Mùa đông Hà Nội - nhớ cái rét lạnh cóng

Vũ Lam Hiền| 21/11/2022 11:07

Hà Nội khi nhỏ, mỗi khi bố mẹ dẫn tôi về thăm, thường là dịp hè, khi tôi không phải đi học. Bố mẹ bảo mùa hè được nghỉ dài ngày, thích hợp để cả gia đình từ miền Nam ghé về miền Bắc để thăm hỏi, gặp gỡ họ hàng.

mua-dong(1).jpg
Ảnh minh hoạ

Mùa hè, Hà Nội nóng như đổ lửa, nóng còn hơn cả mùa hè ở miền Nam. Tôi khi ấy vui thích khi được ghé thăm Hà Nội, Thủ đô của đất nước. Trong ánh mắt trẻ thơ thuở ấy, Thủ đô là thành phố tuyệt vời nhất mà háo hức để được ghé chơi. Mùa hè nóng đến chảy mỡ, nhiệt độ hơn 40 độ C là chuyện không hiếm. Tôi lon ton chạy ra trước nhà, chờ một chiếc xe chở kem cây đi qua, tiếng chuông lắc leng keng và chú bán kem đon đả mời mua. Còn gì sướng reo hơn khi đang nóng bức hừng hực, được thong thả thưởng thức que kem mát lạnh, ngọt ngào, thoảng có khói lạnh đến mê ly. Thời điểm tháng 5, 6 ấy còn là mùa của các loại quả như bưởi, ổi hồng,... và các loài hoa nở rộ như hoa sen, hoa sữa,... Trong tôi vẹn nguyên về hình ảnh Hà Nội như thế, qua từng năm tháng niên thiếu.

Khi tôi trưởng thành, tôi mới có dịp về Hà Nội vào ngày Tết. Dù được dặn dò đem theo nhiều áo ấm, tôi vẫn không ngờ Hà Nội lại có cái rét cóng lạnh buốt đến thế. Vì trong miền Nam luôn ấm áp, nếu có đi du lịch Đà Lạt thì cùng lắm tôi khoác thêm chiếc áo len mỏng xinh. Đằng này thì quá lạnh đến mức tôi phải mặc đến 3 lớp áo ấm, đeo bao tay và xuýt xoa rùng mình. Buổi sáng ở Hà Nội, dùng nước nóng pha cho ấm để rửa mặt, đánh răng. Có khi da tay, da mặt còn bị nứt ra do trời lạnh giá. Dịp Tết, ngày trời mưa phùn là cả nhà đều phải co ro lại, không ai dám bước ra ngoài vì không chịu nổi cái lạnh buốt giá, cả con đường sũng nước.

Dân gian có câu nói “Rét tháng 3, bà già chết cóng”. Cái rét buốt lạnh giá của Hà Nội nói riêng, miền Bắc nói chung quả là thấu thịt, thấu xương. Người già hay trẻ em chịu lạnh kém hơn nên chả trách bố mẹ không dẫn tôi ghé Hà Nội khi tôi còn nhỏ.

Tết ở Hà Nội thì lạnh, nhưng ngắm nhành đào Nhật Tân bung nở mặc kệ giá lạnh, còn rung rinh trước gió Xuân, thì thật ấm lòng quê hương. Tết tuy lạnh giá nhưng lại là khi đoàn tụ anh chị em, cô chú bác trong đại gia đình. Ngay người xa xứ, cũng tranh thủ đặt vé máy bay, bay về Hà Nội để thăm hỏi gia đình mình.

Hà Nội đậm đà bản sắc dân tộc, thấm đượm rõ nét 4 mùa Xuân – Hạ – Thu – Đông nên quá ấn tượng đối với người ở xa ghé đến, dù chỉ là một chốc lát. Đặc biệt, mùa Đông Hà Nội tỏa ra hương sắc, đẹp xinh bất chấp cả thời tiết giá rét. Mà biết đâu, chính cái giá rét ấy đã khắc sâu thêm bức tranh về một Hà Nội cổ kính, duyên dáng của mọi người. Tôi khó mà quên được mùa Đông, khi tôi ghé về Hà Nội, thật giá lạnh nhưng lại ấm ở trong tim vì cả nhà có cơ hội quây quần trò chuyện cùng nhau.

Tác phẩm tham dự cuộc thi viết "Hà Nội và tôi" của tác giả Vũ Lam Hiền. Thông tin về cuộc thi xem tại đây.

Bài liên quan
  • Hà Nội hai tiếng thân thương
    Trời xanh biêng biếc nơi Thủ đô, cái xanh như tự ngàn năm còn đó. Có khi nào sắc vàng trời thu còn bỏ ngỏ, ngỡ ngàng reo trên cột cờ, một sắc đỏ in vào nền trời xanh. Để rồi mùa thu ấy long lanh, để một tôi nhỏ bé nhớ, một Hà Nội nồng nàn gợi mở, Hà Nội sâu thẳm và bao dung, vẫn ấp ủ tôi thao thức bao đêm say giấc nồng, thủ thỉ lời tự tình rất ngọt.
(0) Bình luận
  • Nhớ gì khi xa Hà Nội
    Thanh xuân tươi đẹp nhất của tôi gắn bó cùng Hà Nội. Đó là quãng đời sinh viên tươi vui, hồn nhiên được cùng các bạn đồng trang lứa sinh sống và học tập giữa lòng Thủ đô, dưới mái trường Học viện hành chính Quốc gia. Lần đầu tiên bước ra khỏi ngưỡng cửa an toàn của gia đình, Hà Nội đã hiếu khách đón nhận, ôm tôi vào lòng, gieo vào tâm hồn thật nhiều kỉ niệm đặc biệt. Để rồi sau khi ra trường, trở về quê hương công tác, lòng tôi lại bồi hồi xao xuyến mỗi khi nhớ về Hà Nội với những hồi tưởng xuyến xao về quãng đời sinh viên.
  • Tô thắm Hà Nội bốn mùa hoa
    Có lẽ hiếm có Thủ đô của đất nước nào trên thế giới lại có đủ thời tiết đặc trưng của bốn mùa xuân, hạ, thu, đông, cùng với đó là thiên nhiên tuần hoàn luân chuyển quay vòng bốn mùa như Hà Nội. Để tạo nên diện mạo của Thủ đô, ngoài các công trình kiến trúc, danh lam thắng cảnh… thì còn có cả hệ thống cây xanh và hoa cỏ được trồng khắp các nẻo đường của Hà Nội.
  • Một thoáng Thủ đô, một đời vương vấn
    Tôi đến Thủ đô vào một ngày hè chói chang nắng lửa. Cảm giác nóng nực không ngăn nổi sự hiếu kì trong tôi về mảnh đất ngàn năm văn hiến, về những con người tao nhã, văn minh. Tôi thả hồn phiêu diêu qua từng con phố, lắng tai nghe nhịp thở của Hà thành mà nao nao hồi tưởng về những điều mình đã đọc, đã biết về lịch sử, con người nhân kiệt nơi đây.
  • Giai nhân trong bức ảnh Hà thành bất tử
    Nhân dịp 70 năm giải phóng Thủ đô xin được dâng truyện ngắn này như một nén nhang thơm để tưởng nhớ những nghĩa sĩ anh hùng đã dâng hiến đời mình cho cuộc chiến đấu giải phóng Thủ đô. Trong đó có vợ chồng ông Hai Hiên. Hai Hiên - vị lãnh tụ của cuộc khởi nghĩa “Hà thành đầu độc” năm 1908. Cuộc khởi nghĩa tuy thất bại nhưng đã làm chấn động 3 cõi Đông Dương khiến Paris phải run sợ. Ông Hai Hiên lúc đó mới ngoài 30 tuổi, bị thực dân Pháp xử tử chặt đầu, rồi treo thủ cấp ở Cửa Đông thành, nhằm uy hiếp tinh th
  • Nắng thu theo lối tôi về Hà Nội
    7 giờ sáng, đáp xuống nơi Thủ đô, trái tim của cả nước, tôi lại càng tự hào vì là người con Việt Nam. Đã lâu lắm rồi, kể từ ngày tôi xa nơi đây, hân hoan lắm, 7 tiếng trên máy bay đem tôi về quê nhà. 7 năm xa nhà, tôi từ nơi xa học và làm việc trở về nhưng ký ức của tôi và nơi này không thể xóa nhòa. Từ trên máy bay và từ sân bay về trung tâm, tôi càng thấy sự thay đổi rõ rệt của một Hà Nội chuyển mình, hiện đại, văn minh.
  • Cả nhà ước năm mới
    Đêm 30, sau khi tôi và Thạo (con cả của tôi) chuẩn bị xong mâm cúng giao thừa, như đã thống nhất, cả nhà quây quần bên bàn trà để cùng nhau mơ ước.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Tổ quốc trong sáng tác của các cây bút trẻ
    Trong trái tim mỗi người con nước Việt, bóng hình đẹp đẽ và thiêng liêng, kiêu hùng và nhân hậu chính là Tổ quốc. Tổ quốc rạng ngời trên trang viết của bao thế hệ đi trước, rồi được kế thừa bởi thế hệ trẻ hôm nay. Mỗi tác giả có một cách thể hiện khác nhau về đề tài Tổ quốc, mỗi tác phẩm là một nét vẽ riêng về dáng hình Việt Nam, góp phần hình thành nên diện mạo chung của đất nước tráng lệ và linh thiêng trong văn chương nghệ thuật. Tiếp nối sự thành công và dấu ấn sâu đậm mà những cây bút thời kỳ trước mang lại, các cây bút trẻ thời nay - những người luôn ý thức được sứ mệnh, trách nhiệm của bản thân với đất nước - một lần nữa làm sống lại hình tượng đất nước trong văn chương.
  • “Ngày về” - lời ru giàu cảm xúc về làng quê Việt Nam
    “Ngày về” được mở đầu bằng hình ảnh quen thuộc, dễ nhận thấy nhất của làng quê Việt Nam với những giá trị truyền thống thiêng liêng: “Cây đa, bến nước, sân đình/ Con đường gạch lát nối tình xóm thôn”.
  • Nguyễn Đình Thi một bản lĩnh  văn hóa lớn
    Nguyễn Đình Thi là một nhà hoạt động cách mạng lão thành và là người làm văn học nghệ thuật đa tài, nhiều sáng tạo. Ông viết sách khảo luận triết học, viết văn, viết báo, làm thơ, soạn nhạc, soạn kịch, viết lý luận phê bình, và ở lĩnh vực nào, ông cũng thể hiện mình là một bản lĩnh văn hóa lớn. Những chia sẻ của nhà thơ Bằng Việt - nguyên Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam, nguyên Chủ tịch Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội, người đã tuyển chọn và dịch tác phẩm của Nguyễn Đình
  • 34 tác phẩm xuất sắc đạt giải cuộc thi ‘Việt Nam hạnh phúc’ 2024
    Tối 11/12, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Hội Nghệ sỹ Nhiếp ảnh Việt Nam long trọng tổ chức Lễ khai mạc Triển lãm và công bố Giải thưởng Cuộc thi ảnh, video “Việt Nam hạnh phúc - Happy Vietnam” năm 2024.
  • CLB Giám đốc các bệnh viện miền Trung chia sẻ kinh nghiệm quản lý, điều hành
    CLB Giám đốc các bệnh viện khu vực miền Trung chia sẻ kinh nghiệm quản lý, điều hành… để hướng tới người bệnh và lấy người bệnh làm trung tâm phấn đấu cho mục tiêu cung cấp dịch vụ y tế chất lượng.
Đừng bỏ lỡ
Mùa đông Hà Nội - nhớ cái rét lạnh cóng
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO