Danh thắng & Di tích Hà Nội

Đình Nghĩa Lộ (quận Hà Đông)

Sơn Dương (t/h) 15:07 27/04/2023

Đình Nghĩa Lộ hiện nay thuộc phường Yên Nghĩa, quận Hà Đông, Hà Nội.

Theo sách “Các trấn, tổng, xã danh bị lãm” viết vào thời vua Gia Long (1810 - 1819), thì xã Yên Nghĩa trước kia thuộc tổng La Nội, huyện Từ Liêm, phủ Quốc Oai.

Đình nằm trên thế đất cao, theo hướng tây nam trông ra một hồ rộng lớn, xung quanh đình là những cây gỗ lớn. Đình có mặt bằng kiến trúc theo lối chữ “đinh”, hai bên có Tả hữu mạc. Trước đình là hai cột đồng trụ cao 7m, hai bên có cổng pháo đắp vữa giả làm bằng ngói ống có tám mái cong. Nối giữa trụ chính là cổng pháo, tường bao. Tường bao đắp nổi một bảng rồng và một bảng hổ bằng vôi vữa. Hai cột trụ hình vuông mỗi chiều 1,2m. Bước qua cổng ta tới một sân lát gạch, gạch vuông sen kẽ gạch hình chữ nhật chạy dài tới bậc thềm của đình. Hai bên sân là nhà Tả hữu mạc có chiều dài 7m, chiều cao 3,8m. Các vì kèo là kiểu bào trơn đóng bén, xà được gác lên tường, cho nên không có cột. Đại bái là công trình kiến trúc chính của di tích, từ sân bước lên Đại bái sáu bậc thềm bằng đá và lát gạch vuông 30cm x 30cm. Toàn bộ bậc đá có 53 viên, viên dài nhất 1,53m, dầy 14cm, rộng 24cm. Đại bái có lòng rộng 7m, dài 15,5m, có 24 cột. Đình là ba gian hai dĩ mái cong, xung quanh Đại bái được xây gạch để bảo vệ. Các bộ vì kèo trong Đại bái làm theo kiểu “chồng rường con nhị”, trên thượng lương có đắp hổ phù. Hai vì kèo gian giữa có bốn bức cốn được chạm bốn mặt trong và bốn mặt ngoài những con chim phượng, rồng cuốn thuỷ, rùa. Các cốn mê khác là cành trúc hoá rồng. Các bẩy hiên đều chạm lá lật và lá cách điệu thành rồng. Nhìn chung kiến trúc đơn giản, mang phong cách muộn thời Nguyễn. Trong Hậu cung là hai bộ long ngai bài vị, trong đó có một bài vị có niên đại thời Hậu Lê, một thời Nguyễn. Cả ba mâm đài và chín quả đa, một choé có hoa văn men xanh sẫm để cúng (nước cúng). Một bát hương gốm da lươn Bát Tràng, hai bát hương tròn, hai đôi nến, 2 hoành phi, 2 bộ kiệu bát cống. Đặc biệt, trong đình còn lại một bia đá cao 65cm, rộng 40cm, trên bia ghi “Hội khoa Tiến sĩ”, có khắc các dòng họ người Nghĩa Lộ đã đỗ đạt vào các đời vua Lê Thánh Tông (1463) vào năm Quang Thuận thứ 4. Đời vua Lê Hiển Tông thứ 4 (1499), đời vua Cảnh Thống thứ 2, đời vua Kính Tông (1607) và năm Hoằng Định thứ 8.

Đình Nghĩa Lộ là nơi thờ Ả Lã Nàng Đê và em trai là Quốc công. Truyền thuyết kể lại rằng: Xưa có ông Nguyễn Viên, quê ở Châu Ái ra Cổ Châu làm quan nhà Hán, ông căm thù bọn giặc tàn ác, nên ông ngầm liên kết với các lực lượng để chống lại bọn Tô Định. Nhưng cũng như Thi Sách, ông bị bọn Tô Định giết hại. Con gái lớn là Ả Lã và người con trai tên là Quốc. Khi Hai Bà Trưng truyền hịch khởi nghĩa, hai chị em chiêu mộ quân lính trong vùng kéo về tụ nghĩa ở sông Hát. Ả Lã được phong là tướng tiên phong một đạo quân. Hai chị em đã lập được công lớn trong cuộc đánh đuổi quân Nam Hán xâm lược, giải phóng đất nước. Hai Bà Trưng đã ban thưởng bổng lộc và chức tước cho hai chị em bà cho về lập ấp huyện quan ở vùng sông Đáy. Tại đây, Ả Lã và em trai cùng dân trồng dâu, chăn tằm và cấy lúa chăm lo cuộc sống nhân dân và thao luyện binh sĩ. Đến khi nhà Hán sai Mã Viện đem quân sang xâm lược nước ta một lần nữa, Hai Bà Trưng thất trận, Ả Lã và em trai lần lượt hy sinh anh dũng trên sông Hát. Để tưởng nhớ công ơn của hai vị tướng giỏi, nhân dân quanh vùng đã lập đền thờ, dân làng nghĩa Lộ đã thờ bà Ả Lã và em trai làm Thành hoàng làng và là vị phúc thần của dân.

Đình Nghĩa Lộ đã được Bộ Văn hoá và Thông tin công nhận di tích kiến trúc nghệ thuật năm 1991./.

Theo Hà Nội Danh thắng và Di tích tập 01

Bài liên quan
(0) Bình luận
  • Bảo tàng Mỹ thuật ở giữa làng quê (huyện Ba Vì)
    Xứ Đoài là một vùng đất tối cổ - vùng địa văn hoá, địa thi hoạ - nơi mà con người có thể trải nghiệm đời mình trong hệ sinh thái tự nhiên của vùng đất, đi qua những truyền thuyết, cổ tích, để từ đó tạo nên tâm tính, giọng nói đặc trưng của con người xứ Đoài. Nắng và gió, núi và sông xứ Đoài đã gợi cảm hứng sáng tác cho một Tản Đà, một Quang Dũng và nhiều thi nhân, hoạ sĩ: từ Tô Ngọc Vân, Nguyễn Gia Trí đến Sĩ Tốt, Nguyễn Tiến Chung, Nguyễn Tư Nghiêm, Nguyễn Sáng... và những thế hệ văn nghệ sĩ sau này, ở họ đều có những sáng tác xuất sắc về xứ Đoài.
  • Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày (huyện Phú Xuyên)
    Đi khắp các vùng miền của Tổ quốc, những cựu tù binh Phú Quốc đã sưu tầm kỷ vật, di vật, tranh ảnh có liên quan đến các nhà tù trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược mà đồng đội và các ông đã trải qua. Hơn 20 năm kiếm tìm và góp nhặt, Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày, do chính những người cựu tù năm xưa thành lập là những minh chứng chân thực về một thời oanh liệt và hào hùng của dân tộc.
  • Bảo tàng Quê hương phong trào chiếc gậy Trường Sơn (huyệnỨng Hoà)
    Hoà Xá là một làng quê nằm sát bờ tả sông Đáy, thuộc vùng ven chiêm trũng Khu Cháy. Nơi đây sớm có phong trào cách mạng ngay từ những năm 1930, là hậu phương trung thành của cuộc kháng chiến chống Pháp. Trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Hòa Xá được xem là quê hương của phong trào động viên thanh niên lên đường “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” và câu chuyện huyền thoại “chiếc gậy Trường Sơn”.
  • Khu Cháy, Bảo tàng Khu Cháy - một địa chỉ đỏ về truyền thống đấu tranh cách mạng ở Ứng Hoà, Phú Xuyên
    “Khu Cháy” là thuật ngữ để nói về một khu du kích trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp gồm 22 xã ở phía nam huyện Ứng Hoà và tây huyện Phú Xuyên, Hà Nội.
  • Bảo tàng Tổng cục II (quận Hoàng Mai)
    Toạ lạc tại số 322 đường Lê Trọng Tấn, quận Hoàng Mai, Hà Nội trên khuôn viên rộng 3.500m2, gồm 2 tầng nhà và phần trưng bày ngoài trời, Bảo tàng Tổng cục II hiện lưu giữ 5.830 hiện vật, trong đó có nhiều hiện vật quý hiếm gắn liền với cuộc đời hoạt động của nhiều chiến sĩ tình báo xuất sắc của Quân đội nhân dân Việt Nam. Với chức năng phục vụ công tác nghiên cứu, tham quan học tập, giáo dục truyền thống, Bảo tàng Tổng cục II chính thức được Bộ Văn hoá - Thông tin công nhận nằm trong hệ thống các bảo tàng cấp 2 toàn quân.
  • Bảo tàng Binh chủng Thông tin (quận Ba Đình)
    Bảo tàng Binh chủng Thông tin thuộc loại hình bảo tàng lịch sử chuyên ngành quân sự, là thể chế văn hoá, có chức năng bảo quản và trưng bày các sưu tập về lịch sử Binh chủng Thông tin liên lạc nhằm phục vụ nhu cầu nghiên cứu, giáo dục, tham quan và hưởng thụ văn hoá của cán bộ, chiến sĩ trong Binh chủng và nhân dân, bạn bè quốc tế.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • Độc đáo lễ hội Tấc Ka Coong - Cúng thần núi của đồng bào Cơ Tu
    Tái hiện trích đoạn sân khấu hóa lễ hội Tấc Ka Coong - Cúng thần núi của đồng bào Cơ Tu huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế) trong Ngày hội “Văn hóa, Thể thao và Du lịch các dân tộc miền núi” tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ XV.
  • 50 đội thi tham gia Giải bơi chải thuyền rồng Hà Nội mở rộng 2024
    UBND Thành phố Hà Nội cho biết, Chào mừng Kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), Thành phố Hà Nội và Tổng Công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) sẽ tổ chức Giải bơi chải thuyền rồng Hà Nội mở rộng năm 2024.
  • Vở ballet Hồ Thiên Nga được biểu diễn trở lại tại Nhà hát Lớn Hà Nội
    Vở Ballet Hồ Thiên Nga đã làm say đắm khán giả trên toàn thế giới suốt hơn một thế kỷ qua sẽ được Nhà hát Nhạc Vũ Kịch Việt Nam (VNOB) biểu diễn trở lại tại sân khấu Nhà hát Lớn Hà Nội trong 3 ngày 14, 15 và 16 tháng 6 tới đây.
  • 194 Đảng viên Thị xã Sơn Tây được trao tặng Huy hiệu Đảng dịp Kỷ niệm sinh nhật Bác
    Sáng 16/5, Thị ủy Sơn Tây (TP. Hà Nội) long trọng tổ chức lễ trao tặng Huy hiệu Đảng đợt 19/5/2024 cho 194 đảng viên của Đảng bộ thị xã. Các đảng viên được nhận Huy hiệu từ 30 năm đến 70 năm tuổi Đảng, trong đó có 1 Huy hiệu 70 năm tuổi Đảng.
  • Vô định bước chân khi qua chốn cũ
    Một lần tôi âm thầm trở lại Hà Nội. Tôi có hẹn phỏng vấn với một công ty ở đó. Sau bao tháng ngày lăn lội công trường bùn lầy gió bụi, tôi muốn tìm kiếm một công việc mang nhiều yếu tố chuyên môn hơn. Thế nhưng, buổi phỏng vấn hờ hững, kết thúc mà chẳng hứa hẹn điều gì, có lẽ tôi không phải là lựa chọn phù hợp cho vị trí đang tuyển dụng. Chông chênh giữa một thành phố quen mà nay như xa lạ, tôi một mình lang thang qua những con phố cũ, chờ chuyến xe trở về lúc chiều muộn.
  • Tổ chức các giải thể thao chào mừng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô tại các quận, huyện, thị xã
    UBND thành phố Hà Nội yêu cầu các quận, huyện, thị xã trên địa bàn toàn thành phố triển khai thực hiện kế hoạch tổ chức các giải thể thao chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954- 10/10/2024) nhằm động viên nhân dân tham gia tập luyện thể dục, thể thao hưởng ứng cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”...
  • Thừa Thiên Huế: Lấy ý kiến các dự án luật Di sản văn hóa
    Những góp ý các dự án luật Di sản văn hóa phù hợp với thực tiễn phát triển và Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Thừa Thiên Huế sẽ tổng hợp, có ý kiến tại Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV.
  • Thêm một nỗi niềm cho Tây Bắc
    Trước khi đọc “Ta còn em Tây Bắc” của Nguyễn Việt Chiến, tôi tự hỏi: đây là bài thơ viết về điều còn lại của “ta” hay là bài thơ ngợi ca Tây Bắc? Nhưng có lẽ, bài thơ không đơn thuần gợi mở chừng ấy cách nghĩ.
  • Khai mạc Liên hoan ảnh nghệ thuật các câu lạc bộ nhiếp ảnh Hà Nội năm 2024
    Sáng 15/5, tại Phố Sách 19/12, Hội nhiếp ảnh nghệ thuật Hà Nội phối hợp cùng các câu lạc bộ (CLB) nhiếp ảnh trên địa bàn Thành phố Hà Nội tổ chức khai mạc “Liên hoan ảnh nghệ thuật các câu lạc bộ nhiếp ảnh Hà Nội” với chủ đề “Việt Nam - Đất nước - Con người”.
  • Nhịp sống mỗi ngày ở khu tập thể cũ Hà Nội
    Với nhiều người Hà Nội, những khu tập thể là nơi lưu giữ nhiều ký ức về nếp sinh hoạt cũ - một phần ký ức của Hà Nội. Giữa nhịp sống hiện đại hôm nay, những khu tập thể cũ ở Hà Nội vẫn lặng lẽ ẩn mình giữa đô thị hiện đại. Với không ít người nó vẫn là những ký ức khó quên với những ai đã từng sống tại các khu tập thể. Nơi đó, mỗi ngày mới, nhịp sống lại bắt đầu...
Đình Nghĩa Lộ (quận Hà Đông)
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO