Danh thắng & Di tích Hà Nội

Chùa Thông (Thị xã Sơn Tây)

Sơn Dương (t/h) 13/09/2023 15:48

Chùa Thông, có tên chữ là Tùng Sơn tự, tọa lạc trên một đồi cao thuộc phố Chùa Thông, xã Trung Hưng (nay thuộc phường Sơn Lộc), thị xã Sơn Tây, Thành phố Hà Nội.

Căn cứ vào niên đại ghi trên 2 quả chuông, được đúc năm 1555, thuộc niên hiệu Cảnh Hưng, đời thứ 17 nhà Hậu Lê thì đây là một ngôi chùa cổ, ở cửa rừng của núi Ba Vì. Theo các cụ bô lão, sở dĩ chùa có tên chùa Thông vì chùa nằm trên đồi thông, có cây to đường kính tới 4 người ôm, nay thông không còn nữa, có cây mới chặt hạ vì quá già, chỉ còn lại một cây lan cổ trên 200 tuổi.

Ngôi chùa cổ trải qua nhiều năm tháng tác động của thời gian và chiến tranh, sự tàn phá của thiên nhiên. Năm 1948, giặc Pháp tấn công Sơn Tây đã chiếm chùa làm nơi đóng quân để tấn công và đánh phá các vùng lân cận; những năm chiến tranh phá hoại, bom Mỹ cũng có lần rơi xuống cánh đồng gần chùa, rất may ngôi chùa vẫn còn, nhưng ngày càng dột nát, ọp ẹp. Dân làng nơi đây nhiều lần tu sửa, nhưng vùng quê nghèo nên chỉ sửa qua loa, có chỗ để lưu giữ tượng Phật.

Năm 1997, sư thầy Thích nữ Thanh Thủy về đây trụ trì, phát tâm công đức, cùng bà con địa phương đóng góp và được thiện nam tín nữ các nơi đồng tâm hiệp lực, ra sức hảo tâm công đức, nên chùa đã được dựng lại hoàn toàn mới, khang trang đẹp đẽ như hiện nay.

Khởi công từ ngày 23/5/2001 (tức 1 tháng 4 năm Tân Tỵ) cho đến ngày 19/3/2006 (tức 20 tháng 2 năm Bính Tuất), hàng ngàn phật tử các nơi cùng bà con nhân dân, đại diện chính quyền địa phương về tham dự lễ lạc thành chùa, trong không khí trang nghiêm, trọng thể. Dụ lễ chứng kiến sự kiện đánh dấu bước ngoặt trong lịch sử chùa Thông có Hoà thượng Thích Phổ Tuệ - Pháp chủ Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Hòa thượng Thích Thanh Tứ - Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

Ngôi chùa chính có diện tích trên 500m, ngự giữa vị trí cao nhất của đồi, mái lợp ngói, trên nóc nổi lên hình mặt trời rất tinh xảo và điêu luyện, 4 phía đều được trang trí các hình dáng lá đề, hoa sen, rồng, phượng, hổ phù và các góc sát mái đều có nét đục chạm trang trí cầu kỳ, tinh xảo.

Chùa chính gồm Tiền đường, Hậu cung, hai dây cột rất cao trên đó là những hoành phi, câu đối được khám chạm công phu, theo lối chùa cổ.

Điều độc đáo của chùa Thông chính là tượng, Tiên Tam bảo, tương Phật tổ Như Lai sáng láng ánh vàng rực rỡ, trang nghiêm được đúc bang đồng. Phía sau Hậu cung có tới 4 pho tượng bằng đồng cao, to được đúc với một kỹ xảo điều luyện. Được biết, pho tượng lớn nặng trên 3 tấn cao 3,7m, ngự trên tòa sơn được chế tạo cốt lõi bê tông, bên ngoài gán gỏ quý, sơn son thếp vàng đẹp trang nghiêm.

Đồng thời chùa còn lưu giữ được hình dáng tương đối nguyên vẹn của hang động có tên "Cửu Long” trên trăm tuổi... Động được tạo dáng bởi nguyên liệu cổ truyền như với, mật, giấy bản nhào lộn với nhau cao hơn. 4m, cả bốn bẻ của động đều diễn đạt 10 pháp giới nhà Phật cùng các cảnh luân hồi lục đạo của đời Người tác thiện được hưởng thiện, làm ác phải đọa địa ngục. Động này cấu tạo nhiều tầng, có đủ Trời, Phật, vua quan, thầy trò, dân chúng, con vật, âm phủ, quỷ dữ, như quỷ đầu trâu mặt ngựa. Với trên 200 pho tượng các loại, kích thước khác nhau, mô tả các cảnh thật sinh động trong giới pháp đạo Phật.

Sau chùa chính là nhà thờ Tổ, có diện tích trên 300m, rộng rãi, hoành tráng trang nghiêm và thanh tịch. Trên khuôn viên tổng thể của chùa rộng 8.000m, ngoài các dãy chùa chính, nhà thờ Tổ, nhà Mẫu, phòng tiếp khách, phòng khánh tiết, cùng các khu phụ được bố trí khá hợp lý là cả một vườn cây ăn quả thật phong phú. Đặc biệt, là có cây ngọc lan cổ thụ cao, to xanh mát đứng hiên ngang sừng sững cùng tuế nguyệt.

Chùa Thông được như hôm nay, có sự góp phần công sức của nhân dân địa phương và hàng ngàn tấm lòng cao quý của khách thập phương đã phát tâm công đức, tiêu biểu là gia đình cụ Đinh Sỹ Truyền - Hoàng Thúy Lợi, gia đình cụ Nguyễn Quốc Toản - Ngô Song Ngọc, gia đình cụ Nguyễn Quốc Khánh - Đặng Kim Hải, gia đình ông bà Thuận Bản, ông bà Tịnh Liên, ông bà Tiến Ninh và các gia đình cư trú trên phố Chùa Thông. Nhưng đáng ghi nhận là công đức tâm lực của sư thầy trụ trì: Tỳ kheo Thích nữ Thanh Thủy.

Sư thầy Thanh Thủy nguyên gốc quê Thanh Hóa, năm 4 tuổi, sư thầy đã mất đi người cha yêu quý là một chiến sĩ quân đội nhân dân Việt Nam hy sinh năm 1968 trong cuộc chiến đấu chống Mỹ cứu nước tại chiến trường phía Nam.

Trải qua biết bao cực nhọc, nhờ lòng kiên trì và trí thông minh, nhà sư đã vượt qua các cấp học phổ thông và được gửi vào học trường Phật giáo Trung ương khóa 2 cao cấp Phật học tại Tp. Hồ Chí Minh.

Từ khi về trụ trì, sư thầy Thanh Thủy vẫn kiên trì học tập, như ngành nhân văn xã hội và triết học của Đông phương tại trường Đại học Quốc gia Hà Nội và những năm theo học tại một trường đại học nước ngoài.

Được sự cổ vũ động viên và giúp đỡ của chính quyền, các đoàn thể của địa phương, và phật tử, thiện tín xa gần, với lòng yêu người mến cảnh, Thích nữ Thanh Thủy đã xây dựng lại ngôi chùa, xứng với danh lam thắng cảnh trên một vùng đất địa linh nhân kiệt xứ Đoài Sơn Tây, gắn bó với quần thể đậm đà truyền thuyết lịch sử của núi Tản, sông Đà./.

Theo Hà Nội Danh thắng và Di tích tập 02

Sơn Dương (t/h)