Hồ Tây thấp thoáng mái chùa

Văn Hậu| 23/11/2022 16:19

Hồ Tây xưa nay lắng đọng biết bao thăng trầm của lịch sử. Thăm cảnh Hồ Tây, ta có thể đến các làng nghề, làng hoa: Nghi Tàm, Quảng Bá, Nhật Tân, Phú Thượng... Và hình ảnh thu nhỏ của lịch sử đất Việt ghi lại trong di sản hữu thể, nơi các ngôi chùa chung quanh Hồ Tây các triều đại Lý, Trần, Lê, Nguyễn.

chua-tran-quoc-3-e1513304483276(1).jpg
Chùa Trấn Quốc

Chùa Trấn Quốc là ngôi chùa vào loại cổ nhất ở nước ta, tương truyền có từ đời Lý Nam Đế (544 - 548). Thuở ấy, chùa được dựng sát bờ sông Cái (sông Hồng), có tên Khai Quốc (mở nước). Đến đời Lê Thái Tông (1440-1442), đổi gọi là chùa An Quốc. Đời Lê Kính Tông (1600 - 1618): bãi sông lở, dân dời chùa vào hòn đảo Cá Vàng giữa Hồ Tây (địa điểm hiện nay) nơi các vua Lý dựng cung Thuý Hoa; đời Trần đã dựng điện Hàm Nguyên. Đời Lê Hi Tông (1680 -1705) gọi là chùa Trấn Quốc. Khoảng thế kỷ 15 (hoặc 17), do đắp đê Cổ Ngư nối đê với đảo Cá Vàng...

Chùa hiện giữ được lối kiến trúc độc đáo khác với nhiều chùa: phía trước là nhà bái đường, rồi đến nhà tam bảo, phía sau mới là hai dãy hành lang. Thập điện và gác chuông. Trong chùa có một số tượng đẹp, đáng chú ý nhất là pho tượng Thích Ca nhập niết bàn bằng gỗ thếp vàng. Có giá trị như tượng chùa Phổ Minh (Nam Định).

Bia năm 1639 do trạng nguyên Nguyễn Xuân Chinh soạn, ghi việc trùng tu chùa Trấn Quốc. Bài ký trên bia chùa Thiên Niên (1893) ở Trích Sài khắc :

Hồ Tây, trước kia là khu rừng rậm rạp mọc toàn gỗ lim. Trong rừng có hòn núi nhỏ, có con cáo 9 đuôi đã thành tinh ẩn náu trong hang núi đó, thường thường hiện hình làm hại người và vật, đã lâu ngày không trừ được.

Vua Tiền Lý Nam Đế làm lo, sai 2 công chúa đi học pháp thuật để trừ hại cho dân. Hai công chúa tu luyện 3 năm, kết quả chưa thành. Cáo yêu càng quấy nhiễu dữ. Hai công chúa xin sang phương Bắc học đạo. Thuyền đi đến sông Nguyệt Đức, buổi chiều gặp một vị đại tiên. Tiên nói: “Ta nghe hai công chúa có chí trừ yêu quái mà hồ tinh lọt lưới, ẩn nấp chưa trừ được. Vậy ta đến giúp để cứu dân”. Hai công chúa mừng lắm; đón vị đại tiên về và vào tâu vua cha. Vua cho mời vị tiên, hỏi tường tận về pháp thuật. Tiên ông bảo hãy chuẩn bị lập đàn ở nơi cao ráo, sạch sẽ, dựng 8 cửa, 8 tháp như hình Bát trận đồ. Tiên dạy hai công chúa tất cả những bí quyết phù trú. Trong khoảng trăm ngày, việc học tập đã thành thạo. Bèn chọn ngày tốt, xem địa thế lập đàn, trừ yêu. Dùng cờ và lọng ngũ sắc, mỗi thứ 100 cái. Rước vị Huyền Chân Đại Đế ở phương Bắc chủ trì đàn trấn yêu, lại dựng miếu thờ vĩnh viễn, để yêu quái sau khi bắt được, không thể lại hiện hình, tác quái. Vua theo lời, lập 3 đàn, đàn giữa thờ thiên - địa - thần kỳ do vị đại tiên chủ trì, đàn tả thờ dương thần, đàn hữu thờ âm thần do hai công chúa phụng lễ.

Đến ngày lễ đàn, tiên ông một tay cầm bùa, một tay cầm kiếm, chỉ vào trước núi đá. Bỗng thấy yêu cáo từ trong hang núi nhảy vọt ra. Đá núi đổ xuống, sóng nước sôi lên, bắn tung bốn phía. Rừng lim sụt xuống. Tất cả biến thành hồ nước. Đất sụt đến tận bên cạnh đàn thờ. Trong đàn lửa bốc lên, cờ, lọng bị cháy hết. Phía trên đám lửa kết thành một làn mây đen bay lên lưng chừng trời. Tiên ông bắt trói cáo yêu bay lên không trung. Sau không thấy nữa, chỉ còn hai công chúa bắt quyết ngồi ở đàn, lửa chẳng hề bén đến thân thể”. Miếu thờ hai công chúa hiện vẫn còn ở Trích Sài, phường Bưởi và Xóm Nghiễm Phúc, phường Quan Hoa.

cong-tam-quan-chua.jpg
Chùa Kim Liên

Chùa Kim Liên ở thôn Nghi Tàm, phường Quảng An. (Đại Bi tự), xây dựng từ năm 1639 ,trên nền cũ của cung Từ Hoa, nơi con gái vua Lý Thần Tông ở, cùng cung nữ trồng dâu nuôi tằm đầu thế kỷ 12. Nơi đây, sau thành trại tằm tang nên có tên là Nghi Tàm. Chùa còn có thời kỳ gọi là Đống Long. Năm 1771, thời Lê, Chúa Trịnh Sâm sai quan quân dỡ chùa Bảo Lâm ở phía Tây Thăng Long đem về tu sửa thêm vào chùa và đặt tên mới là Kim Liên. Năm Quang Trung thứ 5 (1792) chùa được tu bổ lại có dáng vóc như ngày nay.

Chùa kiến trúc theo kiểu chữ Tam, rất cổ kính. Bên ngoài là tam quan, một công trình kiến trúc giá trị. Nếp chùa thứ nhất và thứ nhì trông về hướng Tây, riêng nếp thứ ba lại áp lưng vào nếp thứ nhì, quay mặt về hướng Đông.

chuaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaa.jpg
Chùa Quảng Bá

Chùa Quảng Bá, phường Quảng An (Quảng Bố Tự), còn gọi là chùa Long Ẩn. Chùa do công chúa Ngọc Tú, vợ chúa Trịnh Tráng (1623-1657) xây dựng từ năm Vĩnh Tộ thứ 10 (1628). Thời Nguyễn, đổi là Sùng Ân rồi Hoàng Ân. Tiến sĩ Vũ Tông Phan (thế kỷ 19) vịnh cảnh chùa:

Lá thuyền nhè nhẹ ghé thăm chùa

Sắc nước hương hoa chim hót đua

Hóng mát tắm ven vòm lá rậm

Một bầu thế giới biết đâu thu.

Về thăm vùng Bưởi, ta gặp một vùng đất đầy ắp huyền thoại và di tích chùa chiền. Chùa Vĩnh Khánh có tấm bia cổ (1668). Năm 1964 - 1972 Thành uỷ Hà Nội đặt hầm chỉ huy ở đây để chỉ đạo chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mĩ.

tinh-lau.jpg
Chùa Tĩnh Lâu

Chùa Tĩnh Lâu (Thanh Lâu) có từ thời chúa Bình An (Trịnh Tùng). Năm 1620, chúa cho khắc bia để bảo vệ cảnh quan và ruộng chùa. Năm 1793 thời Cảnh Thịnh, chùa được trùng tu lớn. Năm 1799, đúc chuông. Năm 2000 trùng tu Tam quan và cảnh chùa.

Dạo quanh một vòng Hồ Tây, khách du bâng khuâng thi tứ:

Buồm nửa lá trăng thanh gió dịu

Chiều đâu một tiếng chuông rơi

Tây Hồ cảnh đẹp biết mấy mươi...

                (Nguyễn Công Trứ)

Bao mái chùa quanh Hồ Tây ghi lại dấu chân của nhiều phái Thiền ở Thăng Long và đất Việt: Chùa Trấn Quốc (phái Tào Động), chùa Vạn Ngọc (phái Trúc Lâm), chùa Kim Liên (phái Bạch Liên). Nhà thơ Nguyễn Đức Lưu người Nghi Tàm xúc động tuôn trào khi nghe văng vẳng tiếng chuông chùa Hồ Tây:

Chim đàn giọt nắng trong veo

Vườn trưa nâng chén, lá chèo lửng lơ

Chuông chùa ngân tiếng chuông xưa

Đâu trăng bến Trúc, ngẩn ngơ đi tìm./.

Tác phẩm tham dự cuộc thi viết "Hà Nội và tôi" của tác giả Văn Hậu. Thông tin về cuộc thi xem tại đây.
Bài liên quan
  • Vị ngọt ngào trong buổi chiều đông
    Người ta thường thích mùa xuân bởi sự ấm áp, và những gam màu sặc sỡ; hay mùa hè mùa của những chuyến đi bổ ích, lý thú. Còn tôi lại có sở thích gàn dở khác người. Tôi yêu mùa đông với cái rét tái tê; cảnh vật tiêu điều, xơ xác. Tôi yêu những buổi chiều mùa đông lất phất những chùm mưa bụi bay bởi nó đánh thức tôi trở về kí ức ngọt ngào của tuổi trẻ. Tôi nhớ về anh cùng những buổi chiều đông ngọt ngào ngày ấy.
(0) Bình luận
  • Yêu say mùa thu Hà Nội
    Có lẽ trong bốn mùa, mùa thu để lại trong lòng người nhiều cảm xúc nhất. Cũng là tiết trời thu miền Bắc nhưng thu Hà Nội khác hẳn với những nơi khác, thu Hà Nội rất riêng, rất độc đáo. Thu Hà Nội khiến cho lòng ta lâng lâng, xao xuyến, say đắm khôn nguôi.
  • Sơn Đồng - Nơi thổi hồn vào gỗ
    Xã Sơn Đồng, huyện Hoài Đức nằm ở ngoại thành Hà Nội, cách trung tâm thủ đô khoảng chừng gần hai chục cây số về phía Tây, không chỉ nổi tiếng là đất khoa bảng mà còn được nhiều người trong và ngoài nước biết đến là một làng nghề làm đồ thờ và tượng gỗ, đặc biệt là tượng phật, tượng thánh.
  • Hà Nội của tôi
    Hà Nội của tôi! Những năm tuổi thơ tôi thích cùng chúng bạn đi tàu điện leng keng ra Bờ Hồ chơi. Chúng tôi chạy lăng xăng trên cầu Thê Húc, chiếc cầu nhỏ cong cong như đi vào cổ tích, cùng ngắm những làn sóng lăn tăn lấp lánh trong nắng ban mai, cùng háo hức chờ ông Rùa nổi lên mặt nước, như chờ xem truyền thuyết Hồ Gươm. Tôi cũng rất thích trò chơi trốn tìm, núp mình sau những thân cây cổ thụ nghiêng nghiêng bên hồ, ngồi ngắm tháp rùa, đón làn gió mênh mang thổi qua mặt hồ xao động và thưởng thức kem Tràng Tiền. Chúng tôi có tuổi thơ thật êm đềm và lúc đó chúng tôi không hề biết chiến tranh đang đến rất gần.
  • Hoài niệm Phớớ ơơơ!!!
    Hà Nội rực rỡ sang xuân, dịu dàng mùa thu gió heo may, tĩnh lặng trước trời đông buốt giá để rồi lại bừng lên nắng vàng gay gắt đón hè về. Thủ đô bốn mùa đều mang vẻ đẹp và thức quà riêng cho những con người biết tận hưởng và nâng niu. Những tháng hè oi ả đã ghé thăm thành phố mà tôi yêu, chốn Hà thành vốn yên bình giờ đây căng mình trước vòng xoáy cuộc sống và sự khắc nghiệt của thời tiết.
  • "Hoa" trong Hà Nội
    Từ bé, tôi ấp ôm giấc mộng được sinh sống và học tập ở Thủ đô Hà Nội mặc dù tôi chỉ biết đến Hà Nội qua ti vi và những mùa hoa bà kể. Hà Nội 12 mùa hoa, bà đều đưa tôi lạc vào những khung trời nên thơ, cổ tích. Tôi cũng mang trong mình nỗi bâng khuâng, bồi hồi xao xuyến như kiểu mình là đứa con xa quê vọng nhớ về cố hương của mình vậy. Mặc dù từ nhỏ tới lớn, tôi chưa hề được đặt chân đến Hà Nội để chiêm ngưỡng trực tiếp vẻ dịu dàng đằm thắm, đường phố nên thơ với những cánh hoa rụng rơi phủ khắp lối về.
  • Có một mùa lá rụng trong ký ức ở Hà Nội
    Sáng nay, khi mải mê với công việc ở văn phòng trong một tòa cao ốc ngột ngạt giữa Sài Gòn, tôi bất ngờ nhận được tấm bưu thiếp nhỏ từ cô bạn thân đang sống ở Hà Nội. Khẽ khàng mở chiếc phong bì chứa tấm bưu thiếp, lòng tôi chợt nao nao khi nhìn thấy hình ảnh cả góc phố ngập tràn lá vàng. Chợt nhớ chỉ cần bước sang tháng 10 cũng chính là thời điểm cuối mùa thu ở Hà Nội, khi thời tiết bắt đầu se sắt lạnh vào những buổi sớm mai, gió heo may lành lạnh phủ đầy khắp ngõ và hương hoa sữa cũng bắt đầu ngạt ngào t
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Phát động cuộc thi viết “Khát vọng Tây Hồ - Khát vọng Thăng Long” năm 2024
    Chiều 4/10, Quận ủy Tây Hồ tổ chức Lễ phát động cuộc thi viết “Khát vọng Tây Hồ - Khát vọng Thăng Long” năm 2024.
  • Những hàng thông lặng im
    Những hàng thông đã lặng im từ lâu lắm. Như từ hóa thạch, như từ lòng đất, như từ đại dương, những đại dương san hô mà loài người đã vô tình quên lãng. Thông như là sự hóa thạch của những trầm tích ấy. Những trầm tích mà hôm nay, ngày mai, bất cứ khi nào có thể lại sẽ reo ca trong lòng bạn. Này hỡi em yêu! Và đó là một sự nhiệm màu!
  • Khai mạc triển lãm Mỹ thuật Thủ đô 2023
    Hướng tới kỷ niệm 69 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2023), Hội Mỹ thuật Hà Nội đã tổ chức khai mạc triển lãm Mỹ thuật Thủ đô 2023 vào chiều ngày 3/10/2023 tại Trung tâm Triển lãm Văn hóa nghệ thuật Việt Nam, Hà Nội.
  • Hà Nội tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp
    Thành ủy Hà Nội vừa ban hành kế hoạch số 181-KH/TU về việc Thực hiện Chỉ thị số 21-CT/TW ngày 04/5/2023 của Ban Bí thư Trung ương Đảng “Về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045".
  • Vinh danh 18 "Nông dân Thủ đô xuất sắc" năm 2023
    Sáng 4/10, Hội Nông dân TP Hà Nội tổ chức hội nghị Tổng kết đợt thi đua cao điểm chào mừng Đại hội đại biểu Hội Nông dân các cấp TP Hà Nội, nhiệm kỳ 2023 – 2028; biểu dương “Nông dân Thủ đô xuất sắc” năm 2023.
Đừng bỏ lỡ
Hồ Tây thấp thoáng mái chùa
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO