Check in Hà Nội

Khu di tích thành Cổ Loa

Sơn Dương (t/h) 10:33 31/03/2023

Khu di tích Cổ Loa thuộc xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, cách nội thành Hà Nội 18km.

Khu di tích Cổ Loa xưa kia là kinh đô của nước Âu Lạc, được vua An Dương Vương dựng vào thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên. Đây là một thành trì lớn, một dấu tích vật chất về kiến trúc quân sự và đô thị cổ có cách đây hơn hai thiên niên kỷ.

Sau khi đánh thắng hàng vạn quân của Tần Thuỷ Hoàng kéo sang xâm lược, Thục Phán đã lập ra nước Âu Lạc và đóng đô ở Cổ Loa. Cổ Loa nằm ở trung tâm nước Âu Lạc, phía nam có sông Hoàng Giang thông với sông Hồng Hà, chảy qua 5 huyện là Yên Lãng, Kim Anh, Đông Ngàn, Tiên Du và Yên Phong. Việc An Dương Vương xây thành hình ốc, được gọi là Loa Thành đã thành một huyền Thành cứ ngày xây, đêm bị đổ. Sau nhờ thần Kim Quy bày kế diệt tinh gà trắng, thành mới xây xong. Thần Kim Quy lại cho móng làm nỏ thần bắn trăm phát trăm trúng để giết giặc giữ thành. Mắc lừa mưu kế của Triệu Đà, đã bị mất thành, mất nước và mất mạng. Tấn thảm kịch ấy nói lên trong câu chuyện Mỵ Châu - Trọng Thuỷ.

Ở Cổ Loa hiện nay còn khu thành đất đồ sộ, với vết tích của ba vòng thành chính bằng đất: Ngoại, Trung và Nội. Vào buổi đầu của thời độc lập, vua Ngô Quyền từng đóng đô ở đây một thời gian và hẳn đã ít nhiều thay đổi kiến trúc của toàn bộ khu vực. Dù sao, các di tích qua nhiều thời vẫn còn đấy, và in dấu ấn của một thời quá khứ rất xa xưa.

Vòng thành Ngoại có chu vi khoảng 8.000m, qua địa phận của 4 xã Cổ Loa, Uy Nỗ, Việt Hùng và Dục Tú.

Thành Trung dài khoảng 6.500m. Thành vòng từ cửa nam (Chợ Sa ngày nay) về phía đông theo Đầm Cả qua Gò Vôi ở phía bắc rồi vòng lại phía nam theo bờ sông Hoàng Giang.

Thành trong, cũng gọi là thành Nội, hình chữ Nhật, có chu vi khoảng 1.650m. Nơi đây được xem là chỗ ở của vua Thục. Cổng chính của thành Nội ở giữa bờ phía thành nam. Hai bên cổng có đắp hai ụ cao, nhô hẳn về phía trước. Bên góc thành Nội còn dấu tích 18 ụ phòng ngự. Các vòng thành cao trung bình 4 - 5m, có chỗ cao đến 8 - 12m. Chân vững chắc, rộng 20 - 30m, trên mặt rộng từ 6 - 12m. Ngay phía ngoài chân vòng thành là các hào nước bảo vệ thành. Trải qua hàng ngàn năm xâm thực của mưa gió, thành cũ, hào nước không còn lại nhiều. Thành được xây bằng đất (ngày ấy đã có nồi niêu bát đĩa bằng sành nhưng chưa có gạch ngói). Ước tính khối lượng đào đắp phải vào khoảng 2,2 triệu mét khối mà dân số nước Âu Lạc khi ấy có vào khoảng 40 vạn dân sẽ thấy rõ công trình quân sự này to lớn đến mức nào. Thành cổ đắp cao như vậy trên một nền vùng đồng bằng phù sa mới bồi đắp và do chưa nắm được kĩ thuật xây thành nên đắp rồi lại đổ và người xưa cho là có yêu quái. Các nhà khảo cổ đã xẻ đôi luỹ thành thì thấy chân luỹ, ở những nơi gần sông, gần vực, được kê bằng các tảng đá to. Vùng Cổ Loa gần núi đá, phải khai thác và chuyên chở từ xa về.

Thành Cổ Loa vừa là căn cứ phòng ngự vừa là căn cứ để tiến công, vừa là căn cứ bộ binh, vừa là căn cứ thuỷ quân; là một toà thành kiên cố khi vũ khí thời đó chỉ là gươm giáo và cung tên. Còn một điều đáng chú ý nữa của công trình quân sự này là cửa thành ngoài, thành Trung và thành Nội được bố trí so le, đường nối 2 cửa thành là đường chéo quanh co, có các ụ phòng ngự hai bên nên gây trở ngại lớn cho kẻ địch dù chúng đã lọt vào được một vòng thành (đó chính là tài thao lược quân sự kiệt xuất của tổ tiên ta thời xưa). Dân địa phương gọi những ụ này là “ụ hoả hồi”. Cả 3 vòng thành có đến 72 “ụ hoả hồi”.

Quanh thành và rải rác trong thành, nhiều nơi còn mang những địa danh hướng về thời An Dương Vương như gò Đống Bắn, tương truyền là nơi Cao Lỗ, một tướng tài của An Dương Vương dạy quân bắn cung, gò Đống Chuông, gò Cột Cờ, khu Vườn Thuyền, Ao Mắm.

Ngoài dấu tích 3 vòng thành đất, khu di tích Cổ Loa có các di tích tiêu biểu là: Đền Thượng thờ Thục An Dương Vương, đình Ngự Triều di quy, am thờ công chúa Mỵ Châu, các địa điểm khảo cổ học... cùng các dấu tích khác.

Trong khu di tích Cổ Loa có đình làng Cổ Loa, trong đình có bức hoành phi đề 4 chữ “Ngự triều di quy” vì theo truyền thuyết thì nơi đây là nền cũ của điện ngự triều, nơi các quan trong triều An Dương Vương hội họp. Trên cột đình còn đôi câu đối của Tôn Thất Thuyết, người thủ lĩnh kiên quyết chống Pháp hồi cuối thế kỷ XIX:

Tặc đáo Loa Thành tuỳ diệt một
Điện vô quy nỗ dũ uy linh”

Nghĩa là:

Giặc đến Thành Loa phải diệt hết
Điện không nỏ rùa vẫn linh thiêng”

Cạnh đình là am Bà Chúa tức là miếu thờ công chúa Mỵ Châu, nằm dưới gốc đa cổ thụ. Trong am có một phiến đá hình người cụt đầu, theo truyền thuyết là tượng My Châu đã bị An Dương Vương chém chết. Trên tường am có bức hoành phi ghi bài thơ bằng chữ Hán của Chu Mạnh Trinh.

Đền Thượng - nơi thờ Thục An Dương Vương được xây dựng năm 1687 và trùng tu năm 1893. Kiến trúc của đền được làm lối trùng thiềm điệp ốc, gồm: Cổng nghi môn, Tiên từ đệ nhật, Tiền tế, nhà Thiêu hương, Đại bái và Hậu cung. Trong đền Thượng còn lưu giữ được các mảng chạm và các di vật có giá trị như đôi ngựa hồng được làm năm 1716, tượng vua Thục đúc năm 1897.

Trước đền là Ngọc Tỉnh (giếng Ngọc) tương truyền là nơi Trọng Thuỷ đã tự vẫn vì hối hận (chuyện kể rằng dùng nước này mà rửa ngọc trai thì ngọc sáng bội phần).

Ngoài các di tích trên, trong vòng 3 thành đất còn có những dải đất như: Ngự Xạ Đài là nơi vua Thục xem quân sĩ luyện tập cung nỏ, Vườn Thuyền là căn cứ thuỷ quân.

Trong những năm gần đây, ngành khảo cổ học đã phát hiện nhiều di chỉ đồ đá, đồ đồng ở khu vực Cổ Loa. Tại khu Cầu Vực có một kho vũ khí có tới hàng vạn mũi tên đồng hai, ba ngạnh. Nhiều rìu, lưỡi cày, vỏ trấu, xương thú vật và cả trống đồng nữa (1982) cũng được tìm thấy ở khu vực này. Trống Đồng Cổ Loa thuộc về nhóm trống đồng xưa nhất và đẹp nhất của nền văn minh Đông Sơn.

Ngày nay, Cổ Loa là một khu di tích lịch sử tiêu biểu của dân tộc và của Hà Nội ngàn năm văn vật.

Cổ Loa là di tích lớn và là di tích duy nhất còn lại đến nay về một thủ phủ lớn. Một thủ phủ mà ông cha ta đã thiết lập trên đồng bằng Bắc Bộ, đầu tiên hẳn là thủ phủ của một thủ lĩnh quân sự thời cổ ở nước ta. Cổ Loa huyền thoại và lịch sử, anh hùng ca và bi tráng ca. Tất cả hoà lại với nhau để biến Cổ Loa thành nơi hoài niệm và hoài vọng chung cho mọi người Việt Nam trong những giây phút muốn trở về nguồn cội.

Khu di tích Cổ Loa đã được Bộ Văn hoá và Thông tin xếp hạng di tích lịch sử, khảo cổ, kiến trúc nghệ thuật năm 1962.

Chuyện tình Mỵ Châu - Trọng Thuỷ

Đại Việt sử ký toàn thư của nhóm Ngô Sĩ Liên cho biết: Thục An Dương Vương “kiêm tính nước Văn Lang, đổi quốc hiệu là Âu Lạc". An Dương Vương động viên quân dân cả nước đắp thành ở Việt Thường. rộng hơn nghìn trượng như hình trôn ốc nên gọi là Loa Thành, có người gọi là Tu Long Thành. Người nhà Đường gọi là thành Côn Lôn, vì thành rất cao. Để giữ được thành, truyền thuyết xưa nay từng phổ biến là An Dương Vương được thần Kim Quy (Rùa Vàng) trao cho móng, dùng làm lấy nỏ. Dương Vương sai tướng giỏi là Cao Lỗ làm nỏ thần, dùng móng rùa làm lẫy nỏ, gọi là “Linh quang kim trảo thần nỗ".

Đại Việt sử ký toàn thư còn cho biết thêm: Năm 214 trước Công nguyên, Tần Thuỷ Hoàng sai Hiệu uý Đồ Thư đem 50 vạn quân đi sâu vào đất Lĩnh Nam, đánh lấy vùng đất Lục Lương, đặt các quận Quế Lâm (nay là huyện Minh Quý, tỉnh Quảng Tây), Nam Hải (nay thuộc tỉnh Quảng Đông) và Tượng Quân (tức nước ta), cho Nhâm Ngao làm Nam Hải uý, Triệu Đà làm Long Xuyên lệnh (Long Xuyên là huyện của quân Nam Hải). Nhâm Ngao và Triệu Đà nhân thế cùng nhau mưu đồ xâm lấn nước ta. Năm 210 trước Công nguyên tháng mười, Tần Thuỷ Hoàng mất ở Sa Khâu. Nhâm Ngao và Triệu Đà đem quân sang lấn. Triệu Đà đóng quân ở núi Tiên Du, trấn Bắc Giang, đánh nhau với quân nước Âu Lạc. An Dương Vương đem nỏ thần ra bắn, Triệu Đà tan quân thua chạy. Còn Nhâm Ngao đem quân thuỷ đóng ở Tiểu Giang (tức phủ Đô hộ), phạm thổ thần nên bị bệnh phải rút quân về. Ngao xui Đà: “Nhà Tần sẽ mất nước thôi, nên dùng mưu kế đánh Thục Phán (tức An Dương Vương) có thể dựng nước được". Đà biết An Dương Vương có nỏ thần không thể địch nổi, lui về giữ núi Vũ Ninh, sai sứ sang giảng hoà. An Dương Vương mừng, bèn chia từ Bình Giang (tức sông Thiên Đức, huyện Đông Ngàn) trở về Bắc thì Đà thống trị, từ đó về Nam thì mình thống trị. Đà sai con là Trọng Thuỷ sang Âu Lạc làm gián điệp để mưu đồ chiếm bằng được nước ta dưới cái bề ngoài thân thiết là cầu hôn lấy Mỵ Châu (con gái An Dương Vương) và ở gửi rể. Thấy kẻ địch đổi bụng hẳn thì ra đường tình nghĩa, An Dương Vương vui vẻ nhận lời. Hôn nhân đã thành. Nối tiếp việc này. sách của Nguyễn Đổng Chi: Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam, tập 5 (NXB Văn Nghệ Thành phố Hồ Chí Minh, năm 1993) đã kể lại nhiều chi tiết như:

"Lấy được Mỵ Châu rồi, Trọng Thuỷ lân la hỏi vợ về nội tình nước Âu Lạc như lời bố mình dặn dò trước lúc đi làm rể. Chàng tỉ tê gạn vợ - Tại sao dân Âu Lạc không đông, nhưng mỗi lần ra quân đều thu được thắng lợi?

Mỵ Châu trước chỉ mỉm cười không đáp. Nhưng ngày một ngày hai. thấy chồng thật lòng yêu thương, và nghĩ rằng hai nước đã trở nên một nhà, nên nàng không còn nghi ngờ gì. Dần dần nàng cho chồng biết nào là việc yêu quái phá thành, việc cầu được thần Kim Quy diệt trừ yêu quái, nào thần dạy cho cách xây thành, việc tặng cho vuốt thần để làm lẫy nỏ,... Trong cơn say đắm, Mỵ Châu không tiếc gì cả. Nàng còn giấu cha mình dẫn chồng đến xem trộm nỏ thần ở một ngôi đền cấm cạnh cung vua. Nhân khi vợ bận nhìn đi chỗ khác, Trọng Thuỷ bèn lấy trộm lẫy nỏ thật mà đánh tráo vào một lẫy nỏ giả” Để tìm cách mật bảo với phía Nam Việt. Hắn khéo léo bảo với vợ và bố vợ rằng: mình xa mẹ cha đã lâu, nên xin phép được về thăm cho thoả lòng mong nhớ, rồi ít lâu sau lại xin trở lại. Trọng Thuỷ tỉ tê với vợ:

- Chuyến đi này làm tôi nhớ nàng khôn xiết. Trong khi tôi về bên kia, ngộ nhỡ hai nước lại có chuyện bất hoà, Nam Bắc cách biệt, tôi muốn đi tìm nàng thì biết làm thế nào để gặp được nhau.

Mỵ Châu đáp:

Thiếp có cái áo lông ngỗng, lông nó sáng rực khác thường, thiếp sẽ mặc vào người, đi đến đâu rứt lông rắc ở dọc đường. Chàng cứ theo dấu ấy mà tìm thì gặp.

Lại nói phía Nam Việt: Được Trọng Thuỷ cho biết nội tình và vũ khí của Âu Lạc, với sự chuẩn bị ngầm từ lâu, Triệu Đà lập tức phát đại binh xâm lăng Âu Lạc. Nghe tin biên giới báo về gấp, An Dương Vương cười ha hả mà rằng:

- Giặc Đà hết sợ nỏ thần của ta rồi sao?

Nói rồi vẫn một mực coi thường, không lo lắng gì cả. Cho nên khi quân địch đã tiến sát chân thành, vua mới sai đem nỏ thần ra bắn, thì ôi thôi lẫy nỏ đã bị đánh tráo, không mầu nhiệm như trước nữa!

Thấy quân địch ào ào xông tới vây thành như kiến cỏ, An Dương Vương vội vã nhảy lên mình ngựa, bảo Mỵ Châu ngồi sau lưng, rồi nhân tối trời thoát ra khỏi thành, cho phi một mạch về phương Nam.

Trong khi quân Nam Việt chưa biết An Dương Vương chạy về hướng nào mà đuổi, thì Trọng Thuỷ đã lần dấu lông ngỗng của vợ, bèn thúc ngựa theo sát nút. Phía trước, con ngựa chở cha con An Dương Vương cứ theo dọc bờ biển phi miết, luôn mấy ngày đêm. Một buổi sớm, ngựa đến sát chân một hòn núi, xung quanh là làng xóm đông đúc. Vua hỏi một bô lão gặp bên đường. - Hỡi sứ giả Thanh Giang, mau mau trừ giặc giúp ta!

Bỗng nhiên từ biển cả, thần Kim Quy hiện lên sừng sững khỏi mặt nước, nói to:

- Người ở sau lưng nhà vua chính là giặc đó!

An Dương Vương quay lại nhìn không thấy ai, chỉ thấy Mỵ Châu, liền hiểu nông nỗi. Cơn giận bốc lên dữ dội, vua bèn tuốt kiếm chém chết con gái yêu. Đoạn vua tìm lại thần Kim Quy thì thấy thần đang rẽ nước cho mình đi xuống biển cả.

Trọng Thuỷ theo dấu lông ngỗng đến núi Mộ Dạ thì chỉ còn thấy xác Mỵ Châu. Vừa thương vợ, vừa hối hận về việc mình làm. Trọng Thuỷ bèn ôm lấy xác vợ than khóc hồi lâu, rồi nhảy xuống một cái giếng tự tử.

Người ta nói máu Mỵ Châu chảy xuống nước, những con trai, con hến ăn vào đều hoá thành ngọc. Ai bắt được ngọc ấy đem đến rửa ở giếng Trọng Thuỷ trẫm mình, thì sắc ngọc tự nhiên sáng rực lên.

Theo Hà Nội Danh thắng và Di tích tập 01

Bài liên quan
  • Cầu Thanh Trì
    Cầu Thanh Trì bắc qua sông Hồng là một trong những cây cầu có tầm quan trọng đặc biệt đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của khu vực đồng bằng Bắc bộ nói chung và thủ đô Hà Nội nói riêng.
(0) Bình luận
  • Ô Quan Chưởng - Cửa ô cuối cùng của Hà Nội
    Cửa Ô Quan Chưởng nằm ở phía Đông thành Thăng Long xưa, hiện nay thuộc phường Đồng Xuân, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Đây là một trong những cửa ô quan trọng của thành Thăng Long còn sót lại cho đến ngày nay. Chứng kiến biết bao biến đổi thăng trầm của Thủ đô, giữa phố phường Hà Nội nhộn nhịp hôm nay, Ô Quan Chưởng vẫn sừng sững uy nghiêm, khoác lên mình vẻ đẹp cổ kính, bình yên...
  • Bảo tàng Mỹ thuật ở giữa làng quê (huyện Ba Vì)
    Xứ Đoài là một vùng đất tối cổ - vùng địa văn hoá, địa thi hoạ - nơi mà con người có thể trải nghiệm đời mình trong hệ sinh thái tự nhiên của vùng đất, đi qua những truyền thuyết, cổ tích, để từ đó tạo nên tâm tính, giọng nói đặc trưng của con người xứ Đoài. Nắng và gió, núi và sông xứ Đoài đã gợi cảm hứng sáng tác cho một Tản Đà, một Quang Dũng và nhiều thi nhân, hoạ sĩ: từ Tô Ngọc Vân, Nguyễn Gia Trí đến Sĩ Tốt, Nguyễn Tiến Chung, Nguyễn Tư Nghiêm, Nguyễn Sáng... và những thế hệ văn nghệ sĩ sau này, ở họ đều có những sáng tác xuất sắc về xứ Đoài.
  • Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày (huyện Phú Xuyên)
    Đi khắp các vùng miền của Tổ quốc, những cựu tù binh Phú Quốc đã sưu tầm kỷ vật, di vật, tranh ảnh có liên quan đến các nhà tù trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược mà đồng đội và các ông đã trải qua. Hơn 20 năm kiếm tìm và góp nhặt, Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày, do chính những người cựu tù năm xưa thành lập là những minh chứng chân thực về một thời oanh liệt và hào hùng của dân tộc.
  • Bảo tàng Quê hương phong trào chiếc gậy Trường Sơn (huyệnỨng Hoà)
    Hoà Xá là một làng quê nằm sát bờ tả sông Đáy, thuộc vùng ven chiêm trũng Khu Cháy. Nơi đây sớm có phong trào cách mạng ngay từ những năm 1930, là hậu phương trung thành của cuộc kháng chiến chống Pháp. Trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Hòa Xá được xem là quê hương của phong trào động viên thanh niên lên đường “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” và câu chuyện huyền thoại “chiếc gậy Trường Sơn”.
  • Khu Cháy, Bảo tàng Khu Cháy - một địa chỉ đỏ về truyền thống đấu tranh cách mạng ở Ứng Hoà, Phú Xuyên
    “Khu Cháy” là thuật ngữ để nói về một khu du kích trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp gồm 22 xã ở phía nam huyện Ứng Hoà và tây huyện Phú Xuyên, Hà Nội.
  • Bảo tàng Tổng cục II (quận Hoàng Mai)
    Toạ lạc tại số 322 đường Lê Trọng Tấn, quận Hoàng Mai, Hà Nội trên khuôn viên rộng 3.500m2, gồm 2 tầng nhà và phần trưng bày ngoài trời, Bảo tàng Tổng cục II hiện lưu giữ 5.830 hiện vật, trong đó có nhiều hiện vật quý hiếm gắn liền với cuộc đời hoạt động của nhiều chiến sĩ tình báo xuất sắc của Quân đội nhân dân Việt Nam. Với chức năng phục vụ công tác nghiên cứu, tham quan học tập, giáo dục truyền thống, Bảo tàng Tổng cục II chính thức được Bộ Văn hoá - Thông tin công nhận nằm trong hệ thống các bảo tàng cấp 2 toàn quân.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Podcast] Thu Hà Nội – Mùa của tình yêu và nỗi nhớ
    Bốn mùa, xuân, hạ, thu, đông của Hà Nội, mỗi mùa đều mang trong mình nét đẹp riêng bới hương, bởi sắc của mỗi mùa. Nhưng có lẽ, mùa thu vẫn là một mùa thật đặc biệt của Người Hà Nội. Mỗi độ thu về như gói gọn cả một Hà Nội cổ kính, trầm mặc, một Hà Nội thơ mộng và trữ tình. Chính bởi vẻ đẹp đó mà mùa thu đã trở thành nỗi nhớ cho những ai đã từng gắn bó với Hà Nội mà nay phải chia xa, là niềm ước ao một lần được “chạm vào” của nhiều du khách.
  • Khám phá Tây Bắc tại triển lãm "Tây Park - Ngàn"
    Triển lãm thị giác "Tây Park - Ngàn" được thực hiện dựa trên quá trình 10 năm đi và trải nghiệm tại Tây Bắc (Việt Nam) kết hợp sáng tạo nhiếp ảnh của Nguyễn Thanh Tuấn.
  • Khúc ca tình mẫu tử khi đối thoại với thời gian
    Bài thơ “Mẹ” của Đỗ Trung Lai thuộc đề tài quen thuộc nhưng luôn mang sức gợi lớn: đề tài người mẹ. Bài thơ được chọn vào sách giáo khoa Ngữ văn 7 (tập 1, bộ Cánh diều). Xuyên suốt bài thơ là bóng dáng vất vả, tảo tần của người mẹ gắn liền với tình cảm thiêng liêng, sâu đậm mà người con dành cho mẹ. Bằng nét bút tinh tế và nghệ thuật biểu đạt đầy sáng tạo, bài thơ tựa như một khúc ru trầm, nhẹ nhàng mà da diết, chạm đến từng góc khuất trong tâm hồn người đọc.
  • Thảo luận bàn tròn về Chủng ngừa ở người lớn và Dự phòng bệnh Zona
    Ngày 21/11, tại Hà Nội, Tổng Hội Y học Việt Nam phối hợp cùng Công ty TNHH Dược phẩm GSK Việt Nam (GSK Việt Nam) và các chuyên gia đầu ngành trong các lĩnh vực Thận học, Hô hấp, Nội tiết, Cơ Xương Khớp đã có phiên thảo luận về chủng ngừa ở người lớn và dự phòng bệnh zona.
  • Khởi động chiến dịch "JUMBO VAPE - Chung tay phòng chống bệnh sốt xuất huyết"
    Ngày 21/11, Fumakilla Việt Nam đồng hành cùng Hội Liên hiệp Phụ nữ quận Đống Đa tổ chức chiến dịch “JUMBO VAPE - Chung tay phòng chống bệnh sốt xuất huyết” trong việc tuyên truyền phòng chống bệnh sốt xuất huyết trên địa bàn Thủ đô.
Đừng bỏ lỡ
Khu di tích thành Cổ Loa
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO