Danh thắng & Di tích Hà Nội

Nhà thờ Nguyễn Sư Mạnh (huyện Ba Vì)

Sơn Dương (t/h) 14:20 27/04/2023

Nhà thờ Nguyễn Sư Mạnh thuộc xã Cổ Đô, huyện Ba Vì, Hà Nội.

Nhà thờ danh nhân Nguyễn Sư Mạnh thuộc làng Cổ Đô, xã Cổ Đô huyện Ba Vì, Hà Nội có tên gọi khác là nhà thờ họ “Nguyễn trong” (để phân biệt với nhà thờ Nguyễn Bá Lân họ “Nguyễn ngoài”).

Nhà thờ toạ lạc trên một khu đất đẹp, nhìn theo hướng đông nam. Theo thuyết phong thuỷ, thế đất này hình Thanh long, nằm giữa hợp lưu ba con sông lớn. Từ thủ đô Hà Nội đi theo Quốc lộ 32 Hà Nội - Trung Hoà qua huyện lị Ba Vì chừng 6km rẽ phải vào đường tỉnh lộ 93, tới bờ đê hữu sông Hồng đi chừng 1km nữa, di tích nằm ở trung tâm làng Cổ Đô.

Cổ Đô là một vùng quê giàu truyền thống với nghề dệt lụa cổ truyền và nổi tiếng là đất văn học với nhiều nhà khoa bảng. Danh nhân Nguyễn Sư Mạnh hay còn gọi là “Lưỡng Quốc Thượng Thư” (1458). Vì nhà nghèo cha mẹ mất sớm nên năm 27 tuổi Nguyễn Sư Mạnh mới lều chõng đi thi, ông đỗ Đệ tam giáp đồng tiến sĩ xuất thân năm Giáp Thìn, niên hiệu Hồng Đức thứ 15 (1484) và ra làm quan đến “Kim tử vinh lộc đại phu”, coi Viện hàn lâm kiêm chức “Đông các đại học sĩ nhập thị kinh diễn”, “Thượng thư bộ Lễ Sùng tín hầu”. Sau đó, ông lấy con vua, được phong phò mã chỉ huy cấm quân và đổi họ là Lê. Năm Canh Thân ông được cử sang sứ nhà Minh. Lúc vào yết kiến, vua Minh thấy sứ thần nước Nam mặc áo không cài khuy cho là xấc xược bèn hành tội khi quân. Sư Mạnh đối đáp mau lẹ, nên vua Minh thấy thế bèn không có ý hại người tài nước ta. Với sự học rộng tài cao văn hay chữ tốt, chỉ sau một lần đối chữ thiên “vi chính” trong sách “Luận ngữ”, Nguyễn Sư Mạnh đã khiến vua Minh khâm phục từ bỏ ý hại mà phong cho chức Thượng thư. Trong suốt cuộc đời làm quan của mình, lúc nào đối với dân ông cũng khoan hoà, đem chân thành cảm hoá mọi người.

Nhà thờ Nguyễn Sư Mạnh được khởi dựng từ lâu đời, kiến trúc hiện nay mang phong cách thời Nguyễn, gồm các hạng mục công trình: cổng, Tiền đường, Hậu đường và hai toà Tả - Hữu mạc.

Cổng được kết cấu theo kiểu vòm cuốn, qua một khoảng sân nhỏ là tới Tiền đường. Hai bên sân là hai nhà Tả hữu mạc. Toà Tả hữu mạc và Tiền đường đều được kết cấu theo kiểu ba gian hai dĩ, tường hồi bít đốc với hai mái chảy lợp ngói ri, bờ nóc, bờ hồi đắp theo kiểu bờ đinh. Kết cấu bộ vì đỡ mái được làm theo kiểu “thượng giá chiêng rường”, cột trốn, hạ trốn, chồng rường trên quá giang, bẩy hiện.

Riêng toà Tiền đường, phía trước là hệ thống cửa gỗ, phần dưới cửa được bưng kín bằng ván, phần trên cửa là chắn song con tiện tạo ra sự thông thoáng, thẩm mỹ. Gian giữa toà Tiền đường được xây bệ thờ lớn theo kiểu nhị cấp, cấp cao nhất được đặt ngay ngắn một bia đá uy nghi có dòng chữ “Nguyễn Sư Mạnh - Lê Triều Hồng đức giáp thìn khoa tiến sĩ”.

Nhìn chung, phần kiến trúc gỗ của toà Tiền đường và hai nhà Tả hữu mạc thiên về xu thế vuông, chắc khoẻ, bào trơn đóng bén, soi gờ kẻ chỉ. Nhưng các nghệ nhân đã biết kết hợp ở đầu các con rường trang trí hoa văn, hoa lá, chữ thọ, tạo thêm phần mềm mại, duyên dáng cho kiến trúc.

Hậu đường là một toà nhà chạy dọc được nối liền với gian giữa Tiền đường, với hai mái chảy lợp ngói ri. Toàn bộ gian Hậu đường được bưng bằng ván đố lụa. Trong toà Hậu đường phần lớn không trang trí hoa văn mà chỉ tập trung vào cỗ long ngai bài vị cùng một số đồ thờ tự, chỉ riêng mặt ngoài Hậu đường tạc những tác phẩm mang tính nghệ thuật dân gian như: mặt hổ phù miệng ngậm chữ thọ, đào, tùng cúc, hoa dây, hình tượng “lưỡng long chầu nguyệt”. Phía trước khám còn có hệ thống cửa bức bàn, cửa được chia thành nhiều ô và mang mộng khép kín chắc khoẻ, hệ thống cửa này được sơn son và khắc tứ linh “long, ly, quy, phượng”. Đặc biệt trong Hậu đường treo câu đối ca ngợi công đức của danh nhân đối với quê hương - đất nước.

Hiện nay trong nhà thờ còn lưu giữ nhiều di vật như: một bài vị nhỏ, một cỗ long ngai bài vị, 3 bức hoành phi, một đôi lộc bình, 1 chiêng đồng, đặc biệt 1 bia đá ghi năm đỗ tiến sĩ, 1 cuốn tộc phả họ Nguyễn và nhiều đồ thờ có giá trị khác.

Dòng họ Nguyễn tổ chức tế lễ một năm hai tuần lễ chính vào ngày 15-16 tháng giêng và ngày 15-16 tháng chín âm lịch (là ngày giỗ của cụ Nguyễn Sư Mạnh) để tưởng nhớ công ơn của cụ. Vào những ngày này, các con cháu gần xa đều tập trung về quê hương và tới nhà thờ để tế lễ.

Nhà thờ Nguyễn Sư Mạnh là di tích lưu niệm danh nhân, được Bộ Văn hoá và Thông tin xếp hạng là di tích lịch sử - văn hoá theo Quyết định số 52/2001/QĐ-BVHTT ngày 28/1/2001./.

Theo Hà Nội Danh thắng và Di tích tập 01

Bài liên quan
(0) Bình luận
  • Ô Quan Chưởng - Cửa ô cuối cùng của Hà Nội
    Cửa Ô Quan Chưởng nằm ở phía Đông thành Thăng Long xưa, hiện nay thuộc phường Đồng Xuân, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Đây là một trong những cửa ô quan trọng của thành Thăng Long còn sót lại cho đến ngày nay. Chứng kiến biết bao biến đổi thăng trầm của Thủ đô, giữa phố phường Hà Nội nhộn nhịp hôm nay, Ô Quan Chưởng vẫn sừng sững uy nghiêm, khoác lên mình vẻ đẹp cổ kính, bình yên...
  • Bảo tàng Mỹ thuật ở giữa làng quê (huyện Ba Vì)
    Xứ Đoài là một vùng đất tối cổ - vùng địa văn hoá, địa thi hoạ - nơi mà con người có thể trải nghiệm đời mình trong hệ sinh thái tự nhiên của vùng đất, đi qua những truyền thuyết, cổ tích, để từ đó tạo nên tâm tính, giọng nói đặc trưng của con người xứ Đoài. Nắng và gió, núi và sông xứ Đoài đã gợi cảm hứng sáng tác cho một Tản Đà, một Quang Dũng và nhiều thi nhân, hoạ sĩ: từ Tô Ngọc Vân, Nguyễn Gia Trí đến Sĩ Tốt, Nguyễn Tiến Chung, Nguyễn Tư Nghiêm, Nguyễn Sáng... và những thế hệ văn nghệ sĩ sau này, ở họ đều có những sáng tác xuất sắc về xứ Đoài.
  • Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày (huyện Phú Xuyên)
    Đi khắp các vùng miền của Tổ quốc, những cựu tù binh Phú Quốc đã sưu tầm kỷ vật, di vật, tranh ảnh có liên quan đến các nhà tù trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược mà đồng đội và các ông đã trải qua. Hơn 20 năm kiếm tìm và góp nhặt, Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày, do chính những người cựu tù năm xưa thành lập là những minh chứng chân thực về một thời oanh liệt và hào hùng của dân tộc.
  • Bảo tàng Quê hương phong trào chiếc gậy Trường Sơn (huyệnỨng Hoà)
    Hoà Xá là một làng quê nằm sát bờ tả sông Đáy, thuộc vùng ven chiêm trũng Khu Cháy. Nơi đây sớm có phong trào cách mạng ngay từ những năm 1930, là hậu phương trung thành của cuộc kháng chiến chống Pháp. Trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Hòa Xá được xem là quê hương của phong trào động viên thanh niên lên đường “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” và câu chuyện huyền thoại “chiếc gậy Trường Sơn”.
  • Khu Cháy, Bảo tàng Khu Cháy - một địa chỉ đỏ về truyền thống đấu tranh cách mạng ở Ứng Hoà, Phú Xuyên
    “Khu Cháy” là thuật ngữ để nói về một khu du kích trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp gồm 22 xã ở phía nam huyện Ứng Hoà và tây huyện Phú Xuyên, Hà Nội.
  • Bảo tàng Tổng cục II (quận Hoàng Mai)
    Toạ lạc tại số 322 đường Lê Trọng Tấn, quận Hoàng Mai, Hà Nội trên khuôn viên rộng 3.500m2, gồm 2 tầng nhà và phần trưng bày ngoài trời, Bảo tàng Tổng cục II hiện lưu giữ 5.830 hiện vật, trong đó có nhiều hiện vật quý hiếm gắn liền với cuộc đời hoạt động của nhiều chiến sĩ tình báo xuất sắc của Quân đội nhân dân Việt Nam. Với chức năng phục vụ công tác nghiên cứu, tham quan học tập, giáo dục truyền thống, Bảo tàng Tổng cục II chính thức được Bộ Văn hoá - Thông tin công nhận nằm trong hệ thống các bảo tàng cấp 2 toàn quân.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Thêm một cuốn sách về tôn giáo và đời sống tôn giáo ở Việt Nam
    Để giúp bạn đọc hiểu rõ và đầy đủ hơn về các tôn giáo, đời sống tôn giáo ở Việt Nam, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản cuốn sách “Tôn giáo và đời sống tôn giáo ở Việt Nam - Hỏi và đáp” của tác giả Nguyễn Thái Bình và Đỗ Thị Thanh Hương.
  • Họa mi vương vấn
    Chọn cho mình một góc quán cà phê ngoài trời, tôi nhìn dọc theo Phố sách Hà Nội. Vài ba người có lẽ là khách du lịch đang thích thú chụp ảnh và lựa sách, thi thoảng so vai, sửa lại khăn choàng khi có cơn gió ngang qua.
  • Thân thương căn bếp mùa đông
    Ngoài kia, gió mùa Đông Bắc ào ạt tìm về, bập bùng trên mái tôn, hun hút luồn vào khe cửa. Những chiếc lá cuối thu lặng lẽ buông mình. Đất trời hanh hao đón một mùa đông mới. Chị em tôi chui ra khỏi chăn chờ mẹ tìm quần áo ấm.
  • ‏Trà Thảo An: Giải pháp tự nhiên giảm đau, hỗ trợ điều trị bệnh gout‏
    ‏Bệnh gout, với những cơn đau khớp hành hạ, đã trở thành nỗi ám ảnh của nhiều người. Bệnh gout là một căn bệnh mãn tính, và chúng ta buộc phải chấp nhận sống với nó cả đời. Nguy hiểm hơn là căn bệnh này ngày càng trẻ hóa. Những giải pháp để giảm bớt những triệu chứng của bệnh Gout cũng vì thế mà được quan tâm, tìm kiếm nhiều hơn.‏
  • ‏Sữa thực vật SoyNa - Món quà sức khỏe, Tết trọn niềm vui ‏
    ‏Tết đến xuân về, ngày tết nguyên đán đang ngày một đến gần. Cùng với việc chuẩn bị những món ăn truyền thống, việc lựa chọn quà Tết cũng là một trong những điều mà nhiều người quan tâm. Dạo quanh một vòng thị trường quà tết, ta dễ nhận thấy so với những năm trước, xu hướng lựa chọn quà Tết đã có nhiều thay đổi. Thay vì những giỏ quà truyền thống với bánh kẹo, rượu ngoại hay hoa quả nhập khẩu, người tiêu dùng ngày nay đang dần chuyển hướng sang những món quà mang ý nghĩa thiết thực hơn, đặc biệt là những món quà liên quan đến sức khỏe.‏
Đừng bỏ lỡ
Nhà thờ Nguyễn Sư Mạnh (huyện Ba Vì)
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO