Danh thắng & Di tích Hà Nội

Chùa Tiên Tích (quận Hoàn Kiếm)

Sơn Dương (t/h) 13/09/2023 15:00

Chùa Tiên Tích toạ lạc ở phía nam kinh thành Thăng Long xưa, nay ở phường Cửa Nam, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

chua-tien-tich-hk.jpg
Chùa Tiên Tích

110 phố Lê Duẩn, phường Cửa Nam, quận Cửa Nam - một địa danh có từ lâu đời ở Thăng Long. Năm 1010, khi Lý Thái Tổ định đô, xây thành Thăng Long, mở bốn cửa thông với bên ngoài, thì quan trọng nhất là cửa Đại Hưng ở phía nam. Qua cửa này, các quan ở kinh thành ngày ngày vào chầu vua, các quan ở trấn lộ vào kinh để bệ kiến, sứ thần các nước đến bang giao vào triều yết. Những nghi lễ quân tướng lên đường ra trận hoặc đón tiếp các chiến binh từ chiến trường về cũng diễn ra ở cửa này. Vị trí Cửa Nam thuận lợi cho việc ra vào Hoàng thành, đi lại ở kinh thành và từ miền Nam ra, nên phát triển nhanh chóng thành một khu vực sầm uất.

Trong mấy thế kỷ đầu của kinh thành Thăng Long, khu vực Cửa Nam được triều đình xây dựng nhiều công trình nổi tiếng, dinh thự các quan cũng mọc lên ở những vùng xung quanh khu vực này. Đến thời Hậu Lê, khu vực Cửa Nam nằm ở giữa một bên là Hoàng thành có cung điện vua Lê, một bên là phủ chúa Trịnh ở mé đông nam. Hoạt động văn hoá xã hội ở đây khá sôi động, được chứng minh bằng những công trình xây dựng, những địa danh còn ghi lại trong sử sách hoặc còn để lại ít nhiều những di tích. Chùa Tiên Tích là một trong số đó.

Về niên đại khởi dựng và tên gọi của ngôi chùa, có truyền thuyết cho rằng vào đời nhà Lý, một hoàng tử đi chơi bị lạc đường, được tiên đưa về cung, nên nhà vua sai dựng chùa để tạ ơn. Truyền thuyết khác lại kể, vào đầu đời Lê Cảnh Hưng (1740 - 1786), nhân vua đi chơi ở hồ Kim Âu, thấy có nàng tiên hiện ra gần hồ, ông bèn cho xây một ngôi chùa ở nơi tiên hiện, gọi là chùa Tiên Tích (vết tích người tiên). Kính Phủ - Nguyễn Án đã ghi chép tỉ mỉ về ngôi chùa này trong Tang thương ngẫu lục:

“Chùa Tiên Tích nằm ở phía nam kinh thành, đời chúa Trịnh có cho sửa chữa lại. Người ở kinh thành khuân tre, gỗ, vác xẻng cuốc, bôn tẩu ở đường sá mấy năm công việc mới xong. Chùa rộng lớn, nóc chồng cửa kép. San bày tám miếng đá vuông, cao chừng hai thước, trên bày những chậu lan, gió thổi hay hay, thơm đưa phưng phức. Chùa đằng sau dựa vào đường cái, đằng trước trông xuống một con ngòi nước trong. Cây tháp ở phía hữu cao chín tầng, bốn góc đeo chuông, trang sức bằng những nét vàng xanh rực rỡ. Từ đằng phía tây đi về phía nam vào đến chùa, đường đi quanh co đều lát đá cả. Con ngòi cừ ngoằn nghèo chảy qua một cái hồ. Hồ sâu mà rộng, nước rất trong, mùa hè hoa sen nở nhiều, mùi hương bay ra xa mấy dặm. Men bờ hồ vào đến bờ cừ, chỗ cây chỗ đá chen lẫn nhau. Phía trước chùa về phía tả, chỗ nước cừ chảy thông ra hồ có bắc cái cầu, dưới cầu, ghe thuyền đi lại được. Trên cầu dựng thành mái nhà, khắc vẩy rồng lên những tấm ván. Bên cạnh cầu mấy chục bước, phía nam cừ và phía bắc hồ, dựng một cái ly cung để làm chỗ vua chúa ngự chơi, trồng sáu, bảy cây muỗm, cây trắc và cây thông, cành lá chi chít đến nỗi ánh mặt trời không lọt xuống được. Dưới đất bày trâu đá, hươu đá mỗi thứ một con châu đầu vào nhau, chế tạo rất tinh tế và hoạt động”. Như vậy theo Nguyễn Án thì vị trí của Tiên Tích chính là khu vực Cửa Nam và Hoàng thành.

Những biến cố xảy ra trong những năm từ 1782 đến 1788 đã ảnh hưởng lớn đến diện mạo của kinh thành Thăng Long và nhất là khu vực Phủ chúa. Đó là loạn kiêu binh, hoả hoạn, cảnh đốt phá báo thù của Lê Chiêu Thống đối với dòng họ Trịnh và quan lại tay chân thân tín của nhà chúa; rồi đến nạn quân Thanh sang xâm lược, quân Tây Sơn thu phục Thăng Long và quân Nguyễn Ánh ra diệt Quang Toản. Trong bối cảnh đó, chùa Tiên Tích không tránh khỏi cảnh đốt cháy, phá huỷ, đến nỗi “khói mờ cỏ rậm, phất phơ ở trong ngọn gió thu, muốn tìm thấy một viên ngói vụn, một viên gạch tàn cũng không thể có được”. Dựa vào nội dung các bài văn trên bia đá và bài minh trên chuông chùa hiện còn thì di tích được dân làng khôi phục vào năm Minh Mạng thứ 33 (1835) và liên tiếp được sửa chữa, hoàn thiện vào các năm 1933 - 1934, để lại quy mô kiến trúc như hiện nay.

Nằm gần ga Hàng Cỏ, di tích mang biển số nhà 110 phố Lê Duẩn (đường Nam Bộ cũ), phường Cửa Nam. Các kiến trúc bộ phận của di tích được quy hoạch trong một mặt bằng khá rộng và liên hệ chặt chẽ, gắn kết với nhau tạo thành một không gian riêng biệt. Hiện tại, mặt bằng quy hoạch của kiến trúc này bao gồm: Tam quan, chùa chính, nhà Tổ, nhà Mẫu và khu phụ. Chùa Tiên Tích được trùng tu lớn trong thập kỷ đầu thế kỷ XXI (2008 - 2009).

Đáng quan tâm nhất trong nội thất của chùa là hệ thống năm bệ thờ Phật được sắp xếp cao dần tại nhà thượng điện. Trên đó bài trí các pho tượng của Phật giáo. Hai bàn thờ Đức Ông và Thánh Tăng được bài trí ở hai bên tường hậu Tiền đường. Toàn bộ hệ thống trên 30 pho tượng tròn này được tác tỉ mỉ, công phu, mang tính nghệ thuật cao. Phần lớn, các pho tượng này đều được làm dưới thời Nguyễn (thế kỷ XIX).

Chùa Tiên Tích là một trong những dấu tích quan trọng giúp các nhà nghiên cứu về vị trí Cửa Nam của Hoàng thành thời Lê - Trịnh.

Chùa Tiên Tích đã được Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Nội xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật năm 2004./.

Theo Hà Nội Danh thắng và Di tích tập 02

Bài liên quan
  • Chùa Tăng Non (huyện Phúc Thọ)
    Chùa Tăng Non có tên chữ là Chân Linh tự, thuộc thôn Tăng Non, xã Thanh Đa, huyện Phúc Thọ, ngoại thành Hà Nội, cách trung tâm Thủ đô khoảng 40km về phía tây.
(0) Bình luận
  • Bảo tàng Mỹ thuật ở giữa làng quê (huyện Ba Vì)
    Xứ Đoài là một vùng đất tối cổ - vùng địa văn hoá, địa thi hoạ - nơi mà con người có thể trải nghiệm đời mình trong hệ sinh thái tự nhiên của vùng đất, đi qua những truyền thuyết, cổ tích, để từ đó tạo nên tâm tính, giọng nói đặc trưng của con người xứ Đoài. Nắng và gió, núi và sông xứ Đoài đã gợi cảm hứng sáng tác cho một Tản Đà, một Quang Dũng và nhiều thi nhân, hoạ sĩ: từ Tô Ngọc Vân, Nguyễn Gia Trí đến Sĩ Tốt, Nguyễn Tiến Chung, Nguyễn Tư Nghiêm, Nguyễn Sáng... và những thế hệ văn nghệ sĩ sau này, ở họ đều có những sáng tác xuất sắc về xứ Đoài.
  • Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày (huyện Phú Xuyên)
    Đi khắp các vùng miền của Tổ quốc, những cựu tù binh Phú Quốc đã sưu tầm kỷ vật, di vật, tranh ảnh có liên quan đến các nhà tù trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược mà đồng đội và các ông đã trải qua. Hơn 20 năm kiếm tìm và góp nhặt, Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày, do chính những người cựu tù năm xưa thành lập là những minh chứng chân thực về một thời oanh liệt và hào hùng của dân tộc.
  • Bảo tàng Quê hương phong trào chiếc gậy Trường Sơn (huyệnỨng Hoà)
    Hoà Xá là một làng quê nằm sát bờ tả sông Đáy, thuộc vùng ven chiêm trũng Khu Cháy. Nơi đây sớm có phong trào cách mạng ngay từ những năm 1930, là hậu phương trung thành của cuộc kháng chiến chống Pháp. Trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Hòa Xá được xem là quê hương của phong trào động viên thanh niên lên đường “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” và câu chuyện huyền thoại “chiếc gậy Trường Sơn”.
  • Khu Cháy, Bảo tàng Khu Cháy - một địa chỉ đỏ về truyền thống đấu tranh cách mạng ở Ứng Hoà, Phú Xuyên
    “Khu Cháy” là thuật ngữ để nói về một khu du kích trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp gồm 22 xã ở phía nam huyện Ứng Hoà và tây huyện Phú Xuyên, Hà Nội.
  • Bảo tàng Tổng cục II (quận Hoàng Mai)
    Toạ lạc tại số 322 đường Lê Trọng Tấn, quận Hoàng Mai, Hà Nội trên khuôn viên rộng 3.500m2, gồm 2 tầng nhà và phần trưng bày ngoài trời, Bảo tàng Tổng cục II hiện lưu giữ 5.830 hiện vật, trong đó có nhiều hiện vật quý hiếm gắn liền với cuộc đời hoạt động của nhiều chiến sĩ tình báo xuất sắc của Quân đội nhân dân Việt Nam. Với chức năng phục vụ công tác nghiên cứu, tham quan học tập, giáo dục truyền thống, Bảo tàng Tổng cục II chính thức được Bộ Văn hoá - Thông tin công nhận nằm trong hệ thống các bảo tàng cấp 2 toàn quân.
  • Bảo tàng Binh chủng Thông tin (quận Ba Đình)
    Bảo tàng Binh chủng Thông tin thuộc loại hình bảo tàng lịch sử chuyên ngành quân sự, là thể chế văn hoá, có chức năng bảo quản và trưng bày các sưu tập về lịch sử Binh chủng Thông tin liên lạc nhằm phục vụ nhu cầu nghiên cứu, giáo dục, tham quan và hưởng thụ văn hoá của cán bộ, chiến sĩ trong Binh chủng và nhân dân, bạn bè quốc tế.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • Bài cuối: Hướng tới hòa nhịp công nghiệp văn hóa Thủ đô
    Trải qua hàng trăm năm lịch sử, tò he không chỉ đơn thuần là trò chơi dân gian mà còn gắn liền với tuổi thơ của biết bao thế hệ người Việt. Tuy nhiên, trong bối cảnh hội nhập và phát triển mạnh mẽ của ngành công nghiệp văn hóa hiện đại, làng nghề Tò he Xuân La đang đứng trước những thách thức lớn trong việc bảo tồn và phát triển, đặt ra bài toán làm thế nào để hòa nhịp vào sự phát triển công nghiệp văn hóa của Thủ đô mà vẫn giữ gìn được bản sắc văn hóa truyền thống.
  • Làng Kim Lan và tục nuôi lợn thi
    Làng Kim Lan, tục gọi làng Sươn, nằm ở bờ Bắc sông Hồng, trước năm 1945 thuộc tổng Đông Dư, huyện Gia Lâm, phủ Thuận An, tỉnh Bắc Ninh. Năm 1961, xã Kim Lan thuộc huyện Gia Lâm, TP. Hà Nội.
  • Giới thiệu 70 tác phẩm sinh vật cảnh tinh hoa chào mừng Kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô
    Thiết thực chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024), Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội phối hợp với quận Nam Từ Liêm tổ chức Festival sinh vật cảnh Hà Nội lần thứ nhất – năm 2024.
  • Gần 31.000 lượt người vào Lăng viếng Bác trong ngày Quốc Khánh 2/9
    Ngày Quốc khánh 2/9, ước tính có 30.575 lượt người dân từ khắp mọi miền đất nước, trong đó có 231 lượt khách nước ngoài đã vào Lăng viếng Bác bày tỏ lòng tri ân, tưởng nhớ công ơn của vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc.
  • [Video] Ký ức hào hùng ngày độc lập dân tộc
    Cách đây 79 năm ngày 19/8/1945, Cách mạng tháng Tám thành công đã đi vào lịch sử vẻ vang của dân tộc Việt Nam như một mốc son chói lọi, mở ra một kỷ nguyên mới - kỷ nguyên độc lập dân tộc, gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Từ đây, nhân dân ta thoát khỏi xiềng xích nô lệ của thực dân phong kiến, trở thành người làm chủ đất nước, làm chủ vận mệnh của mình. Từ thắng lợi của cuộc Cách mạng tháng Tám, ngày 2/9/1945 tại Quảng trường Ba Đình, chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Đưa nước ta từ một nước thuộc địa nửa phong kiến trở thành một nước độc lập, tự do, dân chủ.
  • Đông đảo du khách đến tham quan di tích Huế
    Đông đảo du khách nườm nượp vào tham quan các điểm di tích Huế trong ngày 2/9.
  • 6 đội thi sẽ tranh tài tại Chung khảo Hội thi "Dân vận khéo" cấp Thành phố Hà Nội
    Trải qua các vòng thi sơ khảo tại 6 cụm thi, Ban Tổ chức đã chọn được 6 đội xuất sắc nhất để tham dự Chung khảo Hội thi “Dân vận khéo” Thành phố Hà Nội năm 2024, được tổ chức vào sáng 21/9 tại Cung Văn hóa lao động hữu nghị Việt - Xô.
  • Huyện Thạch Thất gắn biển 2 công trình chào mừng Ngày Giải phóng Thủ đô
    UBND huyện Thạch Thất cho biết, vừa tổ chức cắt băng khánh thành và gắn biển 2 công trình trên địa bàn huyện chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 -10/10/2024). Đó là công trình THCS Đồng Trúc và Trung tâm Văn hóa xã Đại Đồng.
  • MV "Em bé Việt Nam" ra mắt dịp lễ Quốc khánh 2/9
    MV “Em bé Việt Nam” do rapper nhí Xệ Xệ - Em bé chất biểu diễn cùng rất nhiều em nhỏ các bài hát: “Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng”, “Dòng máu lạc hồng” và “5 điều Bác Hồ dạy”.
  • Gần 1.000 nghệ sĩ tham gia Liên hoan Ca Múa Nhạc toàn quốc năm 2024
    Cục Nghệ thuật biểu diễn cho biết, Liên hoan Ca múa nhạc toàn quốc đợt 1 diễn ra từ ngày 7 đến 16/9 tại Nhà hát nghệ thuật tỉnh Vĩnh Phúc.
Chùa Tiên Tích (quận Hoàn Kiếm)
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO