Danh thắng & Di tích Hà Nội

Miếu Ông (huyện Thanh Oai)

Sơn Dương (t/h) 21:37 06/05/2023

Miếu Ông thuộc xã Bình Minh, huyện Thanh Oai, Hà Nội.

Miếu Ông tại xóm Chua và xóm Quếch, thờ Hùng Huề là em ruột Lạc Long Quân với mỹ tự là Quang Ánh chính thần. Ngôi miếu này được gọi theo dân gian là miếu Ông. Theo truyền thuyết, xưa kia Hùng Huề thay Lạc Long Quân và Âu Cơ dạy dân Bảo Cựu (Bình Đà ngày nay) cấy lúa, trồng bông, chăn tằm, dệt vải, thuần dưỡng gia súc gia cầm... Gà, vịt có lẽ là loại gia cầm khó thuần dưỡng, phải có lồng, bu để nhốt thì mới không bị mất. Hùng Huề đã chọn người đan lồng, đan bu, tập trung ở khu vực đỉnh Cao Sơn, nay là nền miếu để hướng dẫn mọi người cùng làm. Vì vậy, đan lát trở thành một nghề thiết thực cho cuộc sống của cư dân và ngày càng phát triển.

Nhìn tổng thể, ngôi miếu có bố cục kiểu chữ “đinh” gồm toà Đại bái và Hậu cung. Cổng được làm kiểu cổng pháo cuốn vòm giả 2 tầng 8 mái. Phần cổ diêm giữa hai mái đắp ba chữ Hán: “Miếu Ông tự”, thân trụ soi gờ chạy chỉ, bên trong đắp đôi câu đối có nội dung ca ngợi đạo đức, lễ nghĩa của con người và cảnh quan nơi đây. Qua một khoảng sân lát gạch ta tới nhà Đại bái gồm 3 gian được làm kiểu tường xây, hồi bít đốc tay ngai với hai mái chảy. Bờ nóc, bờ chảy đắp bờ đinh, ở chính giữa bờ nóc là mặt trời, hai đầu bờ nóc gắn hai con Makara, mặt ngoài tường hồi Đại bái đắp vẽ hình hổ phù uy nghi. Hai tay ngai chính là hai cột đồng trụ được nối liền với tường hồi Đại bái bằng hai bức tường lửng. Cột đồng trụ có tiết diện vuông, trên đỉnh cột đắp nghệ chầu với tư cách kiểm soát tâm linh khách hành hương. Tiếp đến là mặt sập hổ phù, bốn góc có bốn đầu rồng vươn ra bốn hướng uy nghi. Bên dưới là ô lồng đèn đắp các gờ chỉ nổi, một bên ô lồng đèn trang trí tích tứ linh, bên kia là tứ quý. Vào bên trong, các bộ vì đỡ mái nhà Đại bái được làm thống nhất theo kiểu “kèo kẻ quá giang trốn cột”. Các bộ vì này hầu hết được bào trơn đóng bén, soi gờ chỉ thiên về bền chắc. Các yếu tố trang trí hoa văn ít nhưng căn cứ vào dòng chữ Hán trên thượng lương “Hoàng triều Bảo Đại ngũ niên tuế thứ Canh Ngọ thất nguyệt thập nhị nhật Đinh Tỵ bài thụ thượng lương đại cát” và tấm bia “Chu đình bi ký” ghi về việc đặt hậu cũng được dựng năm Bảo Đại thứ 5 (1930) ta có thể khẳng định rằng ít nhất cách ngày nay hơn 70 năm đã có ngôi miếu này và kiến trúc ở đây mang đậm phong cách thời Nguyễn muộn. Hậu cung được nối liền từ gian giữa Đại bái vào. Bên trong Hậu cung được xây bệ gạch cao, làm nơi đặt các đồ thờ tự như: mâm bồng, bát hương và cỗ long ngai bài vị. Đây là một di vật quý, có niên đại vào thế kỷ XIX. Cỗ long ngai được sơn son thếp vàng, tay ngai chạm hình một đầu rồng, thân là 6 chấn song con tiện, trên đó chạm hình một con rồng uốn lượn. Cỗ bài vị hình nhân chạm hình hổ phù, ngũ long... Miếu Ông còn giữ được nguyên vẹn kiến trúc ban đầu.

Miếu này đã được UBND tỉnh Hà Tây xếp hạng là di tích lịch sử văn hoá năm 2007./.

Theo Hà Nội Danh thắng và Di tích tập 01

Bài liên quan
(0) Bình luận
  • Chùa Yên Bình (huyện Gia Lâm)
    Chùa Yên Bình có tên chữ là Sùng Linh tự. Chùa thuộc thôn Yên Bình (An Bình), xã Dương Xá, huyện Gia Lâm, Hà Nội.
  • Chùa Xuyên Dương (huyện Thanh Oai)
    Chùa Xuyên Dương hiện nay tọa lạc tại xã Xuân Dương, huyện Thanh Oai, Hà Nội.
  • Chùa Xuân Nộn (huyện Đông Anh)
    Chùa Xuân Nộn có tên chữ là Giao Quang tự hay gọi theo ngôn ngữ hàng ngày của người dân địa phương là “chùa Cả” để phân biệt với ngôi “chùa Con” cùng làng. Chùa hiện ở thôn Xuân Nộn, xã Xuân Nộn, huyện Đông Anh, Hà Nội.
  • Chùa Xuân Canh (huyện Đông Anh)
    Chùa Quan Âm có tên chữ là Quan Âm tự và tên địa danh là “chùa Thượng Lão” hiện ở thôn Xuân Canh, xã Xuân Canh, huyện Đông Anh, Hà Nội.
  • Chùa Xuân Đỗ Hạ (quận Long Biên)
    Chùa Xuân Đỗ Hạ, hiện nay thuộc phường Cự Khối, quận Long Biên, Thành phố Hà Nội.
  • Di tích Nhà tù Hoả Lò
    Nhà tù Hoả Lò hiện nay ở vị trí số nhà 1 phố Hoả Lò, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Nguyên đây là thôn Phụ Khánh, nơi chuyên làm các loại ấm đất, siêu đất và các loại hoả lò bằng đất đem bán khắp kinh kỳ nên có tên gọi là Hoả Lò.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Mắm cáy
    Mắm cáy là món ăn dân dã từ bao đời nay gắn bó với người dân quê tôi như củ khoai nước, quả cà pháo... Mâm cơm nhà nông thời hợp tác xã thường có món rau khoai lang luộc, đĩa cá kho và bát nước mắm cáy (người dân thường vẫn gọi thân mật là nước cáy). Giản dị vậy thôi mà sao mỗi khi đi xa lại nhớ đến nao lòng.
  • Góc nhìn đa chiều về lễ vật trong hội làng Thăng Long - Hà Nội
    Từ buổi ban sơ dựng nước đến ngày nay, Thăng Long - Hà Nội mang trong mình bao trầm tích văn hóa, lịch sử. Góp thêm những góc nhìn đa chiều, cuốn sách “Lễ vật trong hội làng Thăng Long - Hà Nội” (Nxb Hà Nội, 2023) giúp người đọc khám phá những giá trị văn hóa truyền thống phong phú, đặc sắc của mảnh đất kinh kỳ.
  • Tọa đàm “Sự hòa hợp giữa tín ngưỡng dân gian và Phật giáo thông qua tục thờ nữ thần ở Việt Nam”
    Sáng 22/9, Hội Văn nghệ dân gian Hà Nội đã tổ chức tọa đàm “Sự hòa hợp giữa tín ngưỡng dân gian và Phật giáo thông qua tục thờ nữ thần ở Việt Nam” với sự tham gia của đông đảo các hội viên trong Hội.
  • Đề xuất bổ sung cấp chính quyền thành phố thuộc thành phố Hà Nội
    Xây dựng dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) bổ sung cấp chính quyền thành phố thuộc thành phố Hà Nội, quy định một số thẩm quyền vượt trội của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân thành phố thuộc thành phố Hà Nội so với thẩm quyền của chính quyền quận, huyện.
  • Hà Nội điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chi tiết Khu đô thị mới An Thịnh – Mê Linh
    UBND TP Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 4655/QĐ-UBND về phê duyệt nhiệm vụ điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 Khu đô thị mới An Thịnh - Mê Linh, thuộc các xã Tiền Phong, Đại Thịnh, Thanh Lâm và thị trấn Quang Minh, huyện Mê Linh, Hà Nội.
Đừng bỏ lỡ
Miếu Ông (huyện Thanh Oai)
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO