thể trải nghiệm đời mình trong hệ sinh thái tự nhiên của vùng đất, đi qua những truyền thuyết, cổ tích, để từ đó tạo nên tâm tính, giọng nói đặc trưng của con người xứ Đoài. Nắng và gió, núi và sông xứ Đoài đã gợi cảm hứng sáng tác cho một Tản Đà, một Quang Dũng và nhiều thi nhân, hoạ sĩ: từ Tô Ngọc Vân, Nguyễn Gia Trí đến Sĩ Tốt, Nguyễn Tiến Chung, Nguyễn Tư Nghiêm, Nguyễn Sáng... và những thế hệ văn nghệ sĩ sau này, ở họ đều có những sáng tác xuất sắc về xứ Đoài.
  • Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày (huyện Phú Xuyên)
    Đi khắp các vùng miền của Tổ quốc, những cựu tù binh Phú Quốc đã sưu tầm kỷ vật, di vật, tranh ảnh có liên quan đến các nhà tù trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược mà đồng đội và các ông đã trải qua. Hơn 20 năm kiếm tìm và góp nhặt, Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày, do chính những người cựu tù năm xưa thành lập là những minh chứng chân thực về một thời oanh liệt và hào hùng của dân tộc.
  • Bảo tàng Quê hương phong trào chiếc gậy Trường Sơn (huyệnỨng Hoà)
    Hoà Xá là một làng quê nằm sát bờ tả sông Đáy, thuộc vùng ven chiêm trũng Khu Cháy. Nơi đây sớm có phong trào cách mạng ngay từ những năm 1930, là hậu phương trung thành của cuộc kháng chiến chống Pháp. Trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Hòa Xá được xem là quê hương của phong trào động viên thanh niên lên đường “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” và câu chuyện huyền thoại “chiếc gậy Trường Sơn”.
  • Khu Cháy, Bảo tàng Khu Cháy - một địa chỉ đỏ về truyền thống đấu tranh cách mạng ở Ứng Hoà, Phú Xuyên
    “Khu Cháy” là thuật ngữ để nói về một khu du kích trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp gồm 22 xã ở phía nam huyện Ứng Hoà và tây huyện Phú Xuyên, Hà Nội.
  • Bảo tàng Tổng cục II (quận Hoàng Mai)
    Toạ lạc tại số 322 đường Lê Trọng Tấn, quận Hoàng Mai, Hà Nội trên khuôn viên rộng 3.500m2, gồm 2 tầng nhà và phần trưng bày ngoài trời, Bảo tàng Tổng cục II hiện lưu giữ 5.830 hiện vật, trong đó có nhiều hiện vật quý hiếm gắn liền với cuộc đời hoạt động của nhiều chiến sĩ tình báo xuất sắc của Quân đội nhân dân Việt Nam. Với chức năng phục vụ công tác nghiên cứu, tham quan học tập, giáo dục truyền thống, Bảo tàng Tổng cục II chính thức được Bộ Văn hoá - Thông tin công nhận nằm trong hệ thống các bảo tàng cấp 2 toàn quân.
  • Bảo tàng Binh chủng Thông tin (quận Ba Đình)
    Bảo tàng Binh chủng Thông tin thuộc loại hình bảo tàng lịch sử chuyên ngành quân sự, là thể chế văn hoá, có chức năng bảo quản và trưng bày các sưu tập về lịch sử Binh chủng Thông tin liên lạc nhằm phục vụ nhu cầu nghiên cứu, giáo dục, tham quan và hưởng thụ văn hoá của cán bộ, chiến sĩ trong Binh chủng và nhân dân, bạn bè quốc tế.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • TP. Hồ Chí Minh trưng bày 17 Bảo vật quốc gia
    Từ ngày 29/6 đến 10/8/2025 tại Bảo tàng Lịch sử TP Hồ Chí Minh sẽ diễn ra trưng bày chuyên đề “Bảo vật quốc gia - Những kiệt tác di sản”.
  • Ra mắt sách tranh song ngữ “Kể chuyện Bác Hồ”
    Nhân kỷ niệm 100 năm thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên (6/1925 – 6/2025), Nhà xuất bản Kim Đồng giới thiệu tới bạn đọc cuốn sách tranh "Kể chuyện Bác Hồ", ấn bản song ngữ Việt – Trung.
  • Chuyện kể về Chúa Nguyễn và các giai thoại mở đất phương Nam
    Trong hành trình mở cõi về phương Nam của dân tộc Việt Nam, các chúa Nguyễn hiện lên như những nhà lãnh đạo có tầm nhìn xa, với các quyết sách chiến lược và nghệ thuật bang giao khôn khéo, đặc biệt trong quan hệ với triều đình Chân Lạp. Cuốn sách “Chúa Nguyễn và các giai thoại mở đất phương Nam” của nhà giáo, nhà nghiên cứu sử học Nguyễn Hữu Hiếu, do Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phát hành tháng 6/2025, là một công trình giàu tư liệu và cảm hứng góp phần tái hiện sinh động giai đoạn lịch sử đặc biệt ấy.
  • Người dân cần chủ động phòng tránh lũ quét, sạt lở đất do mưa lớn ở Bắc Bộ
    Theo dự báo của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia: Từ ngày 28/6 đến 2/7/2025, Bắc Bộ có khả năng xảy ra đợt mưa rất lớn, lượng mưa có thể lên tới 100–300mm, có nơi trên 500mm.
  • Hà Nội: Đẩy mạnh xây dựng tổng thể hệ thống hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu đất đai
    UBND Thành phố ban hành Công văn số 3715/UBND-NNMT ngày 25/6 về việc triển khai thực hiện Dự án xây dựng tổng thể hệ thống hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu đất đai Thành phố và việc đẩy nhanh tiến độ xây dựng, hoàn thiện cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai trên địa bàn Thành phố.
Đừng bỏ lỡ
  • 9 tựa sách hay trong Tủ sách gia đình của Nhã Nam
    Ngày Gia đình Việt Nam 28/6 là dịp để mỗi người lắng lại, cảm nhận rõ hơn giá trị của tình thân, của những khoảnh khắc bên nhau giản dị mà quý giá. Trong nhịp sống hiện đại, một trong những cách đẹp đẽ để giữ gìn và bồi đắp sợi dây gắn kết gia đình chính là cùng nhau đọc sách – những cuốn sách đầy yêu thương, sẻ chia và thấu cảm. Hiểu được điều đó, Nhã Nam đã kỳ công tuyển chọn và xây dựng Tủ sách Gia đình. Đây là những cuốn sách giúp nuôi dưỡng tâm hồn trẻ thơ, lan tỏa giá trị yêu thương trong mỗi mái ấm, để mỗi em bé đều được lớn lên trong vòng tay chan chứa hạnh phúc của gia đình.
  • Phu nhân Tổng Bí thư và Tổng Giám đốc UNESCO tham dự triển lãm ảnh "Chúng tôi có thể"
    Các tác phẩm là sản phẩm tiêu biểu của dự án “Chúng tôi CÓ THỂ” – sáng kiến phối hợp giữa UNESCO và Bộ Giáo dục và Đào tạo, hướng đến mục tiêu trao quyền học tập và phát triển toàn diện cho phụ nữ và trẻ em gái dân tộc thiểu số tại các vùng khó khăn.
  • Người đẹp Phú Yên Hà Trúc Linh đăng quang Hoa hậu Việt Nam 2024
    Hà Trúc Linh - 21 tuổi, quê Phú Yên, sinh viên Đại học Tài chính Marketing TP HCM - vượt top 24 để đoạt vương miện Hoa hậu Việt Nam 2024.
  • Ra mắt sách “Phụ nữ bàn về vấn đề phụ nữ trên Phụ nữ tân văn"
    Nhà xuất bản Phụ nữ Việt Nam vừa ra mắt cuốn sách "Phụ nữ bàn về vấn đề phụ nữ trên Phụ nữ tân văn", tuyển chọn các bài viết tiêu biểu của nữ trí thức trên tuần báo Phụ nữ tân văn – một diễn đàn quan trọng trong phong trào nữ quyền Việt Nam đầu thế kỷ XX. Ấn phẩm dày 600 trang, do Đoàn Ánh Dương biên soạn và giới thiệu, được phát hành trên toàn quốc từ tháng 6/2025.
  • Hà Nội nêu cao tinh thần “địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm”
    Tại kỳ họp thứ 24 (kỳ họp chuyên đề) diễn ra sáng 27/6, HĐND Thành phố Hà Nội khóa XVI, nhiệm kỳ 2021-2026 đã thông qua Nghị quyết về phân cấp quản lý nhà nước một số lĩnh vực kinh tế - xã hội trên địa bàn Thành phố, bảo đảm thực hiện đúng phương châm “địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm”.
  • Phát động cuộc thi ảnh báo chí 'Việt Nam trên hành trình đổi mới’
    Cuộc thi ảnh báo chí “Việt Nam trên hành trình đổi mới” do Báo Nhân Dân phối hợp Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam tổ chức nhằm tuyên truyền, quảng bá hình ảnh đất nước, con người, những thành tựu về chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa cũng như vị thế của Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế trong quá trình 40 năm đổi mới.
  • Hà Nội sửa đổi, bổ sung quy định phân cấp nguồn thu, chi để mô hình chính quyền địa phương 2 cấp hoạt động hiệu quả
    Để có cơ sở điều chỉnh, giao dự toán ngân sách năm 2025 cho các xã, phường sau sắp xếp đảm bảo nguồn ngân sách để thực hiện các nhiệm vụ được giao từ ngày 1/7/2025, HĐND Thành phố Hà Nội ngày 27/6 đã thông qua Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số nội dung quy định tại Nghị quyết số 22/2022/NQ-HĐND ngày 08/12/2022 về phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa các cấp ngân sách, định mức phân bổ ngân sách Thành phố và tỷ lệ phần trăm phân chia nguồn thu giữa các cấp ngân sách giai đoạn 2023-2025.
  • Trình chiếu loạt phim đỉnh cao của Hàn Quốc tại Liên hoan phim châu Á Đà Nẵng lần 3
    Liên hoan phim châu Á Đà Nẵng lần 3 diễn ra từ ngày 29/6 – 5/7 sẽ có nhiều hoạt động hấp dẫn, đặc biệt khán giả sẽ có cơ hội gặp gỡ nhiều diễn viên Hàn Quốc.
  • Festival Nông sản Hà Nội: Thúc đẩy mô hình canh tác, chế biến và tiêu dùng nông sản gắn với văn hóa – du lịch
    Từ ngày 26 - 29/6/2025, tại quận Tây Hồ, Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội phối hợp UBND quận Tây Hồ tổ chức Festival Nông sản Hà Nội lần thứ 4 – sự kiện xúc tiến thương mại nông nghiệp thường niên đang ngày càng khẳng định vị thế là điểm hẹn lớn của người tiêu dùng và các nhà sản xuất nông sản trên cả nước.
  • [Podcast] Đình Mễ Trì Thượng – Nơi lưu giữ những lớp trầm tích văn hóa Hà Nội
    Trong hàng ngàn di tích lịch sử văn hóa của Thủ đô ngàn năm văn hiến, thì đình Mễ Trì Thượng là ngôi đình cổ kính bậc nhất. Ngôi đình này nằm trên gò Quy Sơn (núi Rùa), thuộc làng Mễ Trì Thượng (tên Nôm là Kẻ Mẩy). Mễ Trì Thượng không chỉ mang dáng dấp kiến trúc cổ đặc trưng Bắc Bộ, mà ngôi đình này còn là nơi lưu giữ những lớp trầm tích văn hóa của một Hà Nội đang chuyển mình theo vòng quay thời gian.
Chùa Vĩnh Trù (quận Hoàn Kiếm)
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO