Danh thắng & Di tích Hà Nội

Chùa Thông (Thị xã Sơn Tây)

Sơn Dương (t/h) 13/09/2023 15:48

Chùa Thông, có tên chữ là Tùng Sơn tự, tọa lạc trên một đồi cao thuộc phố Chùa Thông, xã Trung Hưng (nay thuộc phường Sơn Lộc), thị xã Sơn Tây, Thành phố Hà Nội.

Căn cứ vào niên đại ghi trên 2 quả chuông, được đúc năm 1555, thuộc niên hiệu Cảnh Hưng, đời thứ 17 nhà Hậu Lê thì đây là một ngôi chùa cổ, ở cửa rừng của núi Ba Vì. Theo các cụ bô lão, sở dĩ chùa có tên chùa Thông vì chùa nằm trên đồi thông, có cây to đường kính tới 4 người ôm, nay thông không còn nữa, có cây mới chặt hạ vì quá già, chỉ còn lại một cây lan cổ trên 200 tuổi.

Ngôi chùa cổ trải qua nhiều năm tháng tác động của thời gian và chiến tranh, sự tàn phá của thiên nhiên. Năm 1948, giặc Pháp tấn công Sơn Tây đã chiếm chùa làm nơi đóng quân để tấn công và đánh phá các vùng lân cận; những năm chiến tranh phá hoại, bom Mỹ cũng có lần rơi xuống cánh đồng gần chùa, rất may ngôi chùa vẫn còn, nhưng ngày càng dột nát, ọp ẹp. Dân làng nơi đây nhiều lần tu sửa, nhưng vùng quê nghèo nên chỉ sửa qua loa, có chỗ để lưu giữ tượng Phật.

Năm 1997, sư thầy Thích nữ Thanh Thủy về đây trụ trì, phát tâm công đức, cùng bà con địa phương đóng góp và được thiện nam tín nữ các nơi đồng tâm hiệp lực, ra sức hảo tâm công đức, nên chùa đã được dựng lại hoàn toàn mới, khang trang đẹp đẽ như hiện nay.

Khởi công từ ngày 23/5/2001 (tức 1 tháng 4 năm Tân Tỵ) cho đến ngày 19/3/2006 (tức 20 tháng 2 năm Bính Tuất), hàng ngàn phật tử các nơi cùng bà con nhân dân, đại diện chính quyền địa phương về tham dự lễ lạc thành chùa, trong không khí trang nghiêm, trọng thể. Dụ lễ chứng kiến sự kiện đánh dấu bước ngoặt trong lịch sử chùa Thông có Hoà thượng Thích Phổ Tuệ - Pháp chủ Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Hòa thượng Thích Thanh Tứ - Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

Ngôi chùa chính có diện tích trên 500m, ngự giữa vị trí cao nhất của đồi, mái lợp ngói, trên nóc nổi lên hình mặt trời rất tinh xảo và điêu luyện, 4 phía đều được trang trí các hình dáng lá đề, hoa sen, rồng, phượng, hổ phù và các góc sát mái đều có nét đục chạm trang trí cầu kỳ, tinh xảo.

Chùa chính gồm Tiền đường, Hậu cung, hai dây cột rất cao trên đó là những hoành phi, câu đối được khám chạm công phu, theo lối chùa cổ.

Điều độc đáo của chùa Thông chính là tượng, Tiên Tam bảo, tương Phật tổ Như Lai sáng láng ánh vàng rực rỡ, trang nghiêm được đúc bang đồng. Phía sau Hậu cung có tới 4 pho tượng bằng đồng cao, to được đúc với một kỹ xảo điều luyện. Được biết, pho tượng lớn nặng trên 3 tấn cao 3,7m, ngự trên tòa sơn được chế tạo cốt lõi bê tông, bên ngoài gán gỏ quý, sơn son thếp vàng đẹp trang nghiêm.

Đồng thời chùa còn lưu giữ được hình dáng tương đối nguyên vẹn của hang động có tên "Cửu Long” trên trăm tuổi... Động được tạo dáng bởi nguyên liệu cổ truyền như với, mật, giấy bản nhào lộn với nhau cao hơn. 4m, cả bốn bẻ của động đều diễn đạt 10 pháp giới nhà Phật cùng các cảnh luân hồi lục đạo của đời Người tác thiện được hưởng thiện, làm ác phải đọa địa ngục. Động này cấu tạo nhiều tầng, có đủ Trời, Phật, vua quan, thầy trò, dân chúng, con vật, âm phủ, quỷ dữ, như quỷ đầu trâu mặt ngựa. Với trên 200 pho tượng các loại, kích thước khác nhau, mô tả các cảnh thật sinh động trong giới pháp đạo Phật.

Sau chùa chính là nhà thờ Tổ, có diện tích trên 300m, rộng rãi, hoành tráng trang nghiêm và thanh tịch. Trên khuôn viên tổng thể của chùa rộng 8.000m, ngoài các dãy chùa chính, nhà thờ Tổ, nhà Mẫu, phòng tiếp khách, phòng khánh tiết, cùng các khu phụ được bố trí khá hợp lý là cả một vườn cây ăn quả thật phong phú. Đặc biệt, là có cây ngọc lan cổ thụ cao, to xanh mát đứng hiên ngang sừng sững cùng tuế nguyệt.

Chùa Thông được như hôm nay, có sự góp phần công sức của nhân dân địa phương và hàng ngàn tấm lòng cao quý của khách thập phương đã phát tâm công đức, tiêu biểu là gia đình cụ Đinh Sỹ Truyền - Hoàng Thúy Lợi, gia đình cụ Nguyễn Quốc Toản - Ngô Song Ngọc, gia đình cụ Nguyễn Quốc Khánh - Đặng Kim Hải, gia đình ông bà Thuận Bản, ông bà Tịnh Liên, ông bà Tiến Ninh và các gia đình cư trú trên phố Chùa Thông. Nhưng đáng ghi nhận là công đức tâm lực của sư thầy trụ trì: Tỳ kheo Thích nữ Thanh Thủy.

Sư thầy Thanh Thủy nguyên gốc quê Thanh Hóa, năm 4 tuổi, sư thầy đã mất đi người cha yêu quý là một chiến sĩ quân đội nhân dân Việt Nam hy sinh năm 1968 trong cuộc chiến đấu chống Mỹ cứu nước tại chiến trường phía Nam.

Trải qua biết bao cực nhọc, nhờ lòng kiên trì và trí thông minh, nhà sư đã vượt qua các cấp học phổ thông và được gửi vào học trường Phật giáo Trung ương khóa 2 cao cấp Phật học tại Tp. Hồ Chí Minh.

Từ khi về trụ trì, sư thầy Thanh Thủy vẫn kiên trì học tập, như ngành nhân văn xã hội và triết học của Đông phương tại trường Đại học Quốc gia Hà Nội và những năm theo học tại một trường đại học nước ngoài.

Được sự cổ vũ động viên và giúp đỡ của chính quyền, các đoàn thể của địa phương, và phật tử, thiện tín xa gần, với lòng yêu người mến cảnh, Thích nữ Thanh Thủy đã xây dựng lại ngôi chùa, xứng với danh lam thắng cảnh trên một vùng đất địa linh nhân kiệt xứ Đoài Sơn Tây, gắn bó với quần thể đậm đà truyền thuyết lịch sử của núi Tản, sông Đà./.

Theo Hà Nội Danh thắng và Di tích tập 02

Bài liên quan
  • Chùa Tăng Non (huyện Phúc Thọ)
    Chùa Tăng Non có tên chữ là Chân Linh tự, thuộc thôn Tăng Non, xã Thanh Đa, huyện Phúc Thọ, ngoại thành Hà Nội, cách trung tâm Thủ đô khoảng 40km về phía tây.
(0) Bình luận
  • Ô Quan Chưởng - Cửa ô cuối cùng của Hà Nội
    Cửa Ô Quan Chưởng nằm ở phía Đông thành Thăng Long xưa, hiện nay thuộc phường Đồng Xuân, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Đây là một trong những cửa ô quan trọng của thành Thăng Long còn sót lại cho đến ngày nay. Chứng kiến biết bao biến đổi thăng trầm của Thủ đô, giữa phố phường Hà Nội nhộn nhịp hôm nay, Ô Quan Chưởng vẫn sừng sững uy nghiêm, khoác lên mình vẻ đẹp cổ kính, bình yên...
  • Bảo tàng Mỹ thuật ở giữa làng quê (huyện Ba Vì)
    Xứ Đoài là một vùng đất tối cổ - vùng địa văn hoá, địa thi hoạ - nơi mà con người có thể trải nghiệm đời mình trong hệ sinh thái tự nhiên của vùng đất, đi qua những truyền thuyết, cổ tích, để từ đó tạo nên tâm tính, giọng nói đặc trưng của con người xứ Đoài. Nắng và gió, núi và sông xứ Đoài đã gợi cảm hứng sáng tác cho một Tản Đà, một Quang Dũng và nhiều thi nhân, hoạ sĩ: từ Tô Ngọc Vân, Nguyễn Gia Trí đến Sĩ Tốt, Nguyễn Tiến Chung, Nguyễn Tư Nghiêm, Nguyễn Sáng... và những thế hệ văn nghệ sĩ sau này, ở họ đều có những sáng tác xuất sắc về xứ Đoài.
  • Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày (huyện Phú Xuyên)
    Đi khắp các vùng miền của Tổ quốc, những cựu tù binh Phú Quốc đã sưu tầm kỷ vật, di vật, tranh ảnh có liên quan đến các nhà tù trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược mà đồng đội và các ông đã trải qua. Hơn 20 năm kiếm tìm và góp nhặt, Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày, do chính những người cựu tù năm xưa thành lập là những minh chứng chân thực về một thời oanh liệt và hào hùng của dân tộc.
  • Bảo tàng Quê hương phong trào chiếc gậy Trường Sơn (huyệnỨng Hoà)
    Hoà Xá là một làng quê nằm sát bờ tả sông Đáy, thuộc vùng ven chiêm trũng Khu Cháy. Nơi đây sớm có phong trào cách mạng ngay từ những năm 1930, là hậu phương trung thành của cuộc kháng chiến chống Pháp. Trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Hòa Xá được xem là quê hương của phong trào động viên thanh niên lên đường “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” và câu chuyện huyền thoại “chiếc gậy Trường Sơn”.
  • Khu Cháy, Bảo tàng Khu Cháy - một địa chỉ đỏ về truyền thống đấu tranh cách mạng ở Ứng Hoà, Phú Xuyên
    “Khu Cháy” là thuật ngữ để nói về một khu du kích trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp gồm 22 xã ở phía nam huyện Ứng Hoà và tây huyện Phú Xuyên, Hà Nội.
  • Bảo tàng Tổng cục II (quận Hoàng Mai)
    Toạ lạc tại số 322 đường Lê Trọng Tấn, quận Hoàng Mai, Hà Nội trên khuôn viên rộng 3.500m2, gồm 2 tầng nhà và phần trưng bày ngoài trời, Bảo tàng Tổng cục II hiện lưu giữ 5.830 hiện vật, trong đó có nhiều hiện vật quý hiếm gắn liền với cuộc đời hoạt động của nhiều chiến sĩ tình báo xuất sắc của Quân đội nhân dân Việt Nam. Với chức năng phục vụ công tác nghiên cứu, tham quan học tập, giáo dục truyền thống, Bảo tàng Tổng cục II chính thức được Bộ Văn hoá - Thông tin công nhận nằm trong hệ thống các bảo tàng cấp 2 toàn quân.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Sáng tỏ những đóng góp của Phật giáo với dân tộc từ thời Lý đến nay
    Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật vừa ra mắt bạn đọc cuốn sách "Phật giáo với dân tộc: Từ thời nhà Lý đến nay". Không chỉ khái quát vai trò của Phật giáo thời Lý, phác họa bối cảnh chính trị, văn hóa, xã hội thời kỳ này cuốn sách còn góp phần khẳng định những giá trị của Phật giáo trong xã hội Việt Nam hiện nay, đồng thời đề cập tới những cơ hội, thách thức và các giải pháp phát huy những giá trị tư tưởng, văn hóa tốt đẹp của Phật giáo trong công cuộc xây dựng, phát triển đất nước.
  • Khai trương hạ tầng Trung tâm Dữ liệu chính thành phố Hà Nội
    Sáng nay 6/12, UBND thành phố Hà Nội tổ chức Lễ khai trương hạ tầng Trung tâm Dữ liệu chính thành phố Hà Nội tại Khu Công nghệ cao Hòa Lạc, Hà Nội.
  • [Podcast] Quà chiều – Thú ăn tao nhã của người Hà Nội
    Hà Nội có nhiều điều khiến người ta yêu và nhớ. Có người yêu Hà Nội vì mùa thu với hương hoa sữa thơm nồng, có người yêu Hà Nội vì mùa hạ cùng những trái sấu chín vàng ươm, cùng những rặng hoa bằng lăng tím ngắt. Có người lại yêu Hà Nội bởi mùa đông - vì đó là mùa của tình yêu, là mùa gọi người ta xích lại gần nhau hơn, mùa của những bàn tay đan cài vào nhau, mùa của những nụ hôn và cái ôm thật chặt. Có người lại yêu Hà Nội để mỗi khi chiều về lân la những khu tập thể cũ, những ngõ nhỏ, phố nhỏ tìm kiếm thức quà chiều mà mình ưa thích nào là cháo sườn, cháo trai, bành giò, bánh gối… Những điều giản dị đó trong nhịp sống hàng ngày của người Hà Nội đôi khi lại là lý do chính để nhiều người đến, yêu và muốn gắn bó với Hà Nội.
  • Sáng rõ 7 định hướng chiến lược của Đảng và Tổng Bí thư Tô Lâm về “Kỷ nguyên mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”
    Tại Hội nghị cán bộ chủ chốt toàn Thành phố triển khai đợt sinh hoạt chính trị nghiên cứu, quán triệt, tuyên truyền tư tưởng chỉ đạo, định hướng lớn của Đảng và đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm về “Kỷ nguyên mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc” do Thành ủy Hà Nội tổ chức sáng 6/12, GS.TS Phùng Hữu Phú, nguyên Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội đã làm sáng tỏ 7 định hướng chiến lược đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới.
  • Tiên phong thực hành ESG, Nestlé Việt Nam lan tỏa thông lệ tốt về thúc đẩy bình đẳng giới
    Là doanh nghiệp tiên phong thực hành ESG, với nỗ lực thúc đẩy sự đa dạng, bình đẳng và bao trùm, Nestlé đã có nhiều sáng kiến và chương trình cụ thể nhằm đóng góp vào sự thịnh vượng của cộng đồng.
Đừng bỏ lỡ
Chùa Thông (Thị xã Sơn Tây)
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO